Thanh Hóa chủ động xử lý triệt để các ổ bệnh sốt xuất huyết, không để bùng phát dịch
Theo báo cáo của ngành Y tế Thanh Hóa, tính từ đầu năm 2022 đến ngày 28/6, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 63 ca mắc sốt xuất huyết Dengue, trong đó đa số là bệnh nhân trở về từ các tỉnh phía Nam.
Chủ động phòng sốt xuất huyết, không để dịch bệnh bùng phát, UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn gửi các sở, ngành, các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan yêu cầu tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, triển khai các biện pháp chủ động phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, xử lý triệt để các ổ bệnh, không để bùng phát dịch trên địa bàn.
UBND tỉnh Thanh Hóa giao Sở Y tế tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về giám sát, điều trị sốt xuất huyết theo hướng dẫn của Bộ Y tế và tổ chức tốt việc thu dung, điều trị bệnh nhân, tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, theo dõi chuyển tuyến kịp thời, an toàn, đảm bảo có dung dịch cao phân tử dùng trong điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đồng thời, củng cố và duy trì hoạt động của “nhóm điều trị bệnh sốt xuất huyết” và “đường dây điện thoại nóng phòng, chống dịch sốt xuất huyết” tại các đơn vị khám, chữa bệnh để thường xuyên tư vấn, trao đổi thông tin về chuyên môn, yêu cầu hỗ trợ khi cần thiết.
Video đang HOT
UBND tỉnh yêu cầu các địa phương tăng cường công tác truyền thông về phòng, chống sốt xuất huyết, thông báo tình hình diễn biến dịch bệnh tại địa phương, nâng cao nhận thức của người dân trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Trong tháng 6 và tháng 7/2022, tỉnh Thanh Hóa sẽ triển khai các chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng (bọ gậy) phòng, chống sốt xuất huyết và các hoạt động tuyên truyền để người dân hưởng ứng chủ động tham gia thu dọn vật dụng phế thải chứa nước đọng, nơi bọ gậy, muỗi phát triển, đậy kín nắp và thả cá vào bể, các dụng cụ chứa nước sinh hoạt.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan nhanh chóng, vẫn chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, hằng năm ngành Y tế Thanh Hóa chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống sốt xuất huyết; tổ chức theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình bệnh nhân trên địa bàn cũng như kiểm soát các ổ bệnh sốt xuất huyết hiện có và phát hiện sớm trường hợp mới phát sinh. Bên cạnh đó, ngành Y tế cũng chuẩn bị đầy đủ kinh phí, thuốc men, phương tiện, vật tư, hóa chất, thiết bị cấp cứu, điều trị bệnh nhân và đáp ứng các tình huống dịch bệnh.
TP Hồ Chí Minh có hơn 16.000 ca mắc sốt xuất huyết, thêm một trường hợp tử vong
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh, Thành phố hiện ghi nhận 16.057 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng hơn 117% so với cùng kỳ năm trước; đồng thời ghi nhận thêm một trường hợp tử vong.
Ngày 19/6, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh cho biết, số ca mắc sốt xuất huyết vẫn đang có xu hướng gia tăng trong tuần 24 (từ ngày 10/6 - 16/6).
Dù chưa tới mùa cao điểm của dịch nhưng số ca mắc, số ca nặng và tử vong do sốt xuất huyết đều tăng.
Cụ thể, trong tuần 24, TP Hồ Chí Minh ghi nhận 2.181 ca bệnh sốt xuất huyết, tăng 606 ca so với trung bình 4 tuần trước. Số ca mắc sốt xuất huyết tăng ở cả các trường hợp nhập viện điều trị nội trú và khám ngoại trú. Trong tuần, Thành phố cũng ghi nhận thêm một trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, nâng tổng số ca tử vong do sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay lên 9 trường hợp.
Như vậy, tính đến nay, TP Hồ Chí Minh đã có 16.057 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 117,3% với cùng kỳ năm 2021; trong đó, số ca sốt xuất huyết nặng là 274 ca, tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc điều hành Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh nhận định, thông thường, cao điểm của dịch sốt xuất huyết từ tháng 7 đến tháng 10, tuy nhiên hiện nay chưa tới mùa cao điểm nhưng số ca mắc, số ca nặng và tử vong đều tăng. Vấn đề này hết sức báo động.
"Sốt xuất huyết có triệu chứng cơ bản là sốt và xuất huyết. Giai đoạn sốt không nguy hiểm nhưng khi hết sốt mới nguy hiểm. Tuy nhiên, người bệnh, người nhà hay chủ quan khi bệnh nhân hết sốt. Bên cạnh đó, không phải lúc nào cũng thấy rõ ràng bệnh, không phải xuất hiện ở bên ngoài mà nhiều khi xuất huyết trong nội tạng", ông Nguyễn Hồng Tâm nói.
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh, trong tuần 24, toàn Thành phố ghi nhận 136 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh ở 77 phường, xã thuộc 16/22 quận, huyện và thành phố Thủ Đức; tăng 13 ổ dịch mới so với tuần 23. Những phường xã có số ca bệnh tăng cao so với trung bình 4 tuần trước là phường Tân Hưng Thuận, Thạnh Lộc (Quận 12); phường Linh Xuân (thành phố Thủ Đức); xã Bình Chánh (huyện Bình Chánh); xã Trung Chánh (huyện Hóc Môn).
Ông Nguyễn Hồng Tâm cho biết, cách phòng ngừa sốt xuất huyết đơn giản là không để có lăng quăng, không cho muỗi có nơi trú ẩn, không để phát sinh muỗi và không để muỗi chích. Sở Y tế đang tham mưu UBND TP Hồ Chí Minh thực hiện chiến dịch tổng vệ sinh diệt lăng quăng, diệt muỗi cơ bản giống "ngày chủ nhật xanh". Mỗi tuần dành ra một ngày để phát quang, dọn dẹp nước đọng, rác thải...
TP Hồ Chí Minh: Bệnh sốt xuất huyết tăng 44% so với cùng kỳ năm 2021 Từ đầu năm đến nay, TP Hồ Chí Minh ghi nhận gần 10.000 ca sốt xuất huyết, tăng 44% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó số ca nặng tăng 7 lần và có 7 trường hợp tử vong. Thông tin được đưa ra tại Lễ Phát động hưởng ứng "Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết" lần thứ 12 năm 2022,...