TP Hồ Chí Minh: Xuất hiện 79 ổ dịch sốt xuất huyết mới, thêm một trường hợp tử vong
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh, chỉ trong vòng một tuần qua, TP Hồ Chí Minh ghi nhận thêm 943 ca bệnh sốt xuất huyết và một ca tử vong tại huyện Củ Chi.
Như vậy, số ca tử vong do sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay tại TP Hồ Chí Minh đã là 7 trường hợp.
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh, trong tuần từ ngày 13 – 19/5, Thành phố ghi nhận thêm 79 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh ở 51 phường, xã thuộc 17/22 quận, huyện và thành phố Thủ Đức. Như vậy, số ổ dịch sốt xuất huyết tích luỹ đến nay tại TP Hồ Chí Minh là 446 ổ.
Số ca bệnh sốt xuất huyết tăng chủ yếu là trường hợp nhập viện điều trị nội trú.
Cũng trong tuần qua, TP Hồ Chí Minh ghi nhận 943 ca bệnh sốt xuất huyết mới, tăng 156 ca (tăng 20%) so với trung bình 4 tuần trước đó; đồng thời ghi nhận thêm một trường hợp tử vong do sốt xuất huyết tại huyện Củ Chi. Như vậy, số ca tử vong do sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay tại thành phố đã là 7 trường hợp.
Một số phường, xã có số ca bệnh tăng cao so với trung bình 4 tuần trước là phường Tân Thới Hiệp, Thạnh Xuân (Quận 12); phường Phú Thạnh, Sơn Kỳ (Tân Phú); xã Xuân Thới Thượng (Hóc Môn).
Video đang HOT
Tổng số ca mắc bệnh từ đầu năm đến nay tại TP Hồ Chí Minh là 8.481 ca, tăng 28% với cùng kỳ năm 2021 (6.639 ca). Đáng chú ý, số ca sốt xuất huyết nặng tăng 5,5 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Theo các chuyên gia dịch tễ, cứ 4 – 5 năm thì bệnh sốt xuất huyết Dengue lại gây ra trận dịch lớn. Nếu theo đúng chu kỳ thì có thể năm 2022 này sẽ bắt đầu một trận dịch sốt xuất huyết mới. Năm 2019, trận đại dịch sốt xuất huyết với số mắc hơn 300.000 ca (riêng TP Hồ Chí Minh khoảng 65.000 ca), gây nhiều khó khăn cho ngành y tế trong công tác phòng chống dịch.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh cho biết, để phòng bệnh, ngành y tế Thành phố đã tổ chức các hoạt động ở địa phương nhằm giảm nguồn sinh sản của muỗi, chủ động giảm mật độ muỗi khi mùa mưa đến; tăng cường truyền thông giúp người dân nhận biết sớm các triệu chứng hoặc những dấu hiệu cảnh báo bệnh để đến cơ sở y tế kịp thời, hạn chế các trường hợp tử vong; quan trọng nhất là tạo phong trào sâu rộng đến từng người dân và mỗi gia đình trong việc chủ động tìm và xử lý các vật đọng nước – nơi sinh sản của muỗi vằn.
Bên cạnh đó, Thành phố đã triển khai chiến dịch hưởng ứng “Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết” lần thứ 12, bắt đầu từ ngày 15/5/2022. Chiến dịch nhằm tăng cường sự phối hợp của chính quyền các cấp, các ban ngành, đoàn thể, huy động sự tham gia của cộng đồng trong phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết.
TP Hồ Chí Minh: Những quận, huyện nào đang có số ca sốt xuất huyết, tay chân miệng tăng?
Ngày 21/5, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện số ca mắc tay chân miệng và sốt xuất huyết tiếp tục gia tăng so với trung bình 4 tuần trước đó.
Số ca bệnh gia tăng ở hầu hết các quận, huyện và thành phố Thủ Đức. Đáng chú ý, từ đầu năm đến nay đã có 6 ca tử vong do sốt xuất huyết.
Về bệnh tay chân miệng, theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh, từ đầu năm đến nay ghi nhận 2.370 ca; trong đó, 96% các trẻ mắc bệnh ở độ tuổi từ 1-5. Trong tuần từ ngày 6/5 đến 12/5, TP Hồ Chí Minh ghi nhận thêm 628 ca bệnh tay chân miệng, tăng gần gấp 3 lần so với trung bình 4 tuần trước đó. Trong đó, số ca bệnh tăng ở cả các trường hợp nhập viện điều trị nội trú và khám ngoại trú.
96% trẻ mắc tay chân miệng ở độ tuổi từ 1-5 tuổi.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Min cho biết thêm, số ca bệnh tay chân miệng có sự gia tăng báo động ở hầu hết các quận, huyện và thành phố Thủ Đức. Đáng lưu ý, các quận: 8, Bình Tân, thành phố Thủ Đức, Bình Chánh và Tân Phú có số ca tăng so với trung bình 4 tuần trước.
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh, bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ; tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Do đó, bệnh cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
Để chủ động phòng, chống bệnh tay chân miệng, ngành y tế khuyến cáo người dân cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày ở cả người chăm sóc trẻ và trẻ; thực hiện tốt vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch trước khi sử dụng.
Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường; không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh; khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám bệnh.
Trong khi đó, bệnh sốt xuất huyết đang có diễn biến tăng mạnh và ở mức rất đáng báo động với số ca tử vong tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước và số ca nặng tăng gấp 5 lần. Tính đến nay, Thành phố ghi nhận 8.248 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 33,3% so với cùng kỳ.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh cho biết, trong tuần thứ 19, Thành phố ghi nhận thêm 2 ca tử vong do sốt xuất huyết tại Quận 11 và huyện Hóc Môn; nâng tổng số ca tử vong do sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay là 6 trường hợp. Bên cạnh đó, trong tuần này, Thành phố ghi nhận 1.160 ca bệnh sốt xuất huyết, tăng 590 ca (tăng gấp đôi so với trung bình 4 tuần trước). Trong đó, số ca bệnh tăng ở cả các trường hợp nhập viện điều trị nội trú và khám ngoại trú.
Số ca bệnh sốt xuất huyết có sự gia tăng báo động ở hầu hết các quận, huyện và thành phố Thủ Đức. Các quận, huyện có số ca tăng so với trung bình 4 tuần trước là: Bình Tân, Bình Chánh, Hóc Môn, Quận 12, Tân Phú và thành phố Thủ Đức.
Theo các chuyên gia dịch tễ, cứ 4 - 5 năm thì bệnh sốt xuất huyết Dengue lại gây ra trận dịch lớn. Năm 2019, trận đại dịch sốt xuất huyết Dengue với số mắc hơn 300.000 ca (riêng TP Hồ Chí Minh khoảng 65.000 ca) gây nhiều khó khăn cho ngành y tế trong công tác phòng, chống dịch. Nếu theo đúng chu kỳ, có thể năm 2022 này sẽ bắt đầu một trận dịch sốt xuất huyết Dengue mới.
Theo ông Nguyễn Hồng Tâm, sốt xuất huyết không lây truyền trực tiếp từ người qua người mà thông qua muỗi vằn, bệnh này không có thuốc đặc trị hay thuốc phòng ngừa. Để bảo vệ bản thân cùng gia đình khi đang vào mùa mưa, ngành y tế lưu ý người dân không nên để nước ứ đọng tạo điều kiện cho lăng quăng sinh sôi phát triển. Khi phát hiện người lớn hay trẻ nhỏ sốt, mệt mỏi, đau cơ không rõ nguyên nhân, trên da có các nốt xuất huyết thì nên nhanh chóng đưa đến bệnh viện, cơ sở y tế khám điều trị.
Số ca mắc sốt xuất huyết ở Bình Dương có xu hướng tăng Theo đánh giá của Sở Y tế tỉnh Bình Dương, sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh đang diễn biến phức tạp, gia tăng số ca và có thể đạt đến đỉnh vào những tháng hè nắng nóng. Tích lũy từ đầu năm đến tháng 5 toàn tỉnh ghi nhận 2.237 ca, 5 ca tử vong, tăng 5 ca so với cùng kỳ...