Thanh Hoá: Cả làng làm ra thứ que, đến Tết nhà nào cũng đốt liên tục, trăm năm rồi bây giờ mới thấy lo lo
Do giá nguyên vật liệu làm hương truyền thống ngày càng đắt đỏ, lại vấp phải sự cạnh tranh với các cơ sở sản xuất hương công nghiệp, nên sản phẩm hương truyền thống Đông Khê (xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa) làm ra tiêu thụ chậm, nhiều người dân lo mai này thất truyền nghề truyền thống.
Làng nghề hương Đông Khê có tuổi đời hàng trăm năm
Ở Thanh Hóa, những làng nghề làm hương không có nhiều và dường như có tiếng nhất vẫn là làng nghề hương Đông Khê (xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa) từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm hương thủ công truyền thống.
Các cụ cao niên trong làng cho rằng nghề làm hương do cụ Đoàn Nhân Cảnh học được ở vùng ngoại thành Đông Đô (nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội) đem về dạy cho dân làng.
Một số ý kiến khác lại nói ông tổ nghề này là cụ Thượng thư Lưu Đình Chất khi đi sứ nhà Thanh, triều đại Minh Thế Tông đem về truyền lại cho dân làng.
Làng Đông Khê (xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa) từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm hương thủ công truyền thống. Ảnh: Hoài Thu
Theo dân làng, cách đây hơn chục năm, cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, nếu có dịp đến làng Đông Khê, thật dễ bắt gặp cảnh tượng người dân miệt mài sản xuất hương cung cấp cho thị trường. Nhưng hiện nay chỉ còn vài hộ gia đình giữ được nghề này.
Có truyền thống làm hương qua nhiều đời, gia đình ông Đoàn Văn Mậu (thôn Đông Khê, xã Hoằng Quỳ) cũng là một trong số ít ỏi những gia đình còn lưu giữ lại nghề làm hương bằng phương pháp thủ công.
Ông Mậu cho biết: “Ở làng Đông Khê trước kia hầu hết mọi người đều sống bằng nghề làm hương. Các cụ học nghề, giữ nghề rồi truyền lại cho con cháu. Bản thân tôi ngay từ khi lên 8, lên 10 cũng đã bắt chước ông bà, bố mẹ làm hương rồi bén nghề từ đó”.
Hiện nay chỉ còn một vài hộ gia đình tại làng Đông Khê giữ được nghề làm hương truyền thống. Ảnh: Hoài Thu
Hương Đông Khê đặc biệt bởi hương thơm trầm, nhẹ dịu, cháy hết nén và tàn hương vòng xoắn lộc. Hai loại hương nổi tiếng của làng nghề và được sản xuất nhiều nhất là hương sào và hương trăm
Video đang HOT
Theo ông Mậu, để tạo nên hương thơm khác biệt cho các mẻ hương ngoài nguyên liệu chính gồm rễ cây bài, nhựa trám và than hoa đều lấy từ tự nhiên, không độc hại thì còn phụ thuộc vào bí quyết của từng người thợ.
Thường thì thợ làm hương sẽ gia giảm các thành phần hương liệu theo một tỉ lệ thích hợp theo công thức gia truyền.
Nén hương làm xong được đem phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời trong khoảng 2 ngày, tránh đưa hương qua lửa để hương không bị mất mùi.
Nghề làm hương tại Đông Khê đã có sự hỗ trợ của máy móc giúp giảm bớt công lao động. Ảnh: Hoài Thu
Cần bảo tồn nghề truyền thống lâu đời của làng
Vào thời kỳ phát triển nhất, tại làng Đông Khê có trên 100 hộ làm hương quanh năm (chiếm khoảng 50% số hộ dân), sản phẩm làm ra được xuất đi nhiều tỉnh, thành trong cả nước.
Nghề làm hương vốn là nghề chính, giúp người dân làng Đông Khê có thu nhập và trang trải cuộc sống của gia đình. Nhưng có lẽ vì làm theo cách truyền thống nên đòi hỏi sự kỹ càng, tỉ mỉ trong từng khâu, từng công đoạn, rất tốn công sức.
Thêm vào đó giá nguyên liệu đầu vào, giá hương liệu ngày càng tăng cao, nên thu nhập của người làm hương giảm sút đáng kể.
Ông Mậu chia sẻ: “Thời điểm nghề phát triển, vào những tháng giáp Tết đi từ đầu làng tới cuối làng đâu đâu cũng thấy có hương phơi. Tuy nhiên, do thu nhập từ nghề hương so với các nghề khác không cao nên dân làng cũng dần chuyển đổi sang làm các nghề khác”.
Những người làm nghề còn lại hầu hết là các bậc cao niên trong làng. Ảnh: Hoài Thu
Cũng theo ông Mậu, hiện các hộ gia đình còn giữ được nghề truyền thống này chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nghề làm hương khá vất vả lại tỉ mỉ, cầu kỳ nên những lao động trẻ không mấy đam mê với nghề. Những người làm nghề còn lại hầu hết là các bậc cao niên trong làng.
Ngoài ra, trên thị trường hiện nay tràn lan các sản phẩm hương thơm công nghiệp với giá thành rẻ. Đó là chưa kể, hương Đông Khê còn phải cạnh tranh giá thành với sản phẩm ở các tỉnh khác đến, đa dạng hơn về chủng loại khiến người làm hương không còn mặn mà với nghề.
“Những nén hương không chỉ đơn thuần là hàng hóa mà còn mang yếu tố tâm linh. Nên dù tuổi mỗi ngày một cao nhưng tôi tâm niệm rằng mình còn sức khỏe thì sẽ còn cố gắng giữ nghề. Tôi cũng răn dạy con cháu phải trân trọng, nhớ công ơn của những người đã tìm được nghề cho mình tới ngày hôm nay”, ông Mậu ngậm ngùi nói.
Nghề làm hương khá vất vả lại tỉ mỉ, cầu kỳ nên ngày càng ít người theo nghề. Ảnh: Hoài Thu
Như cơ sở sản xuất của gia đình ông Đoàn Văn Mậu là nơi sản xuất hương nhiều nhất làng Đông Khê với công suất 7 vạn hương mỗi ngày. Gia đình ông cũng tạo việc làm cho một số lao động địa phương với mức thu nhập khoảng 4 triệu đồng/tháng.
Về kế hoạch bảo tồn và phát triển nghề, ông Lê Văn Hải – Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Quỳ (huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa) cho biết: “UBND xã đã có đề án quy hoạch làng nghề, thành lập hợp tác xã làm hương nhằm tiến tới sản xuất tập trung, phát triển thương hiệu, duy trì và phát triển nghề. Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn vốn mà ý tưởng này chưa thể triển khai”.
Nữ sinh mồ côi nuôi ước mơ thành bác sĩ
Cha mẹ lần lượt qua đời vì ung thư, thi tốt nghiệp THPT được 25,9 điểm khối B, nữ sinh Trịnh Như Khiêm ấp ủ ước mơ vào ngành y khoa.
Căn nhà cấp bốn cũ kỹ ở thôn Tây Đại, xã Hoằng Xuyên, huyện Hoằng Hóa là nơi chị em Khiêm - cựu học sinh lớp 12A6, trường THPT Lương Đắc Bằng nương tựa bác gái ngoài tuổi ngoài lục tuần. Hơn chục năm trước, gia đình em chuyển về đây sinh sống. Ngoài làm ruộng, bố em tranh thủ sửa chữa điện tử để có tiền cho ba chị em Khiêm ăn học.
Nữ sinh Trịnh Như Khiêm nức nở khi nhắc đến chuyện buồn của gia đình. Ảnh: Hoằng Lộc.
Tuy nhiên, khi Khiêm vừa thi vào lớp 10 thì bố em mắc ung thư máu, gia đình phải vay mượn khắp nơi lấy tiền đưa bố đi chữa trị. Do bệnh tình ở giai đoạn cuối, bố em qua đời sau một năm phát bệnh.
Cùng năm, mẹ Khiêm bị phát hiện mắc ung thư. "Thời gian chăm sóc mẹ là lúc em cảm thấy vô cùng khó khăn và sợ hãi. Em sợ mẹ theo bố, bỏ lại mấy chị em bơ vơ...", nữ sinh nghẹn ngào kể. Những buổi đến trường, Khiêm bảo không thể tập trung, đêm về lại mất ngủ vì "sợ mẹ nghĩ quẩn".
Sau 8 tháng phát bệnh, mẹ em cũng qua đời. "Mẹ mất khiến em gần như mất đi phương hướng, nhiều lúc không muốn về nhà vì quá ám ảnh. Có lần em định bỏ học vì cảm thấy quá cô đơn, tủi thân", Khiêm nói, mắt đỏ hoe.
Nhờ sự động viên của người thân và thầy cô, Khiêm tiếp tục đến trường. Em thay cha mẹ lo lắng, chăm sóc cho em út Trịnh Như Thiêm năm nay mới lên lớp 7. Còn chị gái Khiêm là Trịnh Thị Như Diễm, vừa tốt nghiệp Đại học Y khoa Vinh, công việc chưa ổn định.
Mọi chi phí sinh hoạt hàng ngày của gia đình phụ thuộc vào số tiền trợ cấp mồ côi hơn 400.000 đồng mỗi tháng của Khiêm và em gái, cộng thêm một phần hỗ trợ của nhà trường, họ hàng và bà con chòm xóm.
Người bác thành chỗ dựa cho chị em Khiêm khi bố mẹ lần lượt qua đời. Ảnh: Hoằng Lộc.
Người bác ruột Trịnh Thị Tam, 63 tuổi, là chỗ dựa cho ba chị em Khiêm. Bà Tam từng có thời gian tham gia kháng chiến ở bệnh viện trực thuộc Sư đoàn 384, đóng quân tại Lào. Trở về quê, bà đảm nhiệm một số chức vụ ở xã rồi nghỉ hưu sớm. Bà không lập gia đình, ở vậy đến giờ. Dù sức khỏe yếu, bà Tam vẫn làm ruộng và tranh thủ nhận thêm nghề đan cói để kiếm tiền lo cho các cháu.
"Các cháu thật đáng thương. Kể từ ngày bố mẹ mất, khoản tiền vay mượn để chữa trị bệnh chưa trả hết. Ít đồng lương hưu của tôi không thấm vào đâu", bà Tam kể. Người bác lo lắng "bệnh tật tuổi già, chẳng biết sống được bao lâu nữa, chỉ sợ không giúp được các cháu thực hiện ước mơ và khôn lớn thành người".
Kể từ sau cái chết của cha mẹ vì bệnh ung thư, ước mơ trở thành bác sĩ càng nung nấu trong Khiêm. "Em muốn trở thành bác sĩ để cứu những người mắc bệnh hiểm nghèo như bố mẹ...", nữ sinh giải thích.
12 năm phổ thông, Khiêm đều là học sinh giỏi của trường. Tại kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, em đạt 25,9 điểm ở ba môn khối B (môn Toán được 8,4 điểm, Hóa 8,25 và Sinh 9,25). Nữ sinh đăng ký xét tuyển vào ngành Y đa khoa, Đại học Y Khoa Vinh và nhiều khả năng đỗ. Tuy nhiên, để hoàn thành chương trình đại học với nữ sinh nghèo là cả chặng đường khó khăn.
"Mong ước là vậy nhưng em không dám chắc có thực hiện được không vì chưa biết xoay sở học phí ra sao", nữ sinh ngậm ngùi. Em dự tính khi nhập học sẽ kiếm việc làm thêm để trang trải học phí.
Khiêm và em gái mất cả bố lẫn mẹ. Ảnh: Hoằng Lộc.
Bà Nhữ Thị Tiến, Trưởng thôn Tây Đại, xã Hoằng Xuyên, cho biết gia đình Khiêm thuộc hộ nghèo. "Mặc dù gia cảnh khó khăn, các cháu rất chịu khó học tập. Nhiều năm qua, chính quyền địa phương cùng bà con lối xóm cũng thường hỗ trợ động viên các cháu", bà Tiến nói.
Xã khóa cổng 278 hộ dân F2 để cách ly: lãnh đạo nói gì, người dân nói sao? Ba ngày qua, UBND xã Hoằng Thái, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa đã dùng biện pháp khóa cổng, phong tỏa tạm thời 278 hộ gia đình có 388 người là F2 để phòng chống dịch COVID-19. Biện pháp này có nhiều người dân đồng tình nhưng cũng có người phản đối Cổng của một hộ dân có trường hợp F2 ở xã Hoằng...