Thanh Hóa: Bé trai 3 ngày tuổi bị bỏ rơi dưới chân núi Linh Trường
Bé trai mới 3 ngày tuổi vừa được người dân xã Hoằng Trường (H.Hoằng Hóa, Thanh Hóa) phát hiện ở chân núi.
Bên cạnh cháu bé có một bức thư được cho là của người mẹ nhờ người khác nuôi giúp.
Cháu bé mới 3 ngày tuổi bị bỏ rơi ở chân núi. Ảnh CÔNG AN XÃ HOẰNG TRƯỜNG CUNG CẤP
Ngày 6.9, thông tin từ UBND xã Hoằng Trường (H.Hoằng Hóa, Thanh Hóa) cho biết, chính quyền địa phương đang phối hợp với Trạm Y tế xã Hoằng Trường chăm sóc, nuôi dưỡng một bé trai mới 3 ngày tuổi bị bỏ rơi ở chân núi.
Video đang HOT
Theo đó, khoảng 4 giờ 30 sáng cùng ngày, chị L.T.H (34 tuổi, ngụ thôn Liên Minh, xã Hoằng Trường) phát hiện một bé trai ở khu vực chân núi Linh Trường, cách nhà chị H. khoảng 100 m.
Thời điểm phát hiện, bé trai được mặc quần áo đầy đủ. Bên cạnh bé trai còn có một bức thư được cho là của mẹ cháu bé. Nội dung bức thư ghi: “Con em sinh ngày 4 tháng 9 năm 2021. Vào khoảng 15 giờ 0 phút. Tên con em là Bùi Tuấn Khải. Nếu ai nhận được con của em, xin hãy nuôi con em nên người. Em xin chân thành cảm ơn”.
Nội dung bức thư người mẹ để lại, nhờ người khác nuôi cháu bé. Ảnh CÔNG AN XÃ HOẰNG TRƯỜNG CUNG CẤP
Ngay khi phát hiện bé trai, chị H. cùng người dân xung quanh đã cố gắng tìm người thân cháu bé, nhưng không ai đến nhận nên đã báo chính quyền địa phương.
UBND xã Hoằng Trường, Công an xã Hoằng Trường sau đó đã thực hiện các thủ tục theo quy định đối với cháu bé bị bỏ rơi. Trạm Y tế xã Hoằng Trường đã tiếp nhận và kiểm tra tình trạng cháu bé.
Cháu bé được xác định nặng 2,9 kg, sức khỏe bình thường và hiện Trạm Y tế xã Hoằng Trường đang tạm nuôi dưỡng để chính quyền địa phương thực hiện các thủ tục theo quy định.
Lạng Sơn: Xây dựng phương án đáp ứng khi có 5.000 người mắc COVID-19
Ngày 6/9, UBND tỉnh Lạng Sơn họp để đánh giá tình hình dịch bệnh trên địa bàn và đưa ra các giải pháp phòng, chống thời gian tới.
Quang cảnh Họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu, Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, nêu rõ, tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp. Do vậy, tỉnh yêu cầu các đơn vị tiếp tục triển khai quyết liệt biện pháp phòng, chống dịch, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan trên tinh thần chống dịch phải "sớm hơn 1 bước, cao hơn 1 mức". Trong đó, thực hiện đúng phương châm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là xây dựng "mỗi xã, phường, thị trấn là một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sĩ trong cuộc chiến chống dịch".
Về phương án đáp ứng cho cấp độ dịch với 5.000 người mắc COVID-19, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn yêu cầu, các đơn vị cần xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể, phù hợp với từng đơn vị. Ngành y tế cần tăng cường công tác phối hợp với các đơn vị liên quan để hoàn thiện phương án trên, đảm bảo tính tổng thể, toàn diện nhất và hoàn thành trước ngày 15/9. Việc mua sắm các trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch phải đảm bảo hợp lý, phù hợp cho "nhiệm vụ kép".
Đối với huyện Văn Lãng, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu yêu cầu, sau khi hết thời hạn thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg (14 ngày kể từ 12 giờ ngày 25/8/2021), huyện tiếp tục áp dụng biện pháp phù hợp tại 15 trong tổng số 17 xã, thị trấn trên địa bàn tùy theo tình hình thực tế. Đặc biệt, thị trấn Na Sầm thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg thêm 7 ngày; xã Tân Thanh thực hiện theo Chỉ thị 15/CT-TTg và có thể thêm một số biện pháp phòng dịch phù hợp, đảm bảo đây là "vùng xanh, vùng sạch dịch bệnh" để phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu.
Cùng với đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu, Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường phối hợp với lực lượng chức năng kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch tại trường học; chuẩn bị kế hoạch cụ thể, phù hợp cho việc bước vào năm học mới trên địa bàn huyện Văn Lãng đảm bảo an toàn, đúng quy định.
Tại cuộc họp, các đại biểu được thông tin về phương án cụ thể của ngành y tế đáp ứng cho tình huống có 5.000 ca mắc trên địa bàn tỉnh và khả năng đảm bảo điều kiện phù hợp cho tình huống trên. Các đại biểu đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch trong thời gian tới như: siết chặt công tác quản lý đội ngũ lái xe đường dài và các trường hợp di chuyển từ vùng có dịch trở về; siết chặt kiểm soát người, phương tiện vào địa bàn tỉnh; huy động nguồn lực xã hội hóa để hỗ trợ công tác phòng, chống dịch tại từng địa phương.
Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Lạng Sơn, tính từ ngày 6/5 đến ngày 5/9, tỉnh ghi nhận 208 trường hợp mắc COVID-19, trong đó, 157 người đã điều trị khỏi, một ca tử vong.
Tỉnh đã tiêm được 182.411 liều/186.128 liều đã nhận (đạt 98%), tỷ lệ tiêm 1 mũi vaccine/dân số từ 18 tuổi trở lên đạt 32,99%.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh nhận định, tại huyện Văn Lãng dịch bệnh hiện nay cơ bản đã được kiểm soát sau khi huyện thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg. Tại ổ dịch xã Tân Thanh đã qua 25 ngày không phát sinh ca nhiễm mới; ổ dịch thị trấn Na Sầm còn nhiều nguy cơ do trong 7 ngày gần đây ghi nhận một số ca mắc mới ở khu vực phong tỏa.
Niềm vui ở huyện 'vùng xanh' của Bình Dương Sau hơn 2 tháng nỗ lực chống dịch, đến nay, các huyện phía Bắc của tỉnh Bình Dương đã là "vùng xanh". Niềm vui càng được nhân lên khi ngày 6/9, Bắc Tân Uyên được công bố là "huyện xanh", trở về trạng thái bình thường mới. Người dân nơi đây sắp được cấp "thẻ xanh" để đi làm. Đây là địa phương...