Thánh địa của người Ấn Độ và tục hỏa táng bên sông Hằng
Đối với người Hindu, cái chết là sự kiện quan trọng nhất trong cuộc đời. Họ tin rằng sông Hằng sẽ đưa họ đến miền cực lạc.
Tọa lạc bên dòng sông Hằng linh thiêng, thành phố Varanasi là trung tâm của Hindu giáo với 5.000 lịch sử. Đối với mỗi tín đồ, một lần trong đời đến thành phố cổ xưa để đợi chờ trong sương sớm, ngắm bình minh, cầu nguyện, tắm giặt và uống nước sông Hằng là nguyện ước đời người.
Tại thành phố này, mọi sinh hoạt và niềm tin tôn giáo đều gắn với dòng sông linh thiêng. Mỗi ngày, hàng nghìn người đổ về Varanasi khiến các con phố bé nhỏ và cũ kỹ càng thêm chật chội.
Từ tờ mờ sáng, mọi người đã ra sông cầu nguyện và đón bình minh.
Một trong những nguyên nhân người ta đến với thành phố này là đưa người thân về nơi an nghỉ cuối cùng.
Trong văn hóa Hindu, cái chết là sự kiện quan trọng nhất trong cuộc đời. Họ tin rằng sau khi chết được tắm rửa, hỏa thiêu và rắc tro xuống sông Hằng, thần sông, nữ thần Ganga, sẽ đưa họ đến miền cực lạc.
Dọc theo sông Hằng, người ta dựng 87 ghat (những bậc thang dẫn xuống bờ sông) nhưng chỉ 2 ghat được phép tiến hành hỏa thiêu. Trong đó, Manikarnika Ghat ở thành phố Varanasi là nơi duy nhất có thể hỏa táng cả ngày.
Video đang HOT
Từ sáng sớm đến đêm khuya, lửa lúc nào cũng cháy. Càng về chiều, càng nhiều xác từ khắp miền Ấn Độ được đưa về. 16h là khoảng thời gian lửa rực đỏ nhất.
Trước khi hỏa táng, người ta đưa người đã khuất đi tắm nước sông và bôi một loại dầu đặc biệt để hạn chế mùi khi đốt. Sau đó, người thân sẽ đi vòng quanh vĩnh biệt lần cuối và châm lửa.
3 tiếng sau, họ đãi tro. Phần tro sẽ theo dòng sông trôi đi trong khi với những bộ phận còn lại, người ta gom về đem chôn.
Cách nơi hỏa thiêu chỉ hơn 10 m, người ta vẫn tắm rửa, cầu nguyện, giặt giũ và phơi phóng mặc cho cái rét cắt da cắt thịt giữa sớm mùa đông, khi nhiệt độ ngoài trời chỉ khoảng 10 độ C. Những đứa trẻ 4-5 tuổi không mặc đồ, run rẩy khi bố mẹ dắt tay xuống tắm trong làn nước buốt giá. Giữa dòng, vài người cúi xuống, vốc nước sông lên uống với niềm tôn kính và sảng khoái ngập tràn.
Những người đã khuất về Varanasi tựa nơi an nghỉ cuối cùng nhưng Varanasi không phải là thành phố của người chết.
Varanasi là thành phố của tâm linh và thanh thản, nơi lưu trữ sức mạnh văn hóa khó tin, giống như Ấn Độ, đất nước của những điều không thể trở nên có thể.
Theo Zing
Varanasi - nơi cổ hơn lịch sử, truyền thống và huyền thoại
Vài lần đến Ấn Độ, cái sự cuộn xiết của dòng người và xe cộ giữa kinh thành nghìn năm Varanasi đặc quánh khói bụi luôn khiến tôi vừa hoan hỉ lại vừa ngán ngại. Nhiều ám ảnh buồn.
Lưa bôc cao tư môt đam hoa tang trong đêm
Sông Hằng chảy từ mênh mông núi tuyết của nóc nhà thế giới Hymalaya xuống. Dòng nước thiêng ôm trong mình cả một nền văn minh vĩ đại bậc nhất địa cầu này dài tới 2.500km, có chỗ qua xứ Ấn, trước khi đổ vào vịnh Bengal, nó rộng cả dăm cây số bề ngang. Sông lớn, nhưng kỳ vĩ tráng lệ hơn là các lớp lang, vô số mạch ngầm văn hóa lịch sử tộc người trong châu thổ của nó.
Há chẳng phải đây là xứ Phật?
Quanh Bồ đề Đạo tràng (quận Gaya, thuộc bang Bihar) - với Tháp Đại Giác, bên cội Bồ đề linh thiêng, nơi mà vào khoảng năm 500 Trước Công nguyên, một nhà tu hành đi khất thực đã ngồi thiền 49 ngày đêm trước khi giác ngộ trở thành Đức Phật - ngày càng có nhiều người Châu Âu đến thiền định, lễ bái. Chất Đông phương đã dần xoay trở tình thế, lôi cuốn người Tây phương một cách chậm rãi, từ tốn mà đây quyến luyến.
Ấn Độ là quốc gia chứa nhiều sự kỳ bí, đến mức chỉ một vài tầng bậc của nó, người ta đi cả đời có khi vẫn chưa hiểu nổi. Người Ấn sống thiện, nên hầu như chúng tôi không gặp cướp bóc hay móc túi, lừa lọc.
Xe hoa dat bac chơ cô dâu chu rê.
Đường xấu, giao thông hỗn loạn, đi ôtô xịn dọc đường từ Varanasi đi Gaya hơn hai trăm trăm cây số đã mất toi 8 tiếng. Từ thủ đô New Dehli thăm núi Linh Thíu, vượt biên sang Nepal hương khói Lâm Tỳ Ni, nơi Đức Phật Đản sinh lại còn tít mù khơi hơn nữa. Trên đường, những cỗ xe khách cũ hơn xe thời bao cấp ở Việt Nam, người ta vây kín từ thành đến đuôi và leo lên chật ních cả nóc xe. Xe trờ đến, trong vàng sẫm bụi đường, ba bề bốn bên "ong bu kín cái tổ vuông bằng sắt", đám thanh niên hết lối trổ trèo lên nóc xe. Tàu hỏa thì ba bốn tầng, ngăn các phòng là ri-đô, hôi hám, đông đúc. Nhà ga lạnh căm căm, những người vô gia cư trùm chăn chiên nhàu nhĩ, da đen đúa lẫn vào trong bóng tối. Họ xin tiền ở góc này, phóng uế ở góc kia. Anh bạn Sing của tôi (người Ấn) chỉ tay ra những toa tàu nằm chổng kềnh mà thở dài, nó mới bị tai nạn đấy. Chúng tớ nhìn mãi quen rồi. Từ một khách sạn ba sao ở Varanasi, tìm cả tiếng không có taxi, trong khi đó, vài giây lại có một chiếc túc túc vàng sực đến hỏi có đi không. Giá rẻ như bèo. Dù đã trải nghiệm mục sở thị sự tắc đường kinh hoàng của thủ đô 35 triệu dân Tokyo (Nhật Bản); dù đã trải nghiệm "nếu lái xe xuyên qua được Bắc Kinh của Trung Quốc thì bạn có thể lái xe khắp thế giới"; dù vừa trở về từ Istanbul 15 triệu dân ngột ngạt giữa hai lục địa Á - Âu; dù 25 năm gắn bó với các con đường tắc tị ở Hà Nội. Nhưng! Xin thưa, giao thông ở nơi sốc nhất địa cầu mà các "tín đồ phượt" chúng tôi từng hứng chịu, chắc chắn phải là thành phố cổ ba nghìn năm tuổi Varanasi, thuộc bang Uttar Pradesh.
Bụi đến không mở được mắt. Bò chạy hoang dại, chó thả rông nhung nhúc. Đường thì tắc. Xe cút kít, sạp hàng rong di động to như cái chiếu đôi. Xe túc túc xanh vàng. Xe đạp, xe máy, ôtô. Kiệu hoa nạm bạc cao đến 3m chở mỹ nữ với hotboy. Xe tải kiểu hổ vồ ở ta bóp còi thủng màng nhĩ cả gã tài xế đang ngồi trên chính cái xe đó. Tất tần tật, cứ "vo viên" lại trong các đám tắc đường vô thiên lủng. Đường ổ voi ổ gà, giữa hai làn đường không hề có dải phân cách (Ấn Độ, vì từng là thuộc địa của Thực dân Anh nên "tay lái nghịch" so với Việt Nam, đi bên trái đường, nên nhìn càng chóng mặt và càng dễ giật thột!). "Con lươn" khổng lồ giữa tim đường (dải phân cách) của Ấn Độ, thú vị phết, nhìn rất giống con lươn thật. Bởi nó là một ống cống bằng sắt đường kính ngót một mét. Chẳng biết dẫn nước sạch hay dẫn nước thải, chỉ biết cái vòi vặn xả ở chỗ ngã ba nối ống của nó, lại đặt ở vài ngã ba đường (vì to quá không thể đặt ở chỗ đường thẳng!) - tay nắm vặn vòi nằm trên lưng ống cống, nó cao đến đỉnh đầu tôi! Và, hàng nghìn chiếc túc túc bé như con ong vàng cứ chen chân với đủ loại phương tiện, từ các siêu xe đến các xe tự chế cổ xưa bậc nhất của Varansi - đô thị cổ ba nghìn năm tuổi, cổ kính vào vào hàng quán quân trên thế giới. Tất cả chúng chen vai thích cánh. Tắc tị, phun khói, toàn những siêu còi bóp liên tục.
Nơi ngươi ta sông như... ngoai vu tru
Sông Hăng ô nhiêm bậc nhất địa cầu. Các vị pháp sư tôi nghi la giả cầy ăn ngủ trong lều bạt lụp xụp, khách chụp ảnh thì đòi bằng được 10 đô la. Hứng lên khuyến mại thêm cho ít bột bằng cách vung trát chúng lên mặt khách, bất chấp người ta rú lên vì sợ hãi. Có vị, ăn mặc tưng bừng màu sắc, râu tóc tầng tầng lớp lớp, uốn éo vẹo vọ vổng lên như ông hoàng bà chúa. Ở Ấn, có nhiều dân theo đạo Xích, họ không bao giờ cắt râu tóc, có khi râu dài cuốn quanh thắt lưng, tóc cuồn cuộn như rồng rắn. Nhưng khách nào chụp ảnh cung "ngài" pháp sư bên sông Hằng, hoặc xin chụp ảnh ngài thì... cũng thế. Đêu phai mât tiên. Gậy tích trượng to đùng, cây đinh ba sáng choang như của thần biển Nép-tuyn đăt canh bên minh, ai ma không dam tra! Các vị pháp sư, cổ đeo mười mấy cái vòng, vòng nào cũng mỗi hạt là một hình đầu lâu xương sọ, râu tóc bát ngát phất phơ, ở trần; tuy nhiên, đang lầm rầm cầu cúng, nhưng hễ ai giơ máy ảnh lên bấm là bị đếm số kiểu ảnh tính tiền ngay.
Sông Hằng rộng thênh, các bến nước đằng đẵng bậc tam cấp từ phố xuống mặt nước mênh mông, bao nhiêu cây số đồng đất Varanasi ôm ấp sông Hằng, mỗi nơi một cảnh vẻ. Và, trong khi có không ít pháp sư gia cây, nhiều vị chân tu vẫn lặng lẽ làm phép, du dương tiếng nhạc, lềnh bềnh các vũ điệu tiễn đưa linh hồn người quá cố lên giàn hỏa thiêu. Các vị thánh nhân Naga xuất hiện ở bên sông Hằng, trong những lễ hội đã được trao kỷ lục là đông đúc và to lớn nhất thế giới. Họ là các bậc chân tu, năm này qua năm khác, có khi cả đời chỉ sống biệt lập ở núi non hẻo lánh, trong các hang động và những khu làng tít trên dãy Hymalaya. Họ tin và quần chúng cũng tôn vinh họ là các thánh nhân trên trần gian. Họ đã chối bỏ mọi thức tục lụy và mê đắm của kiếp người để tu tập và đắc đạo.
Một tờ báo lớn của thế giới đã viết: Nếu chọn một nơi người ta sống vào tầm vóc... như là ở ngoài vũ trụ nhất, thì khó mà không nhắc đến tên của Varanasi. Họ sinh ra, lớn lên và tắm nước sông Hằng trong niềm tin tâm linh đăm đắm, bằng mọi giá họ phải được chết với táng thức đốt xác rồi rải tro cốt xuống chính con sông linh thiêng kia. Chiến tranh, loạn lạc, bom rơi mìn nổ, ai giàu nghèo ai được mất thì mặc kệ. Vòng đời của họ là từ nhà ra sông hoặc dựng lều ven sông mà sống mà chết, mà sống chết như nhau. Nhà văn Mark Twain nổi tiếng của chúng ta, trong tác phẩm "Theo đường Xích đạo" (Following the Equator) - xuất bản năm 1898 đã viết về Varanasi những dòng vô cùng chí lý. Những lời không thể không đay đi đay lại trong mỗi người từng mở mắt cố gắng hiểu phần nào bề dày bất tận của Varanasi: Nơi đây là "thành phố cổ hơn lịch sử, cổ hơn truyền thống, cổ hơn cả huyền thoại, và trông già hơn tất cả những điều vừa nêu trên cộng lại với nhau!".
Trắng đêm, về khách sạn, hơi thở đặc quánh khói xăng, áo quần vàng vọt bụi đường, giày tất và chân quần thì tanh lợm toàn phân bò và nước tiêu, bất giác tôi đã thở dài thương cảm. Trước các ngôi đền vài nghìn năm tuổi, nơi đốt xác bằng củi để đưa tiễn linh hồn hằng hà sa số những con người hết việc trần gian trên xứ Ấn..., có rất nhiều viên gạch cập kênh. Giẫm vào một viên gạch, thì nước bẩn bắn lên như súng nước. Nước ấy vừa đen, lại vừa đỏ, có người bảo, nó là nước cốt trầu. Ở các bến tàu bến xe của Ấn Độ hay có tấm biển chắc chắn Việt Nam không có. Họ vẽ cái miệng người và vài vật gì đó tóe tóe ra rồi có gạch chéo màu đỏ. Biển cấm nhổ bã trầu. Vì ở đây, người ăn trầu nhiều hơn người hút thuốc lá. Nếu ai cũng nhổ phèn phẹt, thì thoắt một cái mặt đất xứ này đỏ lòm như huyết đọng.
Thâm nhập thế giới "lửa, người chết và đốt xác"
Khi đến khu vực đêm ngày rừng rực hoa tang xác người, chúng tôi bị rơi vào thiên la địa võng các anh chàng nhọ nhem láu cá. Người Ấn có sự sắc sảo thiên bâm trong buôn bán, có lẽ từ hồi Con đường tơ lụa còn thịnh phát, tổ tiên họ truyền lại cho họ cái máu phi thương bất phú ấy. Họ bán "cái bát biết hát" (họ gọi là "bowl singing"), như cái chuông cái liễn bằng kim loại, có cái chày bọc sắt thép. Họ vừa đi, vừa "Nam mô A Di Đà Phật", vừa mời mọc chào hỏi ca bằng tiếng Việt.
Từng đến Ấn Độ nhiều lần, tuy nhiên đây la lân đâu lọt vào thế giới của củi, khói bụi và các gã "cò" dịch vụ quái quỷ liên quan đến táng thức khiến cả nhân loại tò mò này. Cứ ai xuống bến là các cụm từ tiếng Anh được tuôn ra như thác lũ: Lửa, xác chết (dead body), đốt đốt. Họ chào dịch vụ đốt xác trọn gói, họ dẫn đường đi xem đốt xác, họ bảo kê việc quay phim chụp ảnh lễ hỏa táng. Kiểu gì cũng tiền. Thuyền máy, thuyền chèo tay cho đi xem hỏa táng ở bến sông. Cả đội thuyền xếp kín như bến nước Thủy Hử sắp xuất binh. Loài chim nước trắng như hải âu, phàm ăn và dạn người bay lên trắng trời theo tiếng hát lí lơi của anh chèo thuyền. Anh ta dụ chim về, tiếng đập cánh ù ù như gió, chim bu kín mặt nước, bay kinh động cả một góc trời. Mục đích là để bán đồ cho chim ăn. Khách nào cũng xùy tiền, khi thấy thiên nhiên sum vầy và đẹp thánh thiện giữa bình minh đỏ ối.
Chơ nhung thi thê ngươi thân xuông sông Hăng.
Trở lại chuyện đốt xác. Muốn đến gần à? Tiền! Cấm quay phim chụp ảnh đấy, cảnh sát đường thủy đóng trụ sở với biển báo "Police River" kia kìa. Đấy, đỏ ối đấy lại bảo tớ nói điêu. Nhưng có tiền thì thoải mái. Tôi giả vờ, tớ cần làm một bộ phim về phong tục này của quê cậu, mặc áo pháp sư như lúc cậu hành lễ thật sự nhé, tớ phỏng vấn và dẫn tớ đi quay cảnh đốt xác từ đầu đến cuối. OK, chờ hỏi ông chủ trên nhà gác cao ven sông. Giá đưa ra là 300 đô la Mỹ. Chúng tôi hẹn mai quay lại, cậu ta dẫn khách lên tận đường lớn, năn nỉ, nhớ giữ lời hứa đấy nhé. Lưu tên và số điện thoại của tớ kỹ vào kẻo mất.
Sông Hằng, dẫu ô nhiễm bâc nhất địa cầu, vẫn là thánh địa quan trọng nhất và là nơi để sống, cầu nguyện, ngụp lặn để được an lạc và cũng là nơi để trở về viên mãn nhất của cả tỷ người trên xứ Ấn. Chỉ cần niềm tin tâm linh, không cần thêm gì cả, người ta có thể làm được mọi thứ. Giá củi đốt xác, tùy loại, từ gỗ chắc nịch, cháy đượm, tỏa mùi thơm đến gỗ tạp, thượng vàng hạ cám, cứ chất lên cái cân khổng lồ kia và trả tiền đi. Vị trí đốt xác, gần ngôi đền cổ linh thiêng 3 nghìn năm tuổi, gần Ghat do vua xây dựng hay gần dòng sông màu nhiệm, tùy vị trí "mặt tiền đắc địa" mà người ta thét giá hỏa thiêu tinh cha huyết mẹ còn lại giữa nhân gian của một kiếp con người. Cũng lại tùy từng loại khách, mà các trùm bảo kê khu đốt xác ngã giá việc "tò mò ngắm nghía" hoặc quay phim chụp ảnh. Lại còn dịch vụ chấp chới cò mồi liên quan đến thuyền dọc đò ngang. Những cái cân cổ xưa nhất, to cao đến vài mét được treo như thần công lý bên ngôi đền đã xiêu vẹo vì gánh nặng thời gian, dung đê cân cui đốt xác người. Ngoài kia, gió lồng lộn từ sông thốc thổi vào. Ngọn lửa bay lên như muôn vì tinh tú. Có khi từng quả cầu lửa bốc lên khỏi dòng lửa quần quật đang đốt thi thể một con người bó trong vải liệm. Ngoài sông, hàng người chết cuốn chăn đệm đỏ đọc, vàng óng vẫn xếp chờ. Họ tẩm liệm, dung hương liệu, nước thơm, rồi trầm cái xác xuống sông Hằng vài lần. Ngoài phố lớn, đám cưới nghênh ngang, pháo hoa nổ điếc tai, xe kiệu nạm kim loại óng ánh sáng choang như bạc, ô lọng cao đến bốn năm mét, to như cái dù ngoài bãi biển. Cuộc vui dài như dòng sông. Đi bên cạnh các tay đô tùy khiêng xác người đã cuốn chăn vàng chăn đỏ. Họ chung nhau một đám tắc đường lần cuối cùng.
Và giờ tôi mới thấm được lời sắc sảo và có gì đó dí dỏm của nhà văn Mark Twai viết: Varanasi "cổ hơn lịch sử, cổ hơn truyền thống, cổ hơn cả huyền thoại, và trông già hơn tất cả những điều vừa nêu trên cộng lại với nhau!".
Theo laodong.vn
8 trải nghiệm khó quên tại Ấn Độ Không chi nôi tiêng co Taj Mahal hay sông Hằng, ma Ân Đô con la môt đât nươc thu vi, đăc biêt. Bạn có thể tha hồ trai nghiêm hang loat điêu ky thu khac nhau tại đất nước này. 1.Hoa minh vao Lê Kỷ niệm Holi lễ hội sắc màu của giáo sĩ Hồi giáo được tổ chức ở Vrindavan. du khách...