Thành Đại Lý xinh đẹp của chàng vương tử Đoàn Dự
Đại Lý được nhắc tới trong các tiểu thuyết như một vùng đất xinh đẹp, trù phú. Ngày nay, đây là điểm du lịch hút khách với các công trình kiến trúc cổ, văn hóa và ẩm thực đặc sắc.
Trong Thiên Long Bát bộ của nhà văn Kim Dung, Đại Lý là quê hương của chàng công tử si tình Đoàn Dự. Theo đó, đây là một quốc gia theo Phật giáo Mật Tông, từ vua tới dân đều sùng đạo. Vua thường tại vị một thời gian rồi xuất gia làm sư. Ảnh: Goista.
Trên thực tế, thành cổ Đại Lý là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất của Vân Nam, Trung Quốc. Nơi đây có các di tích lịch sử, nhiều tòa nhà, đền miếu cổ, với nhiều sản phẩm thủ công địa phương, cùng cơ sở hạ tầng phục vụ khách du lịch. Ảnh: Visitdali.
Du khách tới đây có thể chiêm ngưỡng những công trình nghìn năm tuổi, mua đồ lưu niệm tuyệt đẹp, tìm hiểu về lịch sử của khu vực và người địa phương, cũng như khám phá núi Thương Sơn và hồ Nhị Hải gần đó. Ảnh: Visitdali.
Trước đây, Đại Lý là một vương quốc của người Bạch, tồn tại từ năm 937 cho đến năm 1253, nằm trong khu vực của tỉnh Vân Nam, Quý Châu và tây nam tỉnh Tứ Xuyên ngày nay. Ảnh: Visitdali.
Được sáng lập bởi Đoàn Tư Bình năm 937, vương quốc này đã được cai trị kế tiếp nhau bởi 22 vị vua cho đến năm 1253, khi quốc gia này bị đế quốc Mông Cổ dưới thời Mông Kha xâm chiếm. Kinh đô của vương quốc này là thành Đại Lý. Ảnh: Visitdali.
Chính phủ không cho xây dựng các công trình hiện đại trong khu thành cổ, do đó kiến trúc nơi đây vẫn mang đậm nét truyền thống. Khu nhà mới cách đó khoảng 10 km. Ảnh: Veton.
Thành cổ Đại Lý khá bình yên, nhỏ nhắn, không có xe cộ nên du khách có thể thoải mái dạo bộ tham quan. Ảnh: Allchinanet.
Các điểm tham quan chính là cổng thành phía nam và phía bắc, với tường dày và đường Phúc Tinh ở giữa, cổng Thương Sơn, cổng Nhị Hải và phố Dương Nhân (phố Tây), nơi có nhiều nhà hàng, quán cà phê, hàng lưu niệm dành cho du khách. Ảnh: Getintravel.
Video đang HOT
Đến Đại Lý, du khách có thể tham quan Sùng Thánh Tự, một ngôi đại tự nổi tiếng và lớn nhất Trung Quốc. Ảnh: Cnto.
Lối vào uy nghi, lộng lẫy của Sùng Thánh Tự. Ảnh: Panoramio.
Phố Tây là nơi đông du khách nước ngoài, với nhiều món ăn vặt của người Bạch được bày bán dọc phố. Bạn có thể thử ba cốc trà truyền thống hay mua các sản phẩm từ đá cẩm thạch Thương Sơn. Ảnh: Chinatourmap.
Khu phố Tây nhộn nhịp về đêm. Ảnh: Visitdali.
Kiến trúc và phong tục địa phương ở đây rất độc đáo. Đi bộ dọc các con phố lát đá, ngắm nhìn các ngôi nhà kiểu truyền thống và vườn cây xinh đẹp là một trải nghiệm tuyệt vời. Ảnh: Stock-clip.
Người dân nơi đây rất thích trồng hoa và tổ chức lễ hội hoa thường niên, trong đó các gia đình bày chậu cảnh trước cửa nhà. Các món ăn và trà ở Đại Lý khá khác so với những vùng ở Trung Quốc. Ảnh: Heybrian.
Ngôi nhà truyền thống của người Bạch thường có 3 gian: một gian chính giữa và hai buồng bên. Đối diện gian chính có tường gọi là “tường ánh sáng”. Khi mặt trời lặn, ánh nắng chiếu vào tường và rọi xuống sân, khiến cả khoảng sân bừng sáng. Người Bạch thích trang trí nhà bằng tranh ảnh, tượng gỗ, tượng cẩm thạch và các loại vải màu truyền thống. Ảnh: Yunnantourism.
Dãy Thương Sơn nằm cách thành Đại Lý không xa, với 19 đỉnh cao, 18 dòng suối, các thác nước và đền đài cổ tuyệt đẹp. Đỉnh cao nhất quanh năm tuyết phủ, soi bóng xuống hồ Nhĩ Hải. Ảnh: Chinadiscovery.
Theo Zing News
Những ngọn núi huyền thoại của võ lâm Trung Quốc
Bất cứ ai từng say mê các tiểu thuyết kiếm hiệp hay môn phái võ lâm Trung Quốc đều biết đến những cái tên nổi tiếng như núi Nga Mi, Võ Đang, Hoa Sơn, Thiếu Thất...
Núi Nga Mi: Núi Nga Mi còn gọi là "Đại quang Minh sơn", nằm ở Trung Nam, tỉnh Tứ Xuyên, là một trong Tứ đại Phật giáo danh sơn của Trung Hoa. Đỉnh cao nhất của Nga Mi là Vạn Phật, nằm trên ngọn núi chính Kim Đỉnh với độ cao 3.099 m. Ảnh: Windhorsetour.
Núi Nga Mi gắn liền với những nhân vật như Chu Chỉ Nhược, Diệt Tuyệt sư thái... trong Ỷ thiên Đồ long ký của nhà văn Kim Dung. Theo đó, Nga Mi do Quách Tương sáng lập và là một trong ba môn phái lớn nhất Trung Nguyên, bên cạnh Thiếu Lâm và Võ Đang. Ảnh: Chinadiscovery.
Vào mùa đông, nơi này phủ tuyết trắng xóa, nằm giữa biển mây trùng điệp, tạo khung cảnh không khác gì như trong một bộ phim kiếm hiệp. Ảnh: Asiainspirations.
Núi Võ Đang: Còn được gọi là núi Thái Hòa, Võ Đang là dãy núi nằm ở tỉnh hồ Bắc với độ cao trung bình khoảng 1.000 m so với mực nước biển. Nơi đây được coi là một trong những cái nôi võ thuật của Đạo giáo với Thái Cực quyền và Bát Quái chưởng được phát triển từ thế kỷ 13. Ảnh: Worldheritage.
Trong Ỷ thiên Đồ long ký, Trương Tam Phong đã lập ra môn phái Võ Đang nổi tiếng, và truyền thụ Thái Cực quyền cùng Thái Cực kiếm cho Trương Vô Kỵ trên ngọn núi có phong cảnh nên thơ hữu tình này. Ảnh: Wudang.
Ngày nay, đây là một điểm đến văn hóa hút khách, với 32 đền thờ Đạo giáo có kiến trúc tuyệt đẹp, thường chìm trong sương khói mờ ảo. Ảnh: Culturalchinatravel.
Đỉnh Quang Minh: Quang Minh là một trong 3 đỉnh cao nhất của dãy núi Hoàng Sơn, nằm ở phía nam tỉnh An Huy, miền Đông Trung Quốc. Khung cảnh ở đây hoang sơ, ấn tượng, với vô vàn loài kỳ hoa dị thảo, xen giữa núi đá trùng điệp. Ảnh: Hdwallpapersimages.
Phong cảnh hùng vĩ và địa thế hiểm trở có lẽ là lý do nơi đây được Minh giáo chọn làm đại bản doanh trong tiểu thuyết nổi tiếng Ỷ thiên đồ long ký của Kim Dung. Đây cũng là nơi diễn ra đại hội võ lâm, trong đó Trương Vô Kỵ đã một mình giải cứu Minh giáo. Ảnh: Westeastsouthnorth.
Núi Thái Thất: Đây là đại bản doanh của phái Tung sơn, nằm ở dãy Tung Sơn, tỉnh Hà Nam. Môn phái này có nhiều cao thủ từ cả hắc giới và bạch giới. Núi Thái Thất có phong cảnh ngoạn mục, hiểm trở. Ảnh: Chinaeztour.
Núi Thiếu Thất: Cũng thuộc dãy Tung Sơn, ngọn núi này có Thiếu Lâm Tự, bản doanh phái Thiếu Lâm. Môn phái võ thuật do Bồ Đề Đạt Ma sáng tạo ra được coi là một trong những môn phái mạnh nhất võ lâm. Ảnh: Mastershifusays/Wordpress.
Theo một số tài liệu cổ, chùa Thiếu Lâm được xây dựng từ năm 497, trải qua nhiều lần bị phá hủy và được phục dựng. Quần thể tôn giáo này có các chùa tháp với kiến trúc độc đáo, cạnh những đỉnh núi hùng vĩ. Ảnh: CNN.
Núi Hằng Sơn: Hằng Sơn nằm ở tỉnh Sơn Tây, là nơi khai sinh của kiếm phái Hằng Sơn. Môn phái này do Hiểu Phong sư thái sáng lập, đời đời đệ tử đều là nữ giới. Nhắc đến phái Hằng Sơn, người hâm mộ tiểu thuyết kiếm hiệp thường nhớ tới Nghi Lâm, một trong những nhân vật nữ khả ái nhất trong các tác phẩm của Kim Dung. Ảnh: Passportchronicles.
Hằng Sơn có đỉnh cao nhất là Thiên Phong Lĩnh (2.016 m), phong cảnh vừa hùng vĩ, vừa hiểm trở, với nhiều đền chùa, miếu mạo. Cách nửa núi Hằng Sơn khoảng 3 km có chùa Huyền Không, nổi tiếng với kiến trúc độc đáo, được mô tả là "kỳ, huyền, xảo". Ảnh: Skyscrapercity.
Núi Hoa Sơn: Đây là đại bản doanh của phái Hoa Sơn, môn phái nổi danh với Hoa Sơn kiếm pháp và Tử hà thần công. Phái Hoa Sơn xuất hiện trong 3 tiểu thuyết của Kim Dung là Tiếu ngạo giang hồ, Bích huyết kiếm và Ỷ thiên Đồ long ký, với những nhân vật nổi tiếng như Lệnh Hồ Xung, Phong Thanh Dương, Nhạc Bất Quần... Ảnh: Brightside.
Hoa Sơn nằm ở dãy Tần Lĩnh phía nam tỉnh Thiểm Tây, có phong cảnh tuyệt đẹp, với những vách đá dựng đứng, thung lũng phủ mây nên thơ. Ảnh: Chinadaily.
Gần đây, Hoa Sơn được nhiều du khách tìm đến để chinh phục tuyến đường leo núi được mệnh danh là nguy hiểm nhất hành tinh. Người leo chỉ có thể bám vào dây xích gắn trên vách đá, lần bước qua những đoạn chỉ vừa đủ chỗ đặt chân. Ảnh: Gopole.
Núi Hành Sơn: Núi Hành Sơn nằm ở tỉnh Hồ Nam có 72 đỉnh, với khoảng 200 công trình Đạo giáo và Phật giáo. Trong đó, nổi tiếng nhất là đền Nam Việt với diện tích hơn 100.000 m2. Ảnh: Allwidewallpapers.
Phái Hành Sơn nổi tiếng với các cao thủ kiếm thuật mê âm nhạc đóng tại thành Hành Dương dưới chân dãy núi Hành Sơn. Ảnh: Travelchina.
Theo Zing News
Vùng đất 'phúc như Đông Hải, thọ tỷ Nam Sơn' Nếu từng thắc mắc điển tích "Phúc như Đông Hải trường lưu thủy, Thọ tỷ Nam Sơn bất lão tùng", đến Tam Á, bạn sẽ được trải nghiệm câu chúc này. Tam Á (Sanya) là thành phố lớn thứ hai của đảo Hải Nam (Trung Quốc). Biển xanh, cát trắng, nơi này trở thành điểm quay phim, du lịch nổi tiếng và cũng...