Thành công từ việc thoái vốn Sabeco
Chiều 18/12, buổi chào bán cạnh tranh lịch sử ở Sabeco chỉ có 02 nhà đầu tư tham gia đã thành công tốt đẹp. Thông báo của Bộ Công Thương cho biết, tổng số lượng cổ phần mà hai nhà đầu tư này đăng ký mua là 343.682.587 cổ phần – lớn hơn số cổ phần Sabeco mà Bộ Công Thương chào bán, là 343.662.587 cổ phần (53,59% vốn điều lệ).
Hay nói cách khác, cầu đã vượt cung. Mặc dù mức vượt chưa đáng kể nhưng đã đánh dấu sự thành công của phiên chào bán với mức giá lịch sử cao nhất là 320.000 đồng/ cổ phần, vượt xa mức giá do các tổ chức tư vấn xác định 184.000 đồng/cổ phần. Mức giá thành công cao nhất của phiên chào bán là 320.500 đồng/ cổ phần, gấp 4,6 lần giá thành công trong phiên IPO năm 2008.
Thông qua phiên chào bán này, Chính phủ đã thu được khoảng 110.000 tỷ đồng, tương đương với 5 tỷ USD – số tiền kỷ lục cho một phiên thoái vốn.
Phiên chào bán có thể không phải là cuộc so găng quyết liệt nhưng kết quả bán được cổ phần với mức giá “không tưởng” 320.000/cổ phần mà nhiều chuyên gia, hãng bia nước ngoài cho là phi lý là một thành công lớn của Chính phủ và Bộ Công Thương. Mức giá này có thể ví như một bộ lọc “khốc liệt” gạt bỏ nhiều ứng viên tiềm năng là các hãng bia hàng đầu thế giới như Heineken, AB InBev, Kirin, Asahi, San Miguel…. đã nhiều năm “săn đón” doanh nghiệp này.
Không có nhiều nhà đầu tư tham gia phiên chào bán không có nghĩa rằng có ít nhà đầu tư quan tâm đến Sabeco và sự kiên trì của Bộ Công Thương duy trì mức giá này cho thấy chủ trương của Chính phủ và Bộ Công Thương là “công khai, minh bạch, bảo đảm lợi ích cao nhất của nhà nước, chống tiêu cực và lợi ích nhóm; đúng quy luật thị trường, hiệu quả, ổn định thị trường chứng khoán; theo giá thị trường” hoàn toàn đúng đắn.
Trong vòng 20 ngày chào bán, từng chuỗi và lớp lớp các sự kiện diễn đã ra khiến nhiều nhà đầu tư, những người quan tâm rúng động, ngả nghiêng và lo lắng cho kết quả của phiên chào bán. Thị trường chứng khoán đã chứng kiến giá cổ phiếu Sabeco có 5 phiên “đổ đèo” liên tiếp và giảm sâu xuống 293.000 đồng/ cổ phần và tiếp đến có thông tin về việc chỉ có 1 nhà đầu tư đăng ký mua trên 25% vốn điều lệ của Sabeco rồi đến những đánh giá ác cảm về nhà đầu tư trong nước đăng ký mua cổ phần….
Video đang HOT
Không những vậy, để việc bán vốn Nhà nước tại Sabeco mang lại hiệu quả cao nhất, Bộ Công Thương lần đầu tiên đã có văn bản đề nghị Bộ Công An, Ủy ban chứng khoán Nhà nước cũng như Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM thực hiện việc giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình giao dịch mã cổ phiếu Sabeco trên thị trường chứng khoán và đảm bảo không có sự thao túng về giá trước thềm phiên chào bán.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng tích cực tham gia và ông Đặng Quyết Tiến – Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, đã nhiều lần đăng đàn, trả lời phỏng vấn báo chí để giải thích cho nhà đầu tư và người dân hiểu chủ trương của Chính phủ liên quan đến việc thoái vốn Sabeco. Đây là công cuộc “thay máu” doanh nghiệp Nhà nước theo hướng thị trường, công khai và minh bạch. Đây là những lời động viên, liều thuốc định tâm cho nhà đầu tư yên tâm đầu tư vào Sabeco. Những nỗ lực đó của các bộ ngành và Chính phủ đã được đền đáp xứng đáng bằng kết quả thành công ngày hôm nay.
Có thể nói rằng, sự thành công của phiên chào bán Sabeco và Vinamilk trước đó là sự khẳng định mạnh mẽ của Chính phủ về chủ trương “Chính phủ không bán bia, bán sữa” như lời phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc . Việc thoái vốn này không những tạo hiệu ứng tích cực cho thị trường chứng khoán mà còn giúp các doanh nghiệp khác có cơ hội để huy động vốn tích cực thông qua thị trường này.
Thực tế ghi nhận rằng sự thành công của phiên chào bán cạnh tranh là tâm điểm chú ý lớn nhất của công chúng. Bán thành công phần vốn nhà nước sẽ là “mảnh ghép” còn thiếu cuối cùng để kích hoạt trở lại dòng tiền của thị trường vốn đang hoạt động cầm chừng để chờ đợi thông tin này. Nói cách khác, đây sẽ là thông tin giúp thị trường xác nhận kết thúc pha điều chỉnh và quay lại với hành trình chinh phục vùng 1.000 điểm, vùng điểm mang rất nhiều ý nghĩa cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
Có thể thấy rằng, phiên chào bán đã tạo ra tâm lý hưng phấn cho các nhà đầu tư nên ngay từ khi mở cửa phiên giao dịch buổi sáng, rổ VN30- Index hoàn toàn phủ sắc xanh và không chỉ SAB mà hàng loạt các cổ phiếu trụ cột trên thị trường như VIC, VNM, VRE, BVH, NTP, SHB… đều đồng loạt tăng giá mạnh. Ở khía cạnh khác, số tiền thu được từ phiên thoái vốn trị giá 5 tỷ USD, tương đương gần 110.000 tỷ đồng, gần bằng 1/3 tổng mức vay của ngân sách Nhà nước năm 2018 rất có ý nghĩa trong thời điểm hiện nay để kịp thời đáp ứng các nhu cầu đầu tư xây dựng hạ tầng lớn và khắc phục các thiệt hại của thiên tai liên tiếp trong năm nay.
Theo Dantri
Đặt cọc mua hết cổ phần Sabeco có tạo hưng phấn cho TTCK?
Các chuyên gia kinh tế nhận định với việc đã có nhà đầu tư đặt cọc mua toàn bộ cổ phần với mức giá cao ngất ngưởng sẽ là cú hích cho thị trường chứng khoán thăng hoa trong các phên còn lại của năm 2017.
Sau sự kiện BigC về tay tập đoàn Central Group của người Thái đến hệ thống Metro Cash & Carry Việt Nam cũng đã được Tập đoàn Berli Jucker của Thái thâu tóm giờ đến Sabeco của Việt Nam cũng sắp thuộc về người Thái (Ảnh:IT)
Cuối ngày 17.12, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đã có thông báo đến thời điểm hết hạn đăng ký tham gia chào bán cạnh tranh cổ phần tại Tổng công ty Bia, rượu, nước giải khát Sài Gòn (Sabeco mã chứng khoán SAB), đã có 2 nhà đầu tư gồm một tổ chức trong nước và một cá nhân trong nước đăng ký mua toàn bộ hơn 343,682.587 cổ phần.
Theo Bộ Công Thương, xác nhận từ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Kỳ Đồng (TPHCM), nhà đầu tư cá nhân đã đặt cọc 640 triệu đồng (tương đương mua 20.000 cổ phiếu) tại Sabeco. Còn tổ chức đặt cọc mua là Công ty TNHH Vietnam Beverage với số tiền bảo lãnh gần 485 triệu USD.
Các nhà đầu tư sẽ nộp phiếu tham dự chào bán từ 9-14h ngày 18.12. Bộ Công Thương sẽ tổ chức chào bán cổ phần công khai vào lúc 14h30 ngày (18.12) tại Sở giao dịch Chứng khoán TPHCM.
Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) số lượng chào bán lần này là 343,682.587 cổ phần (tương đương 53,59% vốn điều lệ.). Giá khởi điểm là 320.000 đồng/cổ phần, tương đương tổng giá trị thoái vốn khoảng 109.000 tỷ đồng. Trước đó, mức cao nhất theo định giá của các đơn vị tư vấn là 184.700 đồng/cổ phần. Tuy nhiên, Cục Công nghiepj (Bộ Công Thương) đã có quyết định giá hợp lệ thấp nhất là 320.000 đồng/cổ phần.
Công ty TNHH Vietnam Beverage - doanh nghiệp có liên quan tới tỷ phú Thái Lan muốn mua trên 327 triệu cổ phần của Sabeco, xấp xỉ 51% toàn bộ vốn cổ phần doanh nghiệp này với một số điều kiện. Nguồn vốn sử dụng mua cổ phần từ vốn chủ sở hữu và vốn huy động từ các nguồn hợp pháp khác.
Theo quy định tại Nghị định 58 hướng dẫn sửa đổi Luật Chứng khoán, tỷ lệ sở hữu nước ngoài mà nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên tại Sabeco tối đa là 49%.
Trước đó, Bộ Công Thương cho biết, Vietnam Beverage được phép mua với tỷ lệ tối đa 51% cổ phần của SAB.
Các chuyên gia nhận định SAB chào bán cổ phần với giá cao ngất ngưởng đã có nhà đầu tư mua hết sẽ tạo ra cú hích cho thị trường chứng khoán Việt Nam hưng phấn (Ảnh: IT)
Mức vốn 681.663.260.000 đồng của VietBev không có nhiều ý nghĩa trong việc đặt cọc đấu giá. Để hiện thực hóa tham vọng sở hữu 51% vốn điều lệ của SAB, VietBev sẽ phải thu xếp những nguồn lực khác - lên tới hàng tỷ USD. Nguồn lực sẽ đến từ Thai Beverage - hãng đồ uống khổng lồ của tỷ phú người Thái Charoen Sirivadhanabhakdi. Mức độ chi phối của tỷ phú người Thái tại VietBev có thể không chỉ dừng lại ở mức đó. Bởi chưa rõ 51% cổ phần còn lại của F&B Alliance đang thực sự được sở hữu bởi ai.
Việc Vietnam Beverage đã hoàn tất số tiền đặt cọc phản ánh tham vọng của các nhà đầu tư Thái muốn chiếm lĩnh thị trường bia Việt. Theo dự đoán của các chuyên gia, tỷ phú người Thái muốn mua toàn bộ cổ phần của SAB không chỉ có tham vọng chiếm lĩnh thị trường bia rượu mà còn muốn thông qua hệ thống phân phối của Sabeco để bán các sản phẩm bịa khác như Budweiser, Heineken...
Tuy nhiên, với việc đã đặt cọc và thể hiện sự quyết tâm của tỷ phú người Thái tại VietBev sẽ tạo một cú hích lớn cho niềm tin của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam, giúp cho thị trường chứng khoán sẽ có thêm những động lực để hưng phấn trong các phiên giao dịch của tuần này.
Theo Danviet
Cổ phần Sabeco và cuộc quyết chiến giữa "Cáo" và "Voi" Nhà đầu tư nước ngoài nào sẽ sở hữu 38,59% cổ phần "hot" nhất thị trường chứng khoán hiện nay? Càng gần đến ngày chính thức chào bán 53,59% cổ phần của Tổng Công ty cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco-mã SAB) 18/12/2017, càng rộ lên nhiều đồn đoán về nhà đầu tư nước ngoài sẽ giành thắng lợi trong cuộc...