Thành công từ một chữ “Tâm”
Dược sĩ Lê Thị Bình được mọi người biết đến là người phụ nữ có sức sáng tạo không giới hạn. Trong đời thường chị cũng rất thân thiện, dễ gần. Với cách nói chuyện giản dị, tưởng như việc chị nghiên cứu thành công các sản phẩm giúp cho nhiều người thoát bệnh nan y là điều hết sức bình thường.
Dây chuyền sản xuất hiện đại tại Công ty Dược phẩm Tâm Bình
Quyết là làm
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống về nghề thuốc theo kiểu cha truyền, con nối… nhưng chị bảo nhà chị đặc biệt ở chỗ, người mát tay trong nghề thuốc thì toàn là phụ nữ.
Video đang HOT
Đời bà ngoại chị nổi tiếng khắp vùng với bài thuốc chữa xương khớp. Mẹ chị kế thừa và cũng nổi tiếng mát tay với tài bốc thuốc chữa bệnh cho người nghèo. Đến đời chị thì anh em trong nhà cũng có vài người theo nghề, trong đó chỉ có chị là nữ nhưng lại vượt trội hơn hẳn vì có học hành bài bản ở trường đại học Dược và say nghề, ngấm nghề từ bé. Đến năm 2011, chị quyết định đầu tư máy móc thiết bị mới, công nghệ hiện đại để sản xuất sau khi nghiên cứu, xây dựng xong tiêu chuẩn bài thuốc. Đầu tư máy móc, thiết bị cho ngành Dược tốn chi phí rất lớn, nhiều người gàn, khuyên không nên. Nhưng chị là người táo bạo, đã quyết là phải làm bằng được. Ở độ tuổi 40, thâm niên kinh nghiệm trên 20 năm trong nghề thuốc Nam cùng với độ chín của tư duy khoa học, lần đầu tiên chị đã đưa ra thị trường 3 sản phẩm ghi dấu ấn của riêng mình là Viên Gout Tâm Bình, Viên Khớp Tâm Bình, Đại tràng Tâm Bình. Công ty Dược phẩm Tâm Bình ra đời, tách rời hoàn toàn khỏi cái bóng của gia đình.
Chỉ hơn một năm, các nhãn hiệu “Tâm Bình” đã phủ rộng khắp 63 tỉnh thành trong cả nước, được người tiêu dùng tín nhiệm. Nhiều người mắc bệnh gout, bệnh khớp hay bệnh đại tràng được liệt vào hàng “mãn tính” chữa mãi không khỏi nhưng khi chuyển sang dùng sản phẩm Tâm Bình thì bệnh đều biến chuyển khả quan. Chị bảo mình có “Lộc thuốc”.
Trước đây chị xây dựng thương hiệu cho thuốc gia truyền của gia đình đã rất thành công, nổi tiếng trên cả nước. Khi chị bàn giao thương hiệu đó cho gia đình để toàn tâm toàn ý làm thương hiệu của mình thì thương hiệu mới cũng nhanh chóng nổi tiếng, được người tiêu dùng tín nhiệm. Kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp đều ít nhiều bị ảnh hưởng nhưng doanh số bán hàng của Tâm Bình thì vẫn tăng trưởng đều, tháng sau cao hơn tháng trước.
Riêng trong tháng 9-2012 vừa qua, công ty “cháy hàng”, doanh số tăng vọt, cung không đủ cầu. Công nhân nhà máy sản xuất Dược phẩm Tâm Bình ở Ninh Hiệp được huy động làm hết công suất, tăng ca liên tục để đưa sản phẩm cung ứng cho thị trường. Nhưng với chị Bình, hạnh phúc hơn tất cả là những lá thư cảm ơn khỏi bệnh nhờ sản phẩm Tâm Bình từ bệnh nhân trên khắp cả nước gửi về cứ ngày một dày thêm. Vui nhất là chị được nhận ra ngay trong các chuyến từ thiện đi thăm khám, phát thuốc miễn phí ở các vùng sâu vùng xa, vùng còn khó khăn. Nhiều bệnh nhân nghèo đã đòi gặp riêng chị bằng được để nói lời cảm ơn – đó là “liều thuốc tăng lực” hiệu nghiệm khiến mỗi chuyến đi từ thiện của chị thêm ý nghĩa và khi trở về, chị lại hăng say hơn với công việc.
Trọng chất xám
Là một trong những nữ doanh nhân ưu tú được chọn đại diện cho phụ nữ Việt Nam tham gia hội nghị Thượng Đỉnh Phụ nữ Toàn cầu tại Hy Lạp vừa qua, khi được hỏi về con đường đi đến thành công hôm nay, chị mộc mạc: Nhiều công ty làm đa ngành đa nghề, toàn dự án nọ, dự án kia to tát lắm – nghe cũng thấy choáng nhưng Tâm Bình thì chỉ chú tâm với nghề thuốc, làm từ nội lực của chính mình. Tâm Bình cứ đi bước một chắc chắn và xây dựng công ty bắt đầu từ những điều nho nhỏ như: nhắc nhở công nhân sản xuất giữ vệ sinh sạch sẽ máy móc, thiết bị và dụng cụ sản xuất vì sản phẩm là để chăm sóc sức khỏe con người nên làm phải có Tâm, phải cẩn thận từng tý một. Nhắc các cán bộ công nhân viên công ty phải biết tiết kiệm, không được để một hạt thuốc rơi, bản thân mình cũng cần kiệm để làm gương… quan tâm chăm sóc cho anh chị em từ cái chăn ấm mùa đông khi ngủ trưa giữa giờ làm, chỗ ở miễn phí đầy đủ trang thiết bị đến quà tặng những ngày lễ tết, sinh nhật, nhắc anh chị em trong công ty phải đoàn kết đồng lòng nhất trí… để cán bộ công nhân viên làm việc có nề nếp kỷ luật, sống có văn hóa.
Một trong những bí quyết khác dẫn đến thành công, đó là việc chị đã mời được đội ngũ chuyên gia giỏi nổi tiếng là khó tính làm cố vấn cho Tâm Bình – toàn những “gạo cội” về Y – Dược học.
Chị kể: “Nhớ có lần khi nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn bài thuốc, cần bổ sung một loại dược liệu quý nhưng loại dược liệu này chỉ ở vùng sâu vùng xa mới đạt tiêu chuẩn hàm lượng hoạt chất. Thế là mình mầy mò đi các vùng đồng bào dân tộc ở Lai châu, Điện Biên, Sơn La…cho đến tận Nghệ An để tìm bằng được. Thông thường trên thị trường, thuốc thường đóng vỉ 10 viên nhưng với các sản phẩm Tâm Bình, ngày uống 6 viên, chia 2 lần mà đóng 10 viên thì dở dang nên Tâm Bình “phá cách”, quyết định để 1 vỉ thuốc 12 viên, vừa tròn cho bệnh nhân dùng trong 2 ngày mà vẫn giữ nguyên giá như vỉ 10 viên. Các bác xem xét việc làm của mình, thấy được cái “Tâm” với nghề nên ủng hộ. Có giáo sư khi mới làm cố vấn bảo: Tôi nhận lời làm với chị vì nhận thấy chị có cái “Tâm” với nghề, tất cả những điều chị làm đều là để mang lại sản phẩm tốt nhất cho người bệnh nên tôi đồng ý”.
Với kinh nghiệm nghề thuốc cũng trên 20 năm nên chị hiểu chất xám quý giá như thế nào vì thế khi làm chị xác định: Nhiều cái đầu cùng làm sẽ tốt hơn là một cái đầu. Chị cẩn thận mời thêm các nhà khoa học hợp tác nghiên cứu và bào chế sản phẩm để xây dựng tiêu chuẩn bài thuốc khắt khe, sao cho đạt công thức tối ưu nhất nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho người bệnh. Rồi trong sản xuất phải làm đi làm lại nhiều lần mới ra được sản phẩm ưng ý, thời gian đó chị cứ phải đứng máy trực tiếp với công nhân để chỉ bảo từng chút một sao cho chuẩn.
Thành công này trong nghề thuốc đã làm nên “phúc phận” cho chị. Chị đứng trong Top 100 doanh nhân tiêu biểu do VCCI bình chọn, được trao tặng danh hiệu “Phụ nữ sáng tạo” của Liên hiệp Hội Phụ nữ Việt Nam và là người phụ nữ duy nhất trong ngành Dược 3 năm liền được trao tặng Bông Hồng Vàng – biểu tượng của nữ doanh nhân thành đạt – không những trên lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà còn có nhiều đóng góp cho xã hội. Không chỉ có thế, chị cũng đã kịp vun vén cho mình một góc riêng là người chồng hết lòng ủng hộ chị cùng với hai con một trai một gái đều học giỏi và chăm ngoan. Với doanh nhân Lê Thị Bình – đó là những phần thưởng quý giá nhất của người phụ nữ.
Theo ANTD
Ngăn chặn dược liệu kém chất lượng vào bệnh viện
Ông Phạm Vũ Khánh, Vụ trưởng Vụ Y dược cổ truyền (Bộ Y tế) cho biết, qua kiểm tra ở các bệnh viện (cả khu vực công và tư), trên thị trường ở phạm vi toàn quốc, đã phát hiện một số dược liệu không đạt chất lượng, có lẫn tạp chất như: bá tử nhân, tế tân, viễn chí, hòe hoa, phòng phong, kim ngân hoa.
Cá biệt có dược liệu bị nhuộm chất tạo màu Rhodamine B (là chất tạo màu công nghiệp). Ông Khánh cho biết đã yêu cầu sở y tế các địa phương tăng cường công tác quản lý chất lượng thuốc y học cổ truyền khẩn trương tiến hành kiểm tra chất lượng các vị thuốc nêu trên, lưu ý các dược liệu bị phát hiện nhuộm màu và giả mạo (bạch linh, hoài sơn, hồng hoa). Các thuốc y học cổ truyền có thành phần là dược liệu được phát hiện cần được kiểm tra chất lượng theo lô.
Theo TNO
Dân đổ xô vào rừng khai thác dược liệu Thông tin từ 2 xã vùng Đông Trường Sơn của huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum là xã Hiếu và xã Pờ Ê, hiện trên địa bàn 2 xã đang có tình trạng người dân đổ xô vào rừng tận thu rễ, lá cây Ka Na và cây Kim Cương đem bán cho thương lái. Mỗi kg rễ cây Ka Na tươi được...