Thành công của ‘xuất khẩu’ giáo dục Phần Lan đến Ấn Độ
Những ngôi trường với hình thức học tập mang phong cách Phần Lan dựa trên hoạt động thay vì sách giáo khoa đang xuất hiện ở khắp Ấn Độ.
Trường The Academy theo phương pháp giáo dục Phần Lan tại Pune (Ấn Độ). Ảnh: Al Jazeera
Bột nặn không phải là một công cụ hỗ trợ giảng dạy toán học thông thường. Nhưng tại Trường Jain Heritage trong khu phố thượng lưu Whitefield ở thành phố Bengaluru- “thủ đô công nghệ” Ấn Độ- bột nặn lại là một trong những học cụ mà các giáo viên tiểu học sử dụng để làm cho các con số trở nên thú vị.
Theo kênh Al Jazeera, thay vì học vẹt, học sinh được khuyến khích nặn bột thành các chữ số khác nhau. Các em học đếm bằng cách đếm cây xanh trong một hoạt động ngoài trời và học các phép đo bằng cách pha nước chanh.
Phong cách học tập này là sự đột phá rõ rệt so với phương pháp đã thống trị nền giáo dục Ấn Độ từ lâu là cơ quan chính phủ soạn thảo chương trình giảng dạy, giáo viên và trường học có ít sự linh hoạt để đổi mới, và học sinh được xếp loại dựa trên những gì các em nhớ hơn là những gì các em hiểu. Hình thức giảng dạy học tập theo phương pháp Phần Lan này hiện đang đạt được chú ý ở Ấn Độ.
Video đang HOT
Các trường học cung cấp “giáo dục Phần Lan” mọc lên khắp các thành phố của Ấn Độ, nhấn mạnh vào học tập dựa trên hoạt động, tương tác với thiên nhiên và kỹ năng sống hơn là giáo dục dựa trên sách giáo khoa. Trường The Academy (TAS) ở thành phố Pune đã áp dụng chương trình giảng dạy của Phần Lan vào năm ngoái. Trường Quốc tế Phần Lan, cũng ở Pune, sẽ đi vào hoạt động từ cuối năm nay. Tại trường Quốc tế Phần Lan, mỗi lớp học có 2 giáo viên, một người Phần Lan và một người Ấn Độ là trợ giảng. FinlandWay, một nhà cung cấp trường mầm non có trụ sở tại Helsinki, đang thành lập ba cơ sở giáo dục ở Mumbai. Ngoài ra còn có Trường Quốc tế Trung học Bắc Âu ở thành phố Indore và trường mầm non Ramagya Roots ở Noida, bang Uttar Pradesh.
Các chuyên gia cho biết, đào tạo giáo viên nghiêm ngặt là nền tảng cho sự thành công trong giáo dục của Phần Lan. Cho đến khi giáo viên Ấn Độ được đào tạo mới, các trường học không còn cách nào khác ngoài việc thuê giáo viên từ Phần Lan. Điều đó rất tốn kém và được phản ánh qua học phí, như trường Quốc tế Phần Lan thu phí đến 570.000 rupee (7.600 USD) một năm.
Lo lắng về việc cậu con trai 8 tuổi của cô quay trở lại lớp học với nhiều áp lực sau thời gian học từ xa vì dịch COVID-19, cô Pragya Sinha sống tại Pune chia sẻ: “Điều thực sự hấp dẫn đối với tôi là sự chú ý được cá nhân hóa mà các trường này dành cho học sinh và việc học tập có vẻ rất thú vị. Chúng ta đang ở trong một ngôi làng toàn cầu – tại sao lại để vị trí địa lý lại hạn chế việc học của con tôi?”.
Học sinh tại trường tiểu học Siltamaki ở thủ đô Phần Lan. Ảnh: Independent
Năm 2015, chính phủ Phần Lan đã tạo ra một nền tảng có tên là “Giáo dục Phần Lan” với nhiệm vụ xuất khẩu mô hình giáo dục của nước này. Phần Lan thường xuyên đứng đầu trong các bài kiểm tra của Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế (PISA) thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế ( OECD) và luôn tự hào có tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông hơn 90 phần trăm. “Giáo dục Phần Lan” đã phối hợp với các công ty tại nước này để nghiên cứu thị trường toàn cầu, tìm các trường đối tác và tùy chỉnh phương pháp sư phạm cho các quốc gia cụ thể.
Giám đốc chương trình tại “Giáo dục Phần Lan”-ông Jouni Kangasniemi nêu bật: “Nhiều phương pháp tốt có thể được xuất khẩu và thích nghi trong môi trường khác”.
Ấn Độ không phải là quốc gia duy nhất ưa chuộng chương trình giáo dục Phần Lan. Ở Peru, chính phủ đang xây dựng 75 trường học theo mô hình kinh nghiệm của Phần Lan. New Nordic Schools, một công ty có trụ sở tại Helsinki, đang giúp hình thành những ngôi trường mới ở Brazil và bang Minnesota (Mỹ).
Một điều đáng chú ý là các trường công lập Ấn Độ cũng bắt đầu áp dụng các bài học từ Phần Lan. Người đứng đầu ngành giáo dục bang Kerala đầu tháng này thông báo rằng bang sẽ hợp tác với Phần Lan về đào tạo giáo viên, cải cách chương trình giảng dạy và công nghệ lớp học.
Nguyên nhân khiến dư luận Ấn Độ bất bình với đề thi quốc gia
Người sử dụng mạng xã hội và nhiều phụ huynh Ấn Độ đã chỉ trích Hội đồng Giáo dục Trung học cơ sở (CBSE) do phần câu hỏi trong đề thi quốc gia.
Học sinh Ấn Độ rời địa điểm thi lớp 10 môn khoa khọc xã hội ngày 30/11 tại Noida, Ấn Độ. Ảnh: CNN
Kênh CNN (Mỹ) ngày 14/12 đưa tin nội dung gây tranh cãi xuất hiện trong bài thi Văn học và Tiếng Anh dành cho học sinh lớp 10 (từ 15-16 tuổi) tại kỳ thi diễn ra vào cuối tuần vừa qua.
Hình ảnh về đề thi đã được chia sẻ trên mạng xã hội trong đó có một đoạn trong phần thi đọc hiểu gây chú ý. Theo đó nội dung đoạn văn tiếng Anh miêu tả "phụ nữ chỉ có thể khiến con cái nghe lời nếu chính họ biết nghe lời người chồng". Một đoạn khác kết luận rằng "sự giải phóng những người vợ đã hủy hoại quyền thế của phụ huynh với chính con cái".
Ngay lập tức, nhiều bậc phụ huynh và người sử dụng mạng xã hội đã bất bình về nội dung đề thi này, họ yêu cầu cơ quan quản lý giáo dục đưa ra lời giải thích. Các chính khách cũng lên tiếng yêu cầu mở cuộc điều tra và có lời xin lỗi chính thức từ CBSE.
Chủ tịch Đảng Quốc đại Ấn Độ Sonia Gandhi đã đề cập đến đề thi gây tranh cãi tại một phiên họp quốc hội vào ngày 13/12 và đánh giá các đoạn văn này là "tàn ác". Bà nói: "Tôi phản đối nội dung có thành kiến với phụ nữ như vậy. Nó phản ánh tiêu chuẩn kiểm tra và giáo dục chưa tốt, đi ngược lại với mọi chuẩn mực và nguyên tắc của một xã hội tiến bộ".
Chiều 13/12, CBSE ra tuyên bố rằng đoạn văn trong đề thi không "đạt tiêu chuẩn" và cơ quan này "cam kết về công bằng và ưu tú của giáo dục" đồng thời lấy làm tiếc nuối về vụ việc không may này.
CBSE sẽ thành lập một hội đồng chuyên gia xem xét và tăng cường quá trình thiết kế đề thi trong tương lai. Phần câu hỏi gây tranh cãi sẽ được đưa ra khỏi bài thi và không trừ điểm của các thí sinh.
Các câu hỏi của kỳ thi được viết bởi "người tạo bài kiểm tra" do chủ tịch CBSE chỉ định và những cá nhân này bắt buộc phải có bằng sau đại học về chủ đề mà họ viết. Các câu hỏi sau đó được xem xét và phê duyệt bởi người điều hành, cũng do chủ tịch CBSE chỉ định.
Mỹ hoan nghênh Ấn Độ nối lại xuất khẩu vaccine Ngày 23/9, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã hoan nghênh tuyên bố của Ấn Độ nối lại các hoạt động xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19. Nghiên cứu viên bào chế vaccine phòng COVID-19 tại phòng thí nghiệm của Viện sản xuất vaccine lớn nhất Ấn Độ ở Pune. Ảnh tư liệu: REUTERS/TTXVN Ấn Độ, quốc gia sản xuất vaccine lớn nhất thế...