Thành công 100% với mẹo nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện ai cũng tấm tắc khen ngon
Cơm tấm, món ăn dân dã bình dị của người dân Sài Gòn, là sự kết hợp hài hòa từ hạt cơm thơm ngon được nấu từ hạt gạo bể với sườn heo nướng và bì chả hoặc trứng ốp la tạo nên một nét riêng đặc trưng về ẩm thực của người dân miền Nam.
Tuy nhiên, để nấu được cơm tấm đạt chuẩn khô ngon, không bị não không hề hay dễ nhưng để nói khó thì cũng không thỏa đáng. Nhưng các bạn cũng đừng quá lo lắng vì ngay sau đây, chúng tôi sẽ bật mí với các bạn công thức siêu chuẩn để nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện mà không cần phải chuẩn bị dụng cụ quá cầu kỳ, các bạn cùng theo dõi nhé!
Cơm tấm “món ruột” của người dân Sài thành
Khi nấu cơm dù là gạo thường hay là gạo tấm, tất cả chúng ta đều có một nguyên tắc đó là gạo cần chín đều và chín trong một khoảng thời gian nhanh nhất có thể. Để nấu ngon hạt gạo thường đã khó, gạo tấm muốn nấu ngon càng khó hơn, sở dĩ hạt gạo bị vỡ khó có thể nở được như hạt gạo nguyên, tuy nhiên điều này cũng tạo nên sự đặc biệt của cơm tấm, bởi hạt gạo không nở ra nên dù cơm không dôi nhưng hạt cơm rất ngọt và thơ.
Chuẩn bị nguyên liệu nấu cơm gạo tấm
Gạo tấm: 150 gram
Muối ăn: 1/2 muỗng cafe
Dầu ăn: 1 thìa cafe
Video đang HOT
Bắt tay thực hiện các bước nấu cơm tấm thôi:
Bước 1: Vo gạo và nhặt sạch những hạt gạo bị hư, bẩn để món cơm đạt chất lượng tốt nhất. Sau đó, đem ngâm gạo trong khoảng thời gian từ 20 -30 phút. Bạn có thể ngâm trong nước lạnh hoặc nước ấm đều được nhằm đảm bảo cho hạt gạo nở, chín đều mà không bị nát.
Bước 2: Sau khi ngâm đủ thời gian, quan sát thấy hạt gạo nở đều và hơi nứt ra là được, các bạn tiến hành chắt bỏ nước ngâm gạo và cho gạo tấm vào nồi cùng với một lượng nước nhất định. Khác so với khi các bạn nấu cơm bằng hạt gạo bình thường, đối với gạo tấm thì các bạn nên chú ý đến tỉ lệ nước và gạo để đảm bảo làm sao cơm không bị quá khô hoặc quá nhão.
Vì vậy, để có một chén cơm tấm ngon thì bạn nên cho nước để nấu bằng số bát gạo cộng thêm chén. Chẳng hạn như: 1 bát gạo bạn nấu thì cần cho vào 1.5 bát nước. Hoặc 2 bát gạo sẽ cho thêm 2.5 bát nước. Sau đó, dàn đều gạo và nước trong mặt nồi sao cho bằng phẳng, tránh bị kênh đáy nồi.
Cho phần muối ăn dầu ăn vào nồi cơm gạo tấm rồi trộn đều. Bởi vì muối và dầu ăn sẽ giúp món cơm đậm đà hơn, đáy nồi cơm không bị khê cũng như cơm tấm có được màu vàng óng trông bắt mắt hơn.
Bước 3: Cho phần gạo đã chuẩn bị xong vào nồi, bật nồi cơm ở chế độ nấu. Sau khi nồi cơm đã chín và chuyển qua chế độ ủ, bạn nhớ là ủ cơm ít nhất 15 phút cho hạt cơm được chín hẳn rồi mới rút phích điện nhé. Sau thời gian này, bạn rút điện ra và đừng nóng vội mở nắp cơm ra ngay mà hãy giữ cơm trong nồi thêm 10 – 15 phút nữa trước khi thưởng thức.Việc làm này giúp cơm tấm khô bề mặt, hạt cơm không bị dính vào thân nồi và chín đều.
Hạt cơm tấm đạt chuẩn phải khô, không bị vỡ nát
Những lưu ý khi nấu cơm gạo tấm
Lựa mua gạo ngon: Gạo tấm là phần đầu của hạt gạo trong quá trình xay xát bị vỡ ra, những mẩu bị vỡ đấy, người ta gọi là tấm. Do tấm còn chứa cả phôi và cám gạo nên khi nấu cơm tấm thường rất ngon và nhiều dinh dưỡng.Chính vì vậy khi chọn gạo, bạn nên chọn những hạt tấm trung bình hoặc lớn hơn một chút sẽ ngon hơn thay vì chọn những hạt quá vụn, dễ bị nát giống cháo trong quá trình nấu.
Một điều quan trọng nữa để có được nồi cơm tấm ngon là các bạn phải chọn mua được gạo tấm chất lượng. Vì lượng tấm thu được trong quá trình xay gạo không nhiều nên rất có thể gạo tấm mua từ các chợ là loại gạo không đạt chất lượng. Vậy nên hãy chọn mua gạo tấm từ những cửa hàng, siêu thị uy tín, mua sản phẩm gạo có đóng gói và ghi rõ nhãn mác, xuất xứ.
Thưởng thức cơm tấm: Các bạn có thể biến tấu đa dạng trong thực đơn cơm tấm với các món ăn đi kèm theo như cốt lết, sườn rim, trứng, trần bì, … Tuỳ theo sở thích của bản thân và khẩu vị của gia đình các bạn, dưới đây là một số gợi ý món ăn kết hợp cùng cơm tấm như:
Cơm tấm sườn: Thưởng thức cơm tấm kèm với món sườn nướng hoặc sườn bì. Ngoài ra, bạn có thể thêm với phần rau nộm cùng nước mắm để rưới lên món ăn, giúp cho bữa cơm của bạn thêm phần đậm đà hơn.
Cơm tấm chả trứng: Cơm tấm chả trứng là sự kết hợp của cơm tấm với món chả trứng rán rất đặt biệt. Đây là món ăn vừa đơn giản trong cách thực hiện, vừa ngon chẳng kém gì các kiểu cơm tấm cầu kỳ khác như cơm tấm sườn, cơm tấm cá kho…
Cơm tấm thịt cốt lết: Món thịt cốt lết này bạn có thể sử dụng phương pháp nướng hoặc kho đều ngon. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm một số món rau xanh khác để bữa ăn thêm nhiều dinh dưỡng hơn.
Nấu cơm tấm đúng chuẩn thì hạt gạo phải tơi xốp , không vón cục,cơm mềm không khô hoặc nhão. Nghĩ là đơn giản nhưng cơm tấm lại là một phần quan trọng và quyết định phần lớn đến độ thơm ngon của dĩa cơm tấm, cho nên khi nấu cơm tấm bạn cần thực hiện sao cho tỉ mỉ và cẩn trọng nhất. Với một vài bí quyết chia sẻ trên, hy vọng các bạn sẽ chuẩn bị cho những người thân trong gia đình mình một bữa ăn thật ngon miệng và đưa cơm.
Chúc các bạn thành công!
Bản đồ ẩm thực: Bánh tráng cuốn thịt heo hai đầu da đặc sản "vạn người mê" của đất Đà thành
Đến với Đà Nẵng, du khách không chỉ được tham quan nhiều địa danh nổi tiếng mà còn có cơ hội thưởng thức nét ẩm thực phong phú nơi đây. Đặc biệt, món bánh tráng cuốn thịt heo "ở giữa là thịt, hai đầu là da" khiến ai nấy cũng phải lưu luyến khi thưởng thức.
Đà Nẵng là địa điểm lý tưởng dành cho những người thích du lịch và khám phá cũng như đam mê thưởng thức các món ăn ngon. Bánh tráng cuốn thịt heo hai đầu da là món ăn dân dã, mộc mạc của người Đà Nẵng nhưng dành được tình cảm yêu mến của du khách trong và ngoài nước nhờ hương vị, hình thức độc đáo.
Cũng giống nem cuốn ở miền Bắc hay gỏi cuốn ở miền Nam nhưng điểm độc đáo của món ăn nằm ở đĩa thịt heo luộc với hai đầu là lớp da mỏng, kèm theo chút mỡ và thịt nạc ở chính giữa. Dù cách làm không quá phức tạp, món ăn này lại rất khắt khe trong khâu chọn nguyên liệu. Do đó, thưởng thức miếng bánh cuốn cùng thịt heo mềm thơm, rau sống thanh mát, chấm cùng mắm nêm đậm đà tạo nên sự lan tỏa mùi vị trên đầu lưỡi.
Để có được đĩa thịt heo hai đầu da nhìn đẹp mắt, đạt tiêu chuẩn, đòi hỏi người đầu bếp phải thật cẩn thận và khéo léo. Theo đó, phần thịt dùng để chế biến là thịt đùi gọ (phần thịt mông đùi sau của heo). Lúc luộc thịt, cần giữ lửa thật chuẩn để thịt chín tới, phần mỡ được trong. Sau khi luộc, thịt được cắt thành những lát không quá dày hoặc mỏng, rộng khoảng 3-5cm và dài khoảng 10-15cm. Lát thịt phải đảm bảo còn hai lớp mỡ da ở hai đầu. Đây cũng là lý do vì sao món ăn lại có tên gọi này.
Thịt heo hai đầu da thơm ngon hơn khi dùng kèm mì lá. Ảnh: Ẩm thực Trần
Món bánh cuốn thịt heo hai đầu da ngon nhất khi ăn kèm với mì lá (một loại bánh mỏng, làm từ bột gạo, tựa tựa như da bánh ướt) và bánh đa nướng. Rau ăn kèm gồm xà lách, rau thơm, chuối chát, dưa leo, giá đỗ... không khó kiếm nhưng yêu cầu rau thật tươi và non để không lấn át hương vị của thịt heo.
Bí quyết cuối cùng để món ăn mang đậm hương vị miền Trung chính là chén mắm nêm thơm nồng, có chút the the của ớt khiến thực khách phải xuýt xoa. Mắm nêm được làm từ những con cá cơm tươi ngon và được pha chế với tỏi, ớt xanh, chanh khiến mắm không hề tanh mà rất dậy mùi.
Cuộn bánh có đẹp, có chắc tay hay không phụ thuộc lớn vào sự khéo tay của mỗi thực khách. Khi thưởng thức, thực khách trải bánh tráng trên bàn tay, xếp mì lá, bỏ thêm rau ăn kèm, bánh đa bẻ nhỏ rồi thịt heo hai đầu da, cuốn thật chắc để các nguyên liệu không bị rơi ra. Sự dai dai của bánh tráng, mềm của mì lá, vị thanh mát của các loại rau, chất ngọt và béo của miếng thịt mỡ, vị mặn và cay nồng của mắm nêm, tạo nên một món ngon khó thể chối từ.
Không sai khi nói bánh tráng cuốn thịt heo hai đầu da là đại diện cho tinh hoa ẩm thực của thành phố đáng sống nhất Việt Nam. Ghé thăm Đà Nẵng, không khó để tìm một quán bánh tráng thịt heo nhưng quán Trần được nhắc đến nhiều nhất bởi những món ăn của quán được chế biến đúng chuẩn hương vị đặc trưng của đất Đà thành. Ngoài ra, du khách có thể tham khảo những món ngon hấp dẫn khác khi đến với Đà Nẵng như mì quảng, bún cá thu, cơm gà...
Thơm ngon món cuốn tôm hành Ninh Bình Ninh Bình cuốn hút du khách tìm đến không chỉ có bề dày văn hóa - lịch sử, vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn là những nét tinh túy trong ẩm thực đất cố đô. Đến Ninh Bình, du khách không chỉ được thỏa sức thưởng thức những đặc sản đã quá nổi tiếng như: thịt dê, cơm cháy... mà còn...