Thành cổ Palmyra ’sống lại’ trong không gian 3D
Thành cổ Palmyra của Syria, một di sản vốn bị tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) phá hoại nặng nề dường như đã được ’sống’ trong không gian số 3D. Mô hình 3D được tạo ra nhằm bảo tồn thành cổ Palmyra, phục vụ quá trình tái thiết cho các thế hệ tương lai.
Thành cổ Palmyra Ảnh: 10news.com
Mới đây, các nhà khoa học của Viện Lịch sử Văn hóa vật thể thuộc Học viện Khoa học Nga đã hoàn tất việc xây dựng mô hình 3D của thành cổ Palmyra, nhằm tạo điều kiện cho quá trình tái thiết và bảo tồn khu vực này. Mô hình này đã được Viện Lịch sử Văn hóa vật thể của Nga cùng các đối tác Syria thực hiện trong những năm gần đây trên diện tích 20km2, với hơn 55.000 bức không ảnh chất lượng cao nhằm xây dựng mô hình được làm từ khoảng 700 triệu khối đa giác. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng thu được hàng nghìn bức ảnh chụp các mốc khảo cổ ở Palmyra, thành phố được quân đội Chính phủ Syria giải phóng khỏi tổ chức IS vào tháng 3.2017.
Video đang HOT
Ông Mahmoud Hammoud, Giám đốc Tổng cục Cổ vật và Bảo tàng tại Syria cho biết quá trình xây dựng tư liệu 3D về thành cổ Palmyra được tiến hành theo hai giai đoạn thu thập dữ liệu về thiệt hại và hoạt động khai quật trái phép tại Palmyra, mở đường cho hoạt động tái thiết và tái định cư tại đây. Đồng thời, đây cũng là dự án nằm trong chuỗi dự án hợp tác với Nga nhằm bảo tồn di sản văn hóa Syria, trong đó có việc khôi phục các di sản khảo cổ và hoàn tất tái thiết bảo tàng Palmyra.
Nằm cách thủ đô Damascus 215 km về phía đông bắc, Palmyra từng là một thành phố hội tụ nhiều nền văn minh, kiến trúc của nó là sự kết hợp kỹ thuật Hy Lạp – La Mã với truyền thống địa phương cùng ảnh hưởng của đế quốc Ba Tư. Được đề cập đến lần đầu tiên trong thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên, Palmyra là ốc đảo dành cho những đoàn người lữ hành. Kể từ đó, Palmyra dần khẳng định tầm quan trọng của mình trong vai trò một thành phố nằm trên tuyến đường thương mại nối Ba Tư, Ấn Độ và Trung Quốc với đế chế La Mã.
Tại Palmyra có những dãy cột 2.000 năm tuổi nằm trên một con đường dài 1.100m, được UNESCO mô tả là một “ví dụ tuyệt vời về một khu phức hợp đô thị cổ”. Bên cạnh đó, còn phải kể đến các ngôi đền Baal và Bel, căn cứ quân sự La Mã Diocletian cùng khung vòm uy nghi ở lối vào con đường chính của thành phố cổ. Palmyra đặc biệt nổi tiếng với những tác phẩm điêu khắc và tượng vô cùng độc đáo, cùng nhiều công trình vô giá khác. Chính vì lý do này nên Palmyra được biết đến như “cô dâu của sa mạc” bởi những nét kiến trúc tuyệt đẹp cùng với nó là bề dày lịch sử. Tuy nhiên, thành cổ này đã bị IS phá tan tành, trong đó có Đền thờ Bel 2.000 năm tuổi và Cổng vòm Chiến thắng, sự việc đã khiến dư luận phẫn nộ và lên án trên khắp thế giới. Không chỉ có vậy, khi IS đã chiếm quyền kiểm soát Palmyra, các phần tử Hồi giáo cực đoan đã chặt đầu những chuyên gia cổ vật, những người chăm lo cho khu di tích và bảo tồn những nét đẹp kiến trúc có một không hai tại đây. Hành động này bị chính quyền Syria chỉ trích là “tội ác chiến tranh”. Những di tích nơi đây đã được UNESCO xếp vào danh sách di sản bị đe dọa năm 2013, khi lực lượng chính phủ Syria đánh mất quyền kiểm soát Palmyra vào tay quân nổi dậy.
Trong một cuộc trò chuyện với CNN, nhà nghiên cứu lịch sử kiêm tiểu thuyết gia Anh Tom Holland nhận định, Palmyra có một sự kết hợp phi thường giữa những ảnh hưởng cổ điển và dấu ấn Ba Tư xen lẫn với tính chất Ả Rập. Không chỉ liên quan đến lịch sử Trung Đông, chúng còn là khởi nguồn của văn hóa và văn minh toàn cầu. Còn theo Sky News, trước khi xung đột xảy ra ở Syria, hằng năm Palmyra thu hút đến 7 triệu du khách đến từ khắp nơi trên thế giới, chiếm từ 15 – 20% GDP của Syria.
Các nhà khoa học Nga hoàn tất mô hình 3D để tái thiết thành cổ Palmyra
Các nhà khoa học của Viện Lịch sử Văn hóa vật thể thuộc Học viện Khoa học Nga đã hoàn tất việc xây dựng mô hình 3D của thành cổ Palmyra, nhằm tạo điều kiện cho quá trình tái thiết và bảo tồn khu vực này.
Nga, Syria đồng ý khôi phục Palmyra cổ đại. Ảnh: themoscowtimes.com
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, mô hình 3D được tạo ra nhằm bảo tồn thành cổ Palmyra, khu vực nằm trong danh sách Di sản thế giới của UNESCO, phục vụ cho quá trình tái thiết cho các thế hệ tương lai. Mô hình này đã được gửi cho Tổng cục Cổ vật và Bảo tàng (DGAM) tại Syria.
Giám đốc DGAM, ông Mahmoud Hammoud cho hay dự án xây dựng tư liệu 3D về thành cổ Palmyra, vốn bị tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) phá hoại nặng nề, được tiến hành theo hai giai đoạn, thu thập dữ liệu về thiệt hại và hoạt động khai quật trái phép tại Palmyra, mở đường cho hoạt động tái thiết và tái định cư tại đây.
Cũng theo ông Hammoud, dự án này nằm trong chuỗi dự án hợp tác với Nga nhằm bảo tồn di sản văn hóa Syria, trong đó có việc khôi phục các di sản khảo cổ và hoàn tất tái thiết bảo tàng Palmyra.
Viện Lịch sử Văn hóa vật thể của Nga đã cùng các đối tác Syria thực hiện dự án này trong vài năm gần đây, trên diện tích 20 kilomet vuông, với hơn 55 nghìn bức không ảnh chất lượng cao nhằm xây dựng mô hình được làm từ khoảng 700 triệu khối đa giác.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng thu được hàng nghìn bức ảnh chụp các mốc khảo cổ ở Palmyra, thành phố được quân đội Chính phủ Syria giải phóng khỏi tổ chức IS vào tháng 3/2017.
Ảnh hiếm về cuộc sống người dân châu Âu sau Thế chiến II Các nhiếp ảnh gia chụp được nhiều bức ảnh ấn tượng về cuộc sống của người dân ở châu Âu sau Thế chiến II. Khi ấy, người dân bước vào công cuộc tái thiết đất nước, xây dựng những công trình mới trên khu vực hoang tàn vì chiến tranh. Sau khi Thế chiến 2 kết thúc, người dân ở châu Âu thực...