Thành cổ Acre ở Israel
Thành cổ Acre còn có tên gọi khác là Akko, là một thành phố nhỏ nằm ở phía Tây Gelille thuộc miền Bắc Israel, ven Địa Trung Hải, tại cực bắc vinh Haifa. Thành cổ có diện tích 13,533 km2 với dân số 46.000 người.
Trước năm 165 TCN, thành Acre từng thuộc về Hy Lạp. Đến năm 395 SCN thành cổ rơi vào tay đế chế Byzantine. Sau đó Acre lần lượt nằm dưới sự cai trị của người Ả rập, Ottoman và chịu sự cai trị của người Anh năm 1947. Ngày 17/5/1948, Acre chính thức được trao lại cho Israel.
Những di tích nổi bật trong thành cổ:
Nhà thờ Hồi giáo Jezzar Pasha: Được xây dựng từ thời Ottoman vào thế kỷ thứ 18 theo phong cách kiến trúc Byzantine và chút ảnh hưởng phong cách của Ba Tư.
Nhà thờ có kiến trúc mái vòm rất đặc trưng và các tháp cao với một khoảng sân rộng. Trước đây, nhà thờ sơn màu trắng nhưng hiện nay nó được sơn lại màu xanh. Ngọn tháp có một cầu thang cuốn với 124 bậc từ chân tới đỉnh tháp. Đây là nhà thờ Hồi giáo lớn nhất Israel.
Nhà tắm công cộng:
Được Jezzar Pasha – vua của Ottoman cho xây dựng từ năm 1795. Nhà tắm công cộng ở Acre có cụm phòng tắm nóng, phòng xông hơi hình bát giác với bể nước xây bằng cẩm thạch.Nhà tắm còn nổi tiếng hơn do được quân đội Irgun sử dụng làm cầu nối tới nhà tù.
Lũy chắn: Được xây dựng ở phía Bắc và phía Đông thành cổ Acre vào những năm 1800 – 1814 bởi vua Jezzar Pasha v à người cố vấn Do Thái Haim Farhi nhằm mục đích phòng thủ.
Nó là một công sự chống pháo gồm một bức tường phòng thủ, hào, tiền đồn đại bác và ba tháp phòng thủ lớn. Đây là một di tích gần như còn nguyên vẹn. Bức tường là cảnh nổi bật nhất khi đến thăm Acre.
Thành Acre: Được xây dựng dưới thời Ottoman, là một phần trong hệ thống phòng thủ của Acre khỏi sự xâm lược của quân phương Bắc. Ngày nay, thành Ottoman gồm công trình kiến trúc sau: Tháp và hào; Khu thăm quan thành cổ Acre, Khu vườn bị phù phép; Nhà tù của Anh và giá treo cổ.
Đường hầm của tu sĩ dòng Đền: Được xây dựng ở phía tây bắc thành. Lối vào của pháo đài được bảo vệ bởi 2 ngọn tháp cao cùng tường chắn dày 28 feet. Ở mặt kia của tháp canh còn có 2 tháp nhỏ hơn, trên đỉnh đều có sư tử mạ vàng. Một đường hầm dẫn về phía Đông của pháo đài, phần bậc thấp của đường hầm này được tạc từ đá nguyên khổi.
Video đang HOT
Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận thành cổ Acre là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2001.
=
Ngôi cổ tháp ngàn năm cao nhất Đông Nam Á sừng sững với thời gian
Tháp Dương Long gồm 3 ngôi tháp thờ 3 vị thần tối cao Hindu giáo, nằm trên địa phận hai thôn Vân Tường, xã Bình Hòa và An Chánh, xã Tây Bình (huyện Tây Sơn, Bình Định).
Tháp cổ Dương Long.
Vững vàng tháp cổ ai xây
Bên kia Thủ Thiện, bên này Dương Long
Nước sông trong dò lòng dâu bể
Tiếng anh hùng tạc để ngàn thu
Xa xa con én liệng mù
Tiềm long hỏi chốn, vân du đợi ngày
Những vầng thơ dân gian Bình Định nói về việc bên kia dòng Kôn Giang hiền hòa, thơ mộng là ngôi tháp cổ Thủ Thiện, bên này là ngôi tháp Dương Long nguy nga, tráng lệ. Nơi đây từng lưu dấu một quá khứ hào hùng, một nền văn minh rực rỡ của vương quốc cổ Chăm Pa.
Dương Long là một quần thể ba ngọn tháp nằm gần nhau, nằm trên trục thẳng hàng theo trục Bắc Nam, các cửa chính đều quay về hướng Đông.
Hiện nay tháp nằm trên địa phận hai thôn Vân Tường, xã Bình Hòa và An Chánh, xã Tây Bình (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định), cách trung tâm huyện chừng 12km về phía Đông. Tháp có nhiều tên gọi theo địa danh: tháp Bình An, tháp An Chánh hay tháp Vân Tường. Người Pháp gọi là Tour d'Ivoire (tháp Ngà).
Nhưng Dương Long là tên gọi chính thức và phổ biến hiện nay. Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì ba tòa cổ tháp này được xây cất trên một đồi cao có tên là Dương Long, nằm ở phía Nam núi Trà Sơn.
Cách đây gần một thế kỷ, trong tác phẩm các di tích Chàm của tỉnh Bình Định (Monuments Kiams de la province de Bình Định), học giả người Pháp Ch.Lemire đã có một đoạn mô tả về tháp Dương Long khá chi tiết.
Theo đó, ba tòa tháp được xây cất trên một quả đồi với một cánh rừng xoài và mít tuyệt đẹp. Dù cảnh trí giờ đây đã thay đổi nhiều nhưng vẻ đẹp lộng lẫy của tháp Dương Long vẫn còn đó.
Trở lại lịch sử, sau chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) chấm dứt ngàn năm Bắc thuộc, mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ cho nước Việt. Vào thời nhà Tống, để làm suy yếu Đại Việt và dễ bề cho mưu đồ thôn tính, nhà Tống thường xuyên xúi Chăm Pa, Chân Lạp quấy rối, gây hấn với Đại Việt.
Để phá thế hợp tung, năm 982, vua Lê Hoàn cử sứ thần là Từ Mục, Ngô Tử Cang sang giao hảo với Chăm Pa. Vua Chăm không những không tiếp đón mà còn sai bắt giam sứ thần. Lê Hoàn nổi giận cho quân tiến đánh Chăm Pa, phá nát kinh đô của Indrapura (Đồng Dương, Thăng Bình, Quảng Nam hiện nay) chém chết vua Chăm là Phê Mi Thuế (Parameshvaravarman) rồi rút quân về.
Chăm Pa là một vương quốc bao gồm nhiều tiểu quốc hợp thành. Thời kỳ cực thịnh, lãnh thổ Chăm Pa trải dài từ Quảng Bình đến Bình Thuận ngày nay, bao gồm 5 tiểu quốc: Tiểu quốc Indrapura (từ Quảng Bình đến Thăng Bình, Quảng Nam), đây cũng là kinh đô vủa Vương quốc Chăm Pa lúc bây giờ; Amaravati (từ Quảng Nam đến bắc Quảng Ngãi); Vijaja (từ Quảng Ngãi đến Bình Định); Kauthara (từ Phú Yên đến Khánh Hòa); Panduranga (từ Ninh Thuận đến Bình Thuận).
Dưới sức ép của Đại Việt, từ năm 999 đến năm 1000, Chăm Pa dời đô từ Indrapura (Quảng Nam) về Vijaja (Bình Định), xây dựng kinh thành Vijaja, tiếng việt gọi là thành Đồ Bàn. Vijaja là kinh đô của Vương quốc Chăm Pa suốt 5 thế kỷ (từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ XV).
Năm 1471, vua Lê Thánh Tông tấn công Chăm Pa phá hủy kinh thành Vijaja, sát nhập khu vực này vào Đại Việt khiến vai trò lịch sử của thành Đồ Bàn chấm dứt. Lúc này, lãnh thổ Chăm Pa chỉ còn từ Phú Yên đến Bình Thuận ngày nay.
Sau khi dời đô từ Quảng Nam về Bình Định, vua Chăm cho xây dựng nhiều đền tháp để thờ các vị thần của mình.
Qua thời gian, chiến tranh và sự tàn phá của con người, Bình Định hiện nay còn lại 7 cụm đền tháp với 13 ngôi tháp còn hiện hữu, gồm Phú Lốc, Cánh Tiên, Thủ Thiện, Bình Lâm, Tháp Đôi (2 tháp), Dương Long (3 tháp) và Bánh Ít (4 tháp). Trong đó, Dương Long là quẩn thể tháp Chăm quy mô, đồ sộ và cao nhất khu vực Đông Nam Á. Dương Long được Chính phủ công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt năm 2015.
Tháp Dương Long gồm 3 ngôi tháp thờ 3 vị thần tối cao của Hindu giáo, đó là Brahma, Vishnu và Shiva. Brahma là thần sáng tạo; Vishnu là thần bảo tồn, Shiva là thần hủy diệt. Ba vị thần tối cao trong Hindu giáo gọi là Trimurti, tam vị nhất thể.
Tháp Dương Long gồm 3 ngôi tháp thờ 3 vị thần tối cao của Hindu giáo.
Nó thể hiện cho triết lý: mọi sự vật trong tự nhiên do thần Brahma sinh ra, được duy trì, phát triển bỡi thần Vishnu và cuối cùng bị hủy diệt bỡi thần Shiva. Shiva hủy diệt cái cũ để tái tạo ra cái mới tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn, nó giống quy luật phủ định của phủ định trong triết học biện chứng.
Các cuộc khai quật khảo cổ học ở tháp Dương Long vào các năm 1985, 2006 - 2008 đã phát hiện hàng ngàn hiện vật, trong đó đáng chú ý nhất là bức phù điêu thần Brahma trước tháp Bắc, được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2006 và Yony phía sau 3 ngôi tháp chính, góp phần khẳng định tháp Dương Long thờ 3 đấng tối cao của Hindu giáo là Brahma, Vishnu và Shiva. Yony ở tháp Dương Long cũng là Yony duy nhất đến nay được tìm thấy trên đất Bình Định.
Tháp Bắc thờ thần Brahma, cao 32m, hiện đã bị hư hại nhiều nhưng vẫn còn nhận rõ cấu trúc. Tháp chia làm ba phần: Đế tháp cao vững chắc, các trụ ốp để trơn nâng toàn bộ mái tháp. Cửa chính tuy đã bị sạt lở nhưng có thể thấy vòm cửa hình mũi giáo vút lên.
Hai trụ cửa làm bằng đá trên đầu được trang trí tượng chim thần Garuda quắp rắn. Các cửa giả mô phỏng cửa chính nhưng nhỏ hơn. Trên đỉnh trụ là mặt Kala dữ tợn, phun ra rắn Naga bảy đầu. Bộ mái có cấu trúc bốn tầng nhỏ dần về phía trên và kết thúc bằng một búp sen lớn trên đỉnh tháp.
Tháp Nam (nằm ở bên tay trái nếu đứng mặt trước tháp) thờ thần Visnu, cao 33m, còn tương đối nguyên vẹn. Về cấu trúc tháp Nam cũng không khác so với tháp Bắc. Đặc biệt là có hoa văn trang trí là những bầu vú tròn trịa được chạm nổi xếp đều đặn chạy quanh thân tháp.
Đây là một biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực, cầu mong sự sinh sôi nảy nở. Trên các tầng mái được trang trí hình voi, sư tử, bò thần Nandin, mặt Kala, rắn thần Naga... Nghệ thuật điêu khắc, chạm trổ đã đạt tới trình độ điêu luyện.
Tháp giữa thờ thần Shiva cao 39m. Đây là ngọn tháp Chăm cao nhất khu vực Đông Nam Á còn hiện hữu. Về cấu trúc, tháp giữa không khác hai tháp nhỏ nhưng cao vượt hẳn lên, trang trí không cầu kỳ như hai tháp nhỏ.
Chăm Pa tiếp nhận văn hóa Ấn Độ và đạo Hindu làm quốc giáo, nhưng theo một nhánh riêng, trong đó tôn thờ thần Shiva hơn tất cả các vị thần khác.
Do đó, phần lớn các tháp Chăm thờ thần Shiva. Tháp Chăm thường có 2 dạng kiến trúc: Kiến trúc một ngọn hay một quần thể tháp thờ thần Shiva và dạng kiến trúc gồm 3 ngọn tháp thờ 3 đấng tối cao của Hindu giáo là Brahma, Vishnu và Shiva. Trong đó, đền thờ thần Shiva luôn ở vị trí trung tâm và cao lớn hơn các tháp còn lại.
Các tháp Chăm thường thờ thần Shiva dưới dạng Linga - Yony. Theo truyền thuyết Ấn Độ, thần Shiva lần đầu tiên xuất hiện dưới dạng cột lửa khổng lồ hình Linga. Linga tượng trưng cho giống đực, Yony tượng trưng cho giống cái. Giống đực và cái là 2 thế lực lớn nhất trong tự nhiên. Linga kết hợp với Yony sẽ tạo ra sự sinh sôi nảy nở của vạn vật. Phần lớn tháp Chăm thờ thần Shiva dưới hình thức ngẫu tượng Linga - Yony. Đây là tín ngưỡng phồn thực rất đặc biệt của văn hóa Chăm Pa.
Nghệ thuật điêu khắc, chạm trổ tại tháp cổ Dương Long đã đạt tới trình độ điêu luyện.
Các nhà nghiên cứu chia kiến trúc đền tháp Chăm Pa thành 7 phong cách: Phong cách cổ, phong cách Hòa Lai, phong cách Đồng Dương, phong cách Mỹ Sơn A1, phong cách chuyển tiếp giữa Mỹ Sơn A1 với phong cách Bình Định, phong cách Bình Định và phong cách muộn. Tháp Dương Long cũng như các tháp Chăm ở Bình Định mang phong cách kiến trúc Bình Định.
Đặc trưng của phong cách Bình Định là cửa chính và các cửa giả vút lên cao thành hình mũi giáo, đền tháp được đưa lên các đồi cao mô phỏng mô hình núi vũ trụ mêru ở Ấn Độ. Các họa tiết, tiết hoa văn không trang trí cầu kỳ, tỉ mỉ mà giản lược theo hướng thanh thoát, trang nhã, các hàng cột ốp tường để trơn, không trang trí tạo nét mạnh mẽ, khỏe khoắn.
Tháp Dương Long được xây vào cuối thế kỷ XII, đầu thế kỷ XIII. Giai đoạn này, giữa vương quốc Chăm Pa với đế quốc Chân Lạp (Khmer) xảy ra chiến tranh liên miên. Vùng đất Vijaya từng bị sáp nhập vào lãnh thổ của người Khmer trong thời gian tương đối dài, từ cuối thế kỷ XII đến năm 1220, Chăm Pa mới giành lại độc lập. Vì vậy, tháp Dương Long bị ảnh hưởng phong cách kiến trúc đền tháp Khmer khá rõ nét.
Người Chăm xây tháp bằng gạch, còn người Khmer xây tháp bằng đá. Nhưng ở Dương Long có sự kết hợp hài hòa giữa gạch và đá. Tháp được xây bằng gạch nhưng có một khối lượng đá đồ sộ được đưa vào trang trí đền tháp. Nền móng tháp Chăm thường xử lý đơn giản bằng cách đầm nén đất, cát, sỏi hoặc đá ong rồi xây tháp lên trên.
Tuy nhiên, ở tháp Dương Long nền móng được xử lý rất công phu, bề thế như nền móng gồm 4 lớp đá ong, 7 lớp gạch được xếp lên nhau. Tháp được xây trên nền bình đồ hình vuông, nhưng các nghệ nhân Chăm Pa chặt góc một cách tài tình để lên cao thân tháp có dạng hình tròn theo kiến trúc đền tháp Khmer. Mái của tháp Dương Long không phân chia thành các tầng tháp riêng biệt mà có dạng kiến trúc nhỏ dần đều theo phong cách đền tháp Ăngco - Bayon.
Dương Long là một hiện tượng đặc biệt trong nghệ thuật xây dựng đền tháp Chăm Pa. Dương Long còn là cụm tháp Chăm cao nhất Đông Nam Á còn hiện hữu. Dương Long mang trong mình cả một nền văn hóa Chăm Pa rực rỡ. Chính vì những yếu tố đặc biệt mà Dương Long là cụm tháp duy nhất ở Bình Định được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Dương Long là một địa điểm níu chân du khách muốn tìm hiểu về một thời quá khứ vàng son rực rỡ của vương quốc cổ Chăm Pa.
Ngoài thánh địa Mỹ Sơn, Quảng Nam còn những tháp Chăm tuyệt đẹp nào? Nói đến di tích Chăm ở Quảng Nam, hầu hết mọi người sẽ nghĩ đến thánh địa Mỹ Sơn. Nhưng không phải ai cũng biết rằng ngoài di sản thế giới này, vùng đất Quảng Nam còn nhiều tòa tháp Chăm khác không kém phần đặc sắc. 1. Nằm trên địa phận xã Điện An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, cách đô...