Thanh Bùi lại cộng tác với nhóm nhạc Hàn
Bản phối mới của “ Danger” sẽ trình làng ở cả Hàn Quốc và Việt Nam.
Hồi tháng 8, khán giả Việt yêu nhạc Kpop và fan của Thanh Bùi nói riêng vô cùng tự hào khi anh chính là người viết nhạc cho ca khúcDanger, do nhóm nhạc Hàn Quốc BTS ( Bangtan Boys) thể hiện. Dangerđược công ty Big Hit Entertainment chọn làm bài hát chủ lực của album đầu tay Dark & Wild. Ngày 4/9, album đã bất ngờ vươn lên vị trí thứ 3 của BXH Billboard World Albums.
Hôm 11/11, trang Allkpop đưa tin về màn hợp tác mới giữa Thanh Bùi và BTS. Trang tin tiếng Anh chuyên về làng giải trí Hàn Quốc giới thiệu Thanh Bùi là một “nghệ sĩ Việt Nam nổi tiếng, hoạt động năng nổ trong vai trò giám khảo chương trình truyền hình”.
Thanh Bùi đích thân bay sang Hàn để chuẩn bị bản phối mới cùng BTS.
Hai bên sẽ hòa âm lại Danger theo bản phối Mo-Blue Mix. Phiên bản sẽ được phát hành vào ngày 21/11 ở cả Hàn Quốc và Việt Nam. Điểm khác biệt giữa bản phối mới và bản gốc nằm ở phần giai điệu piano.
Mới đây, trang Twitter của công ty quản lý Hàn cũng đăng tải loại ảnh “nhá hàng”. Trong đó có ảnh chụp Thanh Bùi đang bận rộn trao đổi công việc với ekip Hàn Quốc, đồng thời chụp ảnh kỷ niệm cùng BTS bên cây đàn piano. Trước BTS, Thanh Bùi từng cộng tác viết nhạc cho các nhóm nhạc nổi tiếng châu Á như KAT-TUN, Arashi, TVXQ…
Hình ảnh Thanh Bùi do công ty Big Hit Entertainment chia sẻ.
Theo Zing
Video đang HOT
Ca khúc Việt phiên bản ngoại làm 'say lòng' người yêu nhạc
Những bản nhạc Việt có giai điệu hay, ca từ ý nghĩa, cách thể hiện văn minh... đã được chuyển thể sang phiên bản ngoại làm bao người yêu nhạc thổn thức.
Bằng khả năng tư duy âm nhạc nhạy bén, văn minh và nắm bắt được thị hiếu của số đông công chúng, các nhạc sĩ Việt Nam đã đem đến cho khán giả ngoại những ấn tượng khó phai về làng nhạc Việt. Những tác phẩm như: Diễm xưa, Nối vòng tay lớn, Nhật ký của mẹ, Tình về nơi đâu... đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, phục vụ khán giả khắp thế giới.
Diễm xưa - Trịnh Công Sơn
Diễm xưa là một trong hơn 600 ca khúc nổi tiếng của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn phát hành trong băng nhạc Sơn ca 7. Ca khúc được viết năm 1960 trong hoàn cảnh người nhạc sĩ "cảm nắng" một cô gái Huế - Ngô Thị Bích Diễm, "người con gái mong manh, đi qua những hàng cây long não, lá li ti xanh mướt để đến trường Đại học Văn Khoa".
Diễm xưa phiên bản Việt do Khánh Ly thể hiện
Bài hát với giai điệu chậm rãi, ngọt ngào, sâu lắng nhưng không kém phần lãng mạn, bay bổng đã "đốn tim" rất nhiều khán giả yêu nhạc trong nước. Ca sĩ thể hiện thành công nhất bài hát này nhất chính là "huyền thoại nhạc Trịnh" Khánh Ly.
Diễm xưa được dịch ra tiếng Nhật với tên gọi Tsukushii mukashi, được Khánh Ly trình bày ở hội chợ Osaka năm 1970. Diễm xưa phiên bản Nhật được nhiều người yêu thích và phát hành rộng rãi.
Bản Tsukushii mukashi do ca sĩ người Nhật Yoshimi Tendo thể hiện
Đặc biệt, bản Tsukushii mukashi dưới giọng hát của Yoshimi Tendo đã xếp hạng 11 trong 20 ca khúc hay nhất trên kênh cáp của Nhật Bản năm 2004, trở thành 1 trong 10 bản tình ca hay nhất mọi thời đại ở Nhật Bản. Đây còn là nhạc phẩm châu Á đầu tiên được Đại học Kansai Gakuin đưa vào chương trình giáo dục của mình trong môn Văn hoá và Âm nhạc. Ca khúc chính là một trong những niềm tự hào của nền âm nhạc Việt Nam.
Nhật ký của mẹ - Nguyễn Văn Chung
Nhật ký của mẹ là bài hát nổi tiếng nói về tình mẫu tử của nhạc sĩ "chuyên tạo hit" Nguyễn Văn Chung. Ca khúc xuất xưởng năm 2008, được thể hiện thành công bởi ca sĩ Hiền Thục. Với giai điệu mượt mà, ca từ giản dị nhưng đầy ắp ý nghĩa, Nhật kí của mẹ đã kể một câu chuyện dài về tình mẫu tử thiêng liêng, về tình yêu vô bờ của người mẹ dành cho đứa con của mình từ khi trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành. Đây được coi là một tuyệt phẩm của Nguyễn Văn Chung về tình cảm gia đình và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng.
Nhật ký của mẹ bản tiếng Việt
Bài hát có thời lượng dài 8 phút, minh họa bởi tranh cát do chính nhạc sĩ thể hiện khiến người xem xúc động. Ca khúc được Hiền Thục thể hiện lần đầu tiên tại liveshow "Ký ức 10 năm âm nhạc" của Nguyễn Văn Chung vào ngày 27/10/2011 và sau đó trình diễn nhiều lần trên sóng truyền hình và trong các buổi biểu diễn.
Nh sĩ Yoshimoto Kayo
Không chỉ "nổi đình nổi đám" trong làng nhạc Việt, ca khúc Nhật ký của mẹ đã xuyên biên giới để đến với nhiều quốc gia trong khu vực và được dịch ra nhiều thứ tiếng. Mới đây, sáng tác nổi tiếng của Nguyễn Văn Chung được nhạc sĩ Yoshimoto Kayo phổ lời Nhật. Sau khi chuyển ngữ, ca khúc vẫn nguyên vẹn phần ca từ đẹp, ý nghĩa, đậm tính nhân văn.
Phiên bản tiếng Nhật
Chia sẻ về quyết định này, nhạc sĩ Yoshimoto Kayo cho biết: "Trong lúc tôi tìm hiểu về lễ Vu Lan tại Việt Nam, tôi có biết đến một bài hát do một ca sĩ nổi tiếng Việt Nam thể hiện. Bài hát rất phổ biến trong vòng 2 năm trở lại đây khi người già hay trẻ em đều biết đến với tên gọi Nhật ký của mẹ. Tôi dịch bài này sang tiếng Nhật vì tôi cũng muốn người Nhật Bản biết đến bài hát này".
Theo một số hãng tin ở Nhật Bản, sau khi hoàn thành bản dịch, ca khúc Nhật ký của mẹ phiên bản tiếng Nhật được rất nhiều người yêu thích và ủng hộ vì nó phù hợp với tư duy cảm xúc người Nhật.
Nối vòng tay lớn - Trịnh Công Sơn
Có lẽ, Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ sở hữu số lượng ca khúc được dịch ra tiếng nước ngoài nhiều nhất Việt Nam. Những ca khúc của ông có giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, đầy tính nhân văn, thấm đẫm triết lý và nhận được sự yêu mến của rất nhiều người, không chỉ người Việt Nam mà còn cả khán giả quốc tế.
Bài hát Nối vòng tay lớn được cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác vào tháng 4/1970 và được giới trẻ hát vang suốt hơn 40 năm qua. Nhạc phẩm ra đời với mục đích kêu gọi sự đoàn kết giữa hai miền Nam - Bắc, cùng dang rộng vòng tay để thêm tình nghĩa, sức mạnh để thống nhất đất nước.
Với giai điệu thiết tha, hân hoan, vui tươi, thể hiện sự hào hùng của dân tộc, Nối vòng tay lớn nhận được sự yêu mến của rất nhiều thế hệ khán giả trong và ngoài nước. Mới đây, bài hát này đã được ông Richard Fuller - một người Mỹ say mê nhạc Trịnh - dịch ra tiếng Anh với khát khao nó được hát vang trên đất Mỹ.
Được biết, ông Richard Fuller đã từng gắn bó hơn 30 năm với cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và cũng là người đầu tiên chuyển ngữ những ca khúc của Trịnh để đấu tranh cho hòa bình trên đất Việt. Bên cạnh ca khúc Nối vòng tay lớn, ông Richard đã dịch ra tiếng nước ngoài những ca khúc khác như: Diễm xưa, Người con gái Việt Nam da vàng, Ca dao mẹ... và thể hiện được tinh thần nhạc Trịnh.
Tình về nơi đâu - Thanh Bùi
Thanh Bùi là một trong những nghệ sĩ lớn của Việt Nam, anh từng gây bão trong cộng đồng mạng khi lọt vào top 8 Thần tượng âm nhạc Úc năm 2008. Ngoài khả năng ca hát, Thanh Bùi còn là tác giả của hơn 600 ca khúc được đón nhận rộng rãi không chỉ ở Úc, Việt Nam mà còn rất nhiều quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Thái Lan, Philipines...
Một trong những ca khúc gây sốt của Thanh Bùi ở thị trường nhạc Việt là Tình về nơi đâu. Ca khúc này được viết trong năm 2012 dưới hai phiên bản Việt và Anh. Đây là sản phẩm hợp tác giữa chàng ca sĩ họ Bùi với ca sĩ người Thái Tata Young sau chương trình Soundfest. Sau khi trình làng, bài hát này làm "điên đảo" công chúng yêu nhạc nhờ giai điệu mượt mà, cách phối khí hiện đại, văn minh.
Sau khi hoàn tất phần lời tiếng Anh ca khúc với tên Where Do We Go, Thanh Bùi và ca sĩ nổi tiếng người Thái Lan Tata Young đã họp báo ra mắt single Where Do We Go - Tình về nơi đâu phiên bản tiếng Anh tại Bangkok, Thái Lan với sự tham dự của gần 100 cơ quan báo chí Thái Lan. Single Where Do We Go nhận được rất nhiều sự khen ngợi của công chúng yêu nhạc Thái và giới truyền thông.
Theo Danviet
Tác giả "On The Floor" hỗ trợ Thanh Bùi thực hiện album mới Hai nhạc sĩ nổi tiếng thế giới - Wayne Hector và AJ Junior, đang có mặt ở Việt Nam để cùng Thanh Bùi thực hiện album mới. Hai nhạc sĩ Wayne Hector và AJ Junior, chủ nhân của hàng loạt những ca khúc nổi tiếng khắp thế giới do Jennifer Lopez thể hiện như: "On the floor", "Dance again" và "Live it up",...