Tháng thứ ba liên tiếp Nga là nhà cung cấp dầu mỏ lớn nhất cho Trung Quốc
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong tháng Bảy, xuất khẩu dầu mỏ của Nga sang Trung Quốc đạt 7,15 triệu tấn, cao hơn 7,6% so với cùng kỳ năm trước, và Nga vẫn là nhà cung cấp dầu mỏ lớn nhất cho Trung Quốc trong tháng thứ ba liên tiếp.
Hệ thống đường ống dẫn khí của Nga. Ảnh: TASS/TTXVN
Khối lượng dầu mỏ Nga bán cho Trung Quốc mỗi ngày ở mức khoảng 1,68 triệu thùng, thấp hơn mức cao kỷ lục khoảng 2 triệu thùng/ngày hồi tháng Năm. Vị trí thứ hai về lượng dầu mỏ bán cho Trung Quốc thuộc về Saudi Arabia với 6,56 triệu tấn, tương đương 1,54 triệu thùng/ngày.
Tổng cộng, kể từ đầu năm, nhập khẩu dầu từ Nga sang Trung Quốc đạt mức 48,45 triệu tấn, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2021. Saudi Arabia đã bán 49,84 triệu tấn dầu cho Trung Quốc trong cùng kỳ, thấp hơn 1% so với năm 2021. Do lượng lớn nguồn cung từ Nga, nhập khẩu dầu từ Angola (Ăng-gô-la) và Brazil (Bra-xin) giảm lần lượt 27% và 58% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu dầu từ Malaysia tăng 183%, lên 3,34 triệu tấn.
Video đang HOT
Nga đã quyết định chuyển hướng cung cấp dầu sang các thị trường châu Á, trong đó có Ấn Độ và Trung Quốc. Giá dầu tăng cũng khiến Nga nằm trong số ba nhà cung cấp dầu hàng đầu cho Liên minh châu Âu (EU), bất chấp các lệnh trừng phạt.
Theo Cơ quan thống kê châu Âu Eurostat, trong nửa đầu năm 2022, mức tăng nhập khẩu của Nga vào châu Âu lên tới 78,9%. Tuy nhiên, khối lượng hàng thực tế đã giảm và sẽ tiếp tục giảm sau khi lệnh cấm vận của EU đối với dầu Nga có hiệu lực vào cuối năm nay.
'Vàng đen' dự kiến lấy lại vị thế trong năm 2022
Nhu cầu về dầu mỏ trên toàn cầu đã theo xu hướng tăng trong năm 2021 khi khắp nơi bắt đầu hồi phục từ dịch COVID-19.
Và các chuyên gia dự đoán lượng tiêu thụ "vàng đen" toàn cầu có thể đạt kỷ lục trong năm 2022.
Một nhà máy lọc dầu tại Texas (Mỹ). Ảnh: AP
Hãng thông tấn Reuters (Anh) ngày 23/12 đưa tin trong năm 2021 này lượng tiêu thụ xăng và dầu mỏ đã tăng bởi người dân nối lại hoạt động di chuyển trong khi hoạt động kinh doanh cũng trên đà phục hồi.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự đoán lượng tiêu thụ dầu thô trong năm 2022 sẽ đạt 99,53 triệu thùng/ngày, tăng so với mức 96,2 triệu thùng/ngày của năm nay. Trong khi đó, trước khi đại dịch bùng phát, vào năm 2019 lượng thiêu thụ dầu mỏ mỗi ngày trên toàn cầu là 99,55 triệu thùng.
Nhà phân tích Peter Lee tại công ty Fitch Solutions (Mỹ) dự đoán vào năm 2022, các thị trường mới nổi ở châu Á như Indonesia và Thái Lan sẽ phục hồi mạnh mẽ. Còn ông Richard Gorry tại công ty tư vấn JBC Energy Asia đánh giá nhu cầu dầu mỏ sẽ tăng lên 350.000 thùng mỗi ngày tại châu Á trong năm 2022. Theo ông Gorry, phần lớn nhu cầu xuất phát từ Ấn Độ, Trung Quốc.
Điều này dự kiến tạo áp lực lên cả Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Mỹ để đáp ứng nhu cầu.
Giá dầu Brent vào đầu năm là 52 USD/thùng sau đó có thời điểm tăng mạnh lên 86 USD/thùng trước khi giảm dần vào cuối năm. Nhiều nhà phân tích cho rằng giá dầu có thể quay trở lại chiều hướng tăng vào năm 2022 trừ khi nguồn cung tăng hơn dự kiến. Các nhà nghiên cứu tại Ngân hàng Mỹ ước tính đến năm 2022 giá dầu Brent ở mức trung bình 85 USD/thùng
Người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại ngân hàng Goldman Sachs (Mỹ)-ông Damien Courvalin đánh giá: "Nếu có thêm làn sóng dịch, tăng trưởng kinh tế sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực vào quý đầu năm 2022. Tuy nhiên nếu có hồi phục, nhu cầu về dầu mỏ sẽ ở mức cao kỷ lục trong hầu hết năm 2022".
Tình trạng nhu cầu dầu mỏ phục hồi trong năm 2021 cũng khiến các nhà cung cấp bất ngờ, gây căng thẳng giữa những nước khai thác dầu và tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới như Mỹ, Trung Quốc cùng Ấn Độ. Khi giá xăng tăng mạnh vào đầu năm nay, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi OPEC và các đối tác, còn gọi là OPEC , đẩy mạnh nguồn cung. Tuy nhiên, các quốc gia OPEC đã gặp khó khăn trong nâng sản lượng do thiếu đầu tư.
Trong khi đó, vào năm 2021, sản lượng khai thác dầu mỏ của Mỹ chỉ là 11,2 triệu thùng/ngày trong khi mức kỷ lục của nước này vào cuối năm 2019 là 13 triệu thùng/ngày.
Những diễn biến mới xung quanh lời kêu gọi mở kho dự trữ dầu của Mỹ Các nguồn thạo tin mới đây cho hay Trung Quốc chưa đưa ra cam kết về việc mở kho dự trữ dầu theo lời kêu gọi của Mỹ, trong khi Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) không hề xem xét thay đổi chính sách sau động thái mới nhất của Chính phủ Mỹ. Bể chứa dầu tại Cushing, Oklahoma, Mỹ....