Tháng tết: Thịt tăng không bằng vàng lên giá
Sau khởi đầu đứng yên 0% của tháng 1, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 năm nay ước tăng 0,42%, một mức tăng khá trong nhiều tháng qua.
Với công bố trên của Tổng Cục Thống kê sáng nay, 24/2, CPI cũng có nghĩa tăng 0,42% so với tháng 12 năm trước.
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có tới 8 nhóm tăng với mức tăng khá, trong đó, 2 nhóm tăng trên 1%.
Đặc biệt, tăng đột biến nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống với tỷ lệ tăng gần 2% (1,98%), kế đến là nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 1,15%.
Rau xanh tăng giá mạnh đợt siêu rét (ảnh: theo Vietnamnet)
Video đang HOT
Tổng Cục Thống kê lý giải, việc tăng mạnh những nhóm trên là do ảnh hưởng tăng giá dịp Tết Nguyên đán vừa qua do dịp lễ lớn này nằm trọn trong chu kỳ tính CPI tháng 2. Ở thời điểm này, các mặt hàng tươi sống như các loại thịt đến tăng từ 0,2-0,4%. Rau củ quả cũng tăng lớn bởi hệ luỵ thiếu hàng, do trải qua đợt siêu rét kỷ lụcdiễn ra trước Tết.
6 nhóm còn lại tăng trung bình như nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,45%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,19%; Thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,06%; Giáo dục tăng 0,26%; Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,71%.
Do ảnh hưởng việc liên tiếp 2 lần giảm sâu giá xăng dầu, nhóm giao thông tháng 2 ước giảm kỷ lục xuống 3,96%. Tính chung trong kỳ này, một lít xăng A92 đã giảm tới 1.320 đồng/lít và dầu diezen giảm tới 1.530 đồng/lít. Ngoài ra, theo xu hướng giảm giá phôi thép của thế giới, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng cũng giảm 0,41% và bưu chính viễn thông tiếp tục đà giảm 0,16%.
Tổng Cục thống kê cũng ghi nhận sự bất thường của giá vàng thấy rõ khi chỉ số giá vàng tháng 2 tăng 3,02%, chỉ số giá Đô la Mỹ giảm 0,64%.
Phạm Huyền
Theo_VietNamNet
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 vọt tăng 0,42%
Nhu cầu tiêu dùng, vui chơi giải trí tăng cao trong dịp Tết đã khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2016 đã tăng 0,42% so với tháng trước.
Tổng cục Thống kê mới công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2016. So với tháng 1, chỉ số giá tiêu dùng cả nước trong tháng 2 đã tăng 0,42% và tăng 1,27% so với tháng cùng kỳ năm 2015.
Do ảnh hưởng từ nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán, giá cả của 8/11 nhóm mặt hàng tính CPI trong tháng này đều tăng. Trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, nhóm đồ uống và thuốc lá, nhóm may mặc, mũ nón và giầy dép, nhóm văn hóa, giải trí và du lịch, nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng đồng loạt trong tháng này.
Cụ thể theo Tổng cục Thống kê, trong khi nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,98% so với tháng 1 khi giá lương thực tăng 0,66%, thực phẩm tăng 2,45% và ăn uống ngoài gia đình tăng 1,45% thì giá các mặt hàng thực phẩm đã có mức tăng mạnh mẽ cao nhất. Giá thịt lợn, thịt bò, hải sản tươi sống tăng từ 0,2% - 0,4%. Đặc biệt trong tháng này, do thời tiết rét đậm đã ảnh hưởng lớn đến nguồn cung khiến giá rau xanh tăng cao ở các tỉnh phía Bắc.
Giá các mặt hàng thực phẩm, rau xanh tăng cao dịp Tết tác động mạnh đến CPI tháng 2/2016. (Ảnh minh họa: KT)
Trong tháng này, một số doanh nghiệp vận tải đã tăng giá vận chuyển hành khách từ 20% - 60% chiều đông khách dịp Tết, hiện tượng này đã khiến giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 3,45% so với tháng trước đó.
Giảm giá so với tháng 1 là một số nhóm hàng như giao thông, nhà ở và vật liệu xây dựng và bưu chính viễn thông. Trong đó, nhóm giao thông giảm 3,96% so với tháng trước do tác động của việc giảm giá xăng dầu. Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,41% so với tháng trước. Riêng nhóm bưu chính viễn thông tính đến tháng 2 này đã là tháng thứ 9 giảm giá liên tiếp ở mức 0,16%.
Đáng chú ý, ảnh hưởng giảm từ chỉ số chứng khoán toàn cầu đã khiến giá vàng thế giới tháng 2 tăng cao, điều này ảnh hưởng tăng giá vàng trong nước. Trong khi đó, tỷ giá USD tại các ngân hàng trong nước tháng 2 có sự giảm nhẹ do nguồn cung ngoại tệ dồi dào./.
Nguyễn Quỳnh
Theo_VOV
Thực phẩm tăng mạnh kéo CPI cả nước tăng 0,42% trong tháng 2 Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 2/2016 tăng 0,42% so với tháng trước. Trong 11 nhóm hàng được xếp vào rổ tính chỉ số giá chung, có 7 nhóm tăng. Nhóm có quyền số cao nhất là hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng mạnh 1,98%, trong đó lương thực tăng 0,66%,...