“Thẳng tay” gạt bỏ chiến dịch gây sức ép của Mỹ, Đức đòi hỏi hiện diện Vùng Vịnh theo cách châu Âu
Berlin tỏ ra không bằng lòng với lời đề nghị của Mỹ mà giành ưu tiên cho một sứ mệnh tương tự tại Vịnh Ba tư do Anh đề xuất.
Sau loạt vụ việc liên quan tới các tàu thương mại gần Eo biển Hormuz, Washington đã kêu gọi các đồng minh tham gia một sứ mệnh trong khu vực nhằm bảo vệ quyền tự do di chuyển hàng hải. Tuy nhiên, Đức dường như tỏ ra quan tâm hơn đối với một kế hoạch tương tự do Anh đề xuất.
Theo hãng tin Spuntik, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho rằng, chiến lược “gây sức ép tối đa” lên Iran của Mỹ là một kịch bản không thể chấp nhận được cho sự hiện diện của Đức tại khu vực. Ông Maas bày tỏ sự ủng hộ đối với chiến dịch của Anh, trong đó dự định bảo vệ các tàu thương mại tại Vịnh Ba Tư và gần Eo biển Hormuz.
Đức ủng hộ kế hoạch của Anh hơn là đề nghị từ Mỹ (ảnh: Getty)
Video đang HOT
“Sự tham gia của chúng tôi trong khu vực phải có một bộ mặt châu Âu. Chúng tôi không tham gia vào chiến lược ‘gây sức ép tối đa’ của Mỹ”, Ngoại trưởng Đức nói với hãng tin Funke.
Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra, Berlin chỉ có thể tự mình quyết định có tham gia đề xuất của Anh hay không, nếu được cung cấp các chi tiết cụ thể và rõ ràng về sứ mệnh.
“Chúng tôi đang liên hệ với chính phủ mới của Anh, đặc biệt là để tìm ra họ đang có lập trường gì. Các kế hoạch vẫn còn ở trong giai đoạn khởi đầu”, nhà ngoại giao Đức cho hay, đồng thời lưu ý, các câu hỏi về chính trị và tính pháp lý của sứ mệnh cần phải được trả lời trước tiên.
Mặc dù Berlin tỏ ra thận trọng, nhưng ông Maas cũng nhấn mạnh rằng, châu Âu có lợi ích trong việc đảm bảo an toàn tại Vùng Vịnh. Theo ông, chính phủ Đức, Pháp và Anh đang thảo luận các biện pháp đưa các cường quốc khu vực lại gần nhau để cùng giải quyết vấn đề an ninh hàng hải.
“Vẫn còn những khó khăn ngoại giao mà chúng tôi phải vượt qua, trong đó đòi hỏi đối thoại và thảo luận về những quy định chung để tránh leo thang không cần thiết”, ông Maas chia sẻ.
Đối lập với Đức, Đan Mạch thể hiện một lập trường rõ ràng hơn, đó là nghiêng về chiến dịch của Anh tại Vịnh Ba Tư. Ngoại trưởng Đan Mạch Jeppe Kofod tiết lộ, Copenhagen đang tích cực đánh giá khả năng đóng góp hải quân tiềm năng cho sứ mệnh.
Ngoài Đan Mạch, Pháp và Italy được cho là cũng ủng hộ kế hoạch của London.
Phương Đỗ
Theo toquoc
Đức nói "không" với triển khai tên lửa hạt nhân mới tại châu Âu
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas tuyên bố, Đức sẽ phản đối mạnh mẽ mọi động thái lắp đặt tên lửa hạt nhân tầm trung mới tại châu Âu, nếu Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), một hiệp ước kiểm soát vũ khí then chốt thời Chiến tranh Lạnh, bị hủy bỏ.
Trong một bài phỏng vấn được đăng ngày 27/12, hãng thông tấn DPA của Đức dẫn lời Ngoại trưởng Maas cho biết: "Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì châu Âu cũng không thể trở thành một sân khấu cho cuộc tranh cãi về tái vũ trang. Việc lắp đặt các tên lửa tầm trung mới sẽ phải hứng chịu sự phản đối rộng rãi tại Đức".
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas. (Nguồn: Elintelecto)
Ngoại trưởng Maas cũng khẳng định, việc tái vũ trang hạt nhân "rõ ràng là câu trả lời sai lầm nhất" cho bất đồng Nga - Mỹ gần đây liên quan đến INF.
Mỹ đã đe dọa rút khỏi Hiệp ước INF năm 1987, hiệp ước cấm Nga và Mỹ lắp đặt các loại tên lửa mặt đất tầm ngắn và tầm trung tại châu Âu.
Moscow tuyên bố đang chuẩn bị cho việc Mỹ triển khai tên lửa hạt nhân mới tại châu Âu, sau khi Washington thông báo kế hoạch rút khỏi INF.
Theo baoquocte
Ngoại trưởng Iran tuyên bố "vỗ mặt" châu Âu Ngoại trưởng Mohammad Javad Zarif tuyên bố rằng các nước châu Âu "không có tư cách" để chỉ trích Iran trong bối cảnh Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đặt chân đến Tehran. Ngoại trưởng Mohammad Javad Zarif Chuyến thăm Iran của ông Maas là một phần trong nỗ lực phối hợp của châu Âu nhằm cứu thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với...