Tháng ngày gian khó vợ chữa ung thư lưỡi cho chồng
Trong 6 tháng, chồng bị ung thư lưỡi, mẹ chồng mắc ung thư đại tràng, bản thân trải qua ca mổ chít hẹp phế quản, chị Vân luôn tự nhủ không được phép gục ngã.
“8 năm trước anh cõng em đi học khi em bị gãy chân thì giờ đây đôi vai bé nhỏ, gầy guộc này của em sẽ là chỗ dựa vững chắc cho anh trong hành trình thử thách tới”, người vợ trẻ bắt đầu hành trình ngược xuôi chữa bệnh cho chồng Tô Ngọc Sơn bằng một quyết tâm mạnh mẽ.
Căn phòng trọ tại số nhà 47/2/39 đường Bùi Đình Túy, quận Bình Thạnh, TP HCM đơn sơ, không có vật dụng gì rườm rà đến mức không ai nghĩ là phòng của gia đình nhỏ. Sau phẫu thuật phổi hơn hai tuần, vết mổ khá dài, chị Trương Cẩm Vân vẫn chưa cử động mạnh được.
Sáng sớm mẹ chồng đã phải vào bệnh viện để vô thuốc hóa trị lần 5, chồng đang nhập viện Ung bướu để phẫu thuật cắt hạch, Vân tự mình loay hoay với những sinh hoạt cá nhân, thỉnh thoảng người chủ trọ lại chạy sang giúp đỡ những việc lặt vặt.
Cả hai vợ chồng đều sinh năm 1984, trải qua mối tình 8 năm từ thời còn là sinh viên đại học. Vân bị tai nạn gãy chân vào năm thứ 3 đại học, chính Sơn là người đã túc trực chăm sóc, cõng cô lớp phó năng nổ đêm ngày leo mấy tầng lầu đi học. Từ tình bạn sang tình yêu, 8 năm dài với đủ mọi cung bậc cảm xúc “không quá ồn ào, vồn vã nhưng cũng đủ lắng đọng dư âm”. Sau 3 Sơn lần kiên trì cầu hôn, Vân nhận lời về chung một nhà. Lễ cưới diễn ra vào ngày 12/12/2012.
Vợ chồng Vân trải qua mối tình 8 năm từ thời còn là sinh viên đại học trước khi về chung một nhà. Ảnh: NVCC.
Đón nhận tin vui có em bé, Sơn tỏ rõ mình là người chồng chu đáo. Anh giành hết việc nhà, tự tay vào bếp trổ tài nấu nướng, bất chấp đêm hôm đi mua những món vợ thích. Thời gian rảnh, anh lại đưa vợ đi chụp ảnh bầu bì để làm kỷ niệm. Các kiến thức về massage chân cho bà bầu khỏi chuột rút, xoa bóp lưng, bật nhạc cho con nghe trong bụng mẹ… đều được anh háo hức tìm hiểu, áp dụng cho vợ.
Khi con gái Tô Nhã An chào đời, người bố trẻ hiền lành từ những vụng về ban đầu đã dần thuần thục việc pha sữa, giặt tã, nựng con, ru con ngủ, chăm lo từng bữa ăn dặm, mọc răng của con… Đó là quãng thời gian hạnh phúc ngắn ngủi nhưng ngọt ngào trước khi sóng gió bắt đầu ập tới gia đình nhỏ.
Sau ngày thôi nôi của con gái được một tuần, đi khám vì nhiệt miệng kéo dài, Sơn phát hiện mình mắc bệnh ung thư lưỡi. “Giờ nghĩ lại vẫn không hiểu sức mạnh đâu ra mà mình giữ được sự bình tĩnh khi phát hiện tin dữ như thế. Nước mắt cứ chực trào ra nhưng nhìn vẻ chết lặng của chồng, mình biết rằng đây là lúc người đàn ông yếu đuối nhất và cần mình phải mạnh mẽ sát cánh bên cạnh”, Vân nhớ lại.
Vào BV Gia Định rồi Ung bướu kiểm tra ngày 21 tháng Chạp âm lịch năm 2014. Khi bệnh viện cho hẹn ra Tết quay lại, Sơn giục vợ lo vé xe về quê tại Đăk Lăk, chừng như sẵn sàng tâm lý đón cái Tết cuối nơi quê nhà với người thân, bạn bè. Không cam lòng nhìn chồng buông xuôi, Vân gọi điện cậy nhờ tất cả mối quan hệ để có thể gặp được bác sĩ để cầu xin cho chồng được mổ trước Tết.
“Nhấp nhổm đợi cả buổi chiều cuối cùng cũng được gặp bác sĩ. Sau khi xem bệnh án và khám kỹ lại, bác sĩ quyết định phải mổ gấp vì nếu để qua Tết tế bào ung thư sẽ lan rộng, phải cắt bỏ lưỡi hoàn toàn”, Vân tâm sự.
Nhìn chồng bật khóc sau những kìm nén nghẹn ngào, Vân đau thắt lòng. Ca mổ cắt 1/2 lưỡi, nạo hạch ở cổ, lấy thịt ở dưới vùng cổ tạo hình lưỡi mới diễn ra như chạy đua với thời gian trong những ngày cuối năm. Ngày 28 Tết, Sơn được xuất viện về nhà để hẹn ngày mùng 7 Tết quay lại bắt đầu xạ trị.
Trong khi mọi nhà tưng bừng đón Tết, người vợ trẻ bắt đầu vật lộn với khoảng thời gian khủng khiếp. Nước mắt Vân bao đêm trằn trọc ướt gối vì thương chồng phải chống chọi với những cơn sốt, hành hạ thể xác sau mổ, thương con gái bé bỏng chưa kịp biết gì đã phải đối diện hoàn cảnh éo le. Chị càng dặn lòng quyết tâm chạy chữa cho chồng bằng mọi giá, không thể để con phải mất bố khi chưa kịp hưởng trọn vẹn tình thương và cũng bởi vì chị còn cần anh luôn nắm tay chị trên chặng dài gió mưa.
Gửi con gái nhỏ về quê ngoại Quảng Bình, hai vợ chồng tiếp tục chiến đấu với phác đồ 33 tia xạ và 7 lần vô thuốc hóa trị. Bệnh tình chồng nguy hiểm cần phải tiến hành liệu trình điều trị sớm nhưng bệnh nhân đông phải nên chờ đợi kéo dài, người vợ lại phải chạy đôn chạy đáo để anh được sắp xếp lịch sớm.
Video đang HOT
Ròng rã những tháng ngày vào ra bệnh viện, nhiều lúc tưởng chừng như muốn gục ngã nhưng nhìn chồng nôn ói, xanh xao trong những đợt hóa xạ trị, Vân phải vực dậy tinh thần động viên anh, nhắc nhớ kỷ niệm cũng như vạch ra những kế hoạch tương lai để chồng có động lực, lạc quan đối diện bệnh tật.
Chồng mới vô được một liều hóa trị, chưa kịp ổn định tinh thần thì mẹ chồng Vân phát bệnh ung thư đại tràng. Cả nhà bắt đầu lao vào một cuộc chiến mới. BV Ung Bướu quá đông nên mẹ nhập viện 175. Vân và bố chồng vốn chưa rành đường sá Sài Gòn phải tất tả xuôi ngược giữa hai bệnh viện, cùng động viên nhau gồng gánh khó khăn.
Nghịch cảnh vẫn chưa hết trớ trêu, sóng gió chưa chịu dừng lại. Trong khi chồng và mẹ chồng vẫn đang điều trị ung thư thì Vân được chẩn đoán bị chít hẹp đường phế quản. Cuối tháng 6 vừa qua, Vân phải phẫu thuật đê căt nôi va căt bo 1/3 la phôi bi vôi hoa tại BV Phạm Ngọc Thạch.
Sát cánh làm hậu phương vững chắc cùng người thân chiến đấu bệnh tật nhưng đến lúc chính bản thân ngã bệnh, Vân như suy sụp hoàn toàn, chỉ còn nghĩ đến con, khóc cạn nước mắt vì thương con.
Quãng thời gian hạnh phúc ngắn ngủi nhưng ngọt ngào trước khi sóng gió bắt đầu ập tới gia đình nhỏ. Ảnh: NVCC.
Khó khăn, nợ nần vẫn còn chồng chất, chặng đường của quá trình xạ trị, hóa trị của cả gia đình phía trước vẫn còn lắm chông gai. Hỏi về nghị lực đối mặt khó khăn, Vân chỉ tự nhủ “Ai trong hoàn cảnh của mình cũng vậy hoặc sẽ làm tốt hơn mình mà”.
Liên tục vào ra bệnh viện trong vai trò người nhà rồi người bệnh, Vân càng thấu hiểu và cảm thương sâu sắc với những cảnh đời bệnh tật. “Lúc trước khi còn sinh viên rồi đi làm, mình thường tham gia những tổ chức từ thiện phát cơm, phát cháo cho bệnh nhân. Đến bây giờ chính mình lại là người đi nhận. Nhiều cảm xúc lẫn lộn lắm”, Vân trải lòng.
“Chính trong hoàn cảnh khó khăn, mình càng nhận ra tình thương của mọi người dành cho vợ chồng mình. Sự thăm hỏi, động viên, giúp đỡ của bạn bè, người thân giúp mình vững tin làm chỗ dựa cho chồng để anh nhanh khỏe, sau này 2 vợ chồng sẽ cùng nhau làm những điều thiện nguyện”, Vân tâm sự. Vào viện, gặp nhiều mảnh đời bất hạnh, Vân luôn tự nhủ những gì mình đang trải qua chỉ là một chút biến cố thôi, dẫu khó khăn cũng phải gắng sức vượt qua.
Vóc dáng nhỏ nhắn, sự mạnh mẽ được tôi luyện từng ngày, dẫu nước mắt lăn dài Vân vẫn luôn dặn lòng vững vàng. Người vợ, người mẹ trẻ tâm niệm: “Khi đang ơ một ranh giơi nao đo, ban lai muôn sông hơn bao giơ hêt. Bâu trơi cao va xanh hơn, tia năng chiêu vao tưng tan la cung lâp lanh hơn. Ngươi vơi ngươi trơ nên gân gui va đô lương hơn. Cuôc sông cang thư thach, minh cang cam ơn trơi đa cho minh sức mạnh và nhưng ngươi ban ma trong cơn hoan nan ho đên vơi minh một cach chân thanh nhât”.
Theo VNE
Cuộc sống nơi đầu sóng ngọn gió của kiểm ngư VN
Những ngày tác nghiệp tại Hoàng Sa, P.V TS ghi lại hình ảnh sinh hoạt đầy gian khổ của các kiểm ngư viên. Họ đã vượt qua mọi khó khăn, thách thức nơi đầu sóng ngọn gió để giữ gìn biển đảo quê hương.
Tàu kiểm ngư 951 vừa bị nhóm tàu Trung Quốc đâm va gây hư hỏng nặng cách đây vài ngày tại vùng biển Hoàng Sa.
Cuộc sống của những kiểm ngư viên thiếu thốn đủ thứ, điển hình như nước ngọt sinh hoạt; mỗi tuần họ chỉ được tắm 1 lần.
Rau quả chỉ giữ xanh được nửa tháng đầu, trong khi mỗi chuyến ra biển của tàu Kiểm ngư thường kéo dài 45 - 60 ngày...
Thân cây chuối được trữ nhiều trên tàu để ăn cho có chất "rau xanh"
Giết lợn trữ thịt để ăn dần trong những ngày lênh đênh trên biển
Nuôi cả gà, vịt ở trên sàn tàu
Vớt mực và câu cá ban đêm...
Các kiểm ngư viên thay phiên nhau làm bếp
Có y bác sĩ trên tàu để định kỳ kiểm tra sức khoẻ cho anh em kiểm ngư viên
Tập trung tại câu lạc bộ của tàu để xem phim, chương trình hài...từ các đĩa mang theo.
Những giờ rảnh rỗi trên bong tàu với thuốc lào và hỏi thăm chuyện gia đình, vợ con...
Báo trở thành thứ giải trí quý hiếm.
Tập trung nghe radio để nắm bắt thời sự trong, ngoài nước, đặc biệt là tình hình Biển Đông.
"Đệ nhất kéo..." của tàu Kiểm ngư 635 giữa trùng khơi.
Những lúc nhớ về gia đình, vợ con
Vượt qua mọi gian khổ, thử thách, các kiểm ngư viên vẫn kiên cường bám biển, bảo vệ Hoàng Sa.
Theo_VietNamNet
Chuyện của người ở lại Không hiểu sao, sau mỗi lần gặp họ, câu thơ: "Ít nhiều người vợ trẻ/Mòn chân bên cối gạo canh khuya" cứ đeo bám tôi. Có điều gì đó như sự miệt mài, mệt mỏi, nhưng dai dẳng, kiên trì ở họ. Đất nước của những người đàn ông luôn trong tư thế ra trận, để lại sau lưng bao đôi mắt nhiều...