Thằng nào ăn ốc bắt tôi phải đổ vỏ?
“Trời đang mưa mà, anh đi đâu vậy?”- Mai ngạc nhiên. Không trả lời vợ, tôi lầm lũi dắt xe ra. “Ba ơi, áo mưa của ba nè. Ba mặc vô thì con mới cho ba đi”- bé Linh đang ngồi học cạnh cửa sổ, vội nhảy xuống lấy chiếc áo mưa đưa cho tôi.
Mỗi khi gần gũi vợ, tôi không thể nào không nghĩ đến kẻ thứ ba đang quanh quẩn đâu đây
Tôi nhìn con, sự bực tức chợt dịu đi. Tôi cúi xuống hôn con rồi mặc áo mưa vào: “Con vô học bài đi”.
Thật sự tôi cũng không biết mình định đi đâu nên cuối cùng ghé vào một quán cà phê bên đường. Tôi ngồi đó, đếm từng giọt cà phê để gậm nhấm nỗi buồn của một thằng đàn ông bị vợ cắm sừng…
Tôi gặp Mai khi vợ tôi vừa chia tay một cuộc tình. Lý do là vì ba cô ấy không chấp nhận một anh con rể là Việt kiều. Gần 1 năm sau thì chúng tôi tổ chức cưới. Đó là vào năm 1999. Mãi 3 năm sau chúng tôi mới sinh được cô con gái đầu lòng. “Nó giống thằng cha nó như tạc. Con gái giống cha giàu ba họ nghe con”- mẹ vợ của tôi nói vậy khi vào bệnh viện thăm con gái và cháu ngoại.
Tôi nghe mà sướng rơn trong lòng. Còn mẹ tôi cũng mừng như bắt được vàng dù trong thâm tâm, bà mong một đứa cháu trai. Tôi nói để mẹ vui: “Mẹ đừng lo, khi nào con bé lớn một chút, chúng con sẽ sinh cho mẹ thằng cu”. Nhưng mẹ tôi đã không thể chờ đợi. Bà mất khi bé Linh tròn 3 tuổi.
Con bé càng lớn càng xinh đẹp giống mẹ. Tôi nói với vợ: “Công em mang nặng đẻ đau nên con giống em là phải rồi”. Mai ngắm con rồi mỉm cười: “Em thấy nó giống anh và bà nội chứ có giống em chút nào đâu? Cái trán rộng, cái mũi thẳng, cái cằm lẹm không phải y chang anh đó sao?”.
Tôi lại ngắm con và thấy có vẻ như Mai nói đúng. Chính vì vậy mà tôi yêu con bé hơn mọi thứ trên đời. Từ khi nó mới hai tuổi, đi đâu, làm gì tôi cũng đưa nó theo. Thậm chí, đi công tác xa, tôi cũng mang con đi cùng. Vợ tôi cằn nhằn thì tôi cười: “Có con bên cạnh, anh làm việc hiệu quả hơn. Với lại, có nó, anh sẽ không bị các bà, các cô quấy rầy. Em chưa thấy hết quyền lực của con đâu”.
Video đang HOT
Tôi yêu con còn vì một lẽ: Từ khi sinh nó ra, công việc làm ăn của chúng tôi luôn trôi chảy, thuận lợi. Tôi tin con bé “hạp tuổi” với mình và hay gọi con là “Cô công chúa xinh đẹp của ba”. Con bé cũng quấn quýt ba nhiều hơn mẹ. Đối với nó, ba như một người bạn lớn. Bất cứ lúc nào nó cần, ba cũng có mặt để bảo vệ, chở che. “Anh làm hư con”- vợ tôi lại cằn nhằn. “Anh thương con chứ đâu có chìu nó mà em sợ?”- tôi chống chế.
Cho đến năm bé Linh 6 tuổi, tôi bảo vợ: “Em sinh cho anh một đứa nữa nhé? Có chị, có em cho vui cửa vui nhà”. Nhưng Mai lắc đầu: “Em lớn tuổi rồi, sinh khó lắm. Thôi, một đứa cũng được. Miễn là mình nuôi dạy con tốt”. Tôi nằn nì: “Em mà lớn tuổi thì cả thế giới này thành bà lão hết… Sinh cho anh thêm đứa nữa đi rồi em muốn gì anh cũng chìu”. Tôi nói mãi khiến Mai xiêu lòng: “Anh hứa rồi đó nghen. Nhưng trai hay gái gì cũng một đứa nữa thôi”.
Thế nhưng, mãi mà Mai vẫn chưa có thai. Tôi không dám hối thúc sợ tạo áp lực cho vợ nên tâm sự với cô em gái là bác sĩ ở bệnh viện phụ sản. Cô em nói ngay: “Tại chị Mai lâu sinh quá nên có thể bị vô sinh thứ phát. Anh chị nên đến đây để em khám và điều trị sớm vì nếu để lâu chị Mai lớn tuổi sẽ khó”…
Tôi hơi do dự nhưng cuối cùng cũng nói với vợ. Nghe xong, Mai lắc đầu: “Con cái là của trời cho, không có thì thôi, việc gì anh phải bận tâm như vậy”. Khi tôi kể điều này với cô em gái thì nó lại bảo: “Vậy thì anh đi kiểm tra thử xem có trục trặc gì không? Có khi không phải chị Mai mà là anh có vấn đề…”. Thoạt đầu tôi cũng ái ngại nhưng cô em nói mãi, tôi đành phải nghe.
Gần đến ngày hẹn nhận kết quả, cô em gái bỗng gọi cho tôi: “Anh rảnh thì đến chỗ em đi. Có chuyện này lạ lắm”. Tuy chẳng hiểu mấy về chuyên môn nhưng khi nghe em nói, tôi lờ mờ hiểu rằng, mình mắc một chứng bệnh gì đó nên không thể có con. “Hay là… mình làm lại xét nghiệm đi. Em sẽ nhờ lãnh đạo bệnh viện hội chẩn kết quả”- cô em tôi nài nỉ.
Kết quả vẫn thế. Chưa kể, khi biết tôi đã có một cô gái, vị giáo sư trưởng khoa nhíu mày lẩm bẩm: “Không thể như thế được”. Và tôi đã làm một chuyện mà giờ đây mới biết là hết sức ngu ngốc. Đó là thử ADN của con bởi tôi vẫn còn chút hi vọng là mình chỉ bị “vô sinh thứ phát”. Nhưng thực tế quá đau lòng. Giữa tôi và con bé không có một mối liên hệ máu thịt nào…
Cầm kết quả trong tay, tôi đờ đẫn cả người. Toàn thân tôi rã rời, cảm giác tuyệt vọng, đớn đau, giận dữ khiến tôi thấy ngộp thở. Phải hiểu chuyện này như thế nào đây? Bé Linh là con ai? Thằng nào đã ăn ốc mà bắt tôi phải đổ vỏ? Mai đã phản bội tôi khi nào? Tại sao sự phản bội lại ẩn nấp trong một vỏ bọc nồng nàn, hiền dịu đến vậy? Càng nghĩ, tôi càng muốn phát điên và chỉ muốn chạy thẳng đến trước mặt vợ, dí bản kết quả xét nghiệm vào mặt cô ta…
Thế nhưng nhiều ngày, nhiều tháng đã trôi qua mà tôi không làm gì cả, bởi tôi không thể chịu nỗi ý nghĩ phải rời xa đứa con mà bao nhiêu năm qua tôi đã dành hết tình cảm yêu thương của một người cha cho nó…
Nhưng cũng chính điều đó đã đẩy cuộc hôn nhân của chúng tôi vào bi kịch. Giờ đây, mỗi khi gần gũi vợ, tôi không thể nào không nghĩ đến kẻ thứ ba đang quanh quẩn đâu đây. Liệu tôi còn có thể mang chiếc mặt nạ bình thản ấy đến bao giờ?
Theo VNE
Người mình đã nghèo còn không tiết kiệm
Qua cái Tết này, tôi đã đúc kết ra nhiều chuyện về một bộ phận người mình, nhất là cái chuyện hay hoang phí và sĩ diện.
Người ta nói &'nói có sách, mách có chứng' cũng chẳng sai. Vì phải có chứng cứ thì mới nói, một bộ phận người mình hay có tính hoang phí. Hoang phí ngay từ cách ăn uống, cách tiêu tiền. Nói như vậy không có nghĩa là ai cũng thế, nhưng người như thế có vẻ đông hơn, hoặc không đông thì lâu dần cũng thành thói quen, theo nhau mà thành số lớn.
Qua cái Tết này, tôi đã đúc kết ra nhiều chuyện về người mình, nhất là cái chuyện hay hoang phí lại sĩ diện. Bản thân tôi nghĩ, mình như thế chả trách mình hay than nghèo kể khổ. Vì mình không có còn tiêu như người giàu thì đến bao giờ mới tiết kiệm?
Nói đâu xa, ngay cái chuyện sau Tết, chỉ cần ra đường là thấy rác rưởi vứt đầy. Chẳng ai ngó vào thùng rác nhưng nghe mấy cô lao công chia sẻ thì họ có vẻ cũng xót ruột thay. Vì trong thùng rác, toàn là bánh chưng, thịt gà, xôi, thậm chí là cả một con gà bị vứt bỏ. Thì tức là không ăn được họ mới vứt, nhưng mà không ăn được thì làm ra làm gì nhiều thế? Làm vừa phải, làm ít, ăn vừa đủ làn gon rồi. Nhưng người mình đâu có làm vậy.
Cúng bái thì tốt, biết ơn các cụ cũng rất tốt, nhưng cúng tràn lan, cúng rất nhiều không hẳn là thể hiện lòng thành kính. Mình thì hay có tính làm cỗ càng to thì càng thể hiện thành kính, thể hiện sự tôn trọng, ngưỡng mộ. Tuy nhiên, làm xong lại không ăn, chất vào tủ lạnh. Và trong tủ lạnh thì cũng chỉ để được vài ngày, nếu không ăn nổi thì cuối cùng phải bỏ đi. Như vậy có phí phạm không chứ.
Lại nói về cái chuyện mừng tuổi. Bây giờ tiền mừng tuổi không còn là chuyện lấy may, lấy hên nữa mà đó là sự thể hiện. (ảnh minh họa)
Nhiều khi ngồi mà suy nghĩ, một con gà ngày Tết, mua mấy trăm nghìn, cuối cùng lại mang bỏ đi vì cỗ bàn nhiều quá, Tết ngán không ai ăn. Mà ăn cũng không còn ngon nữa vì để tủ lạnh lâu rồi, không tươi nữa. Thế là ăn thừa ăn thãi không nuốt nổi và mang đi bỏ. Có phải là quá phí không? Tính ra, bánh chưng không ăn thì gói ít thôi, hoặc nó hỏng rồi thì luộc lại, rán lại là ăn lại ngon như thường. Ở quê người ta nghiện món bánh chưng rán lắm. Nếu lâu lâu, nó lại gạo bị rắn khó ăn, thì người ta lại mang ra luộc lại rồi rán ăn ngon như thường. Nhưng nhiều người lười, thấy mốc mốc là vứt đi. Phí phạm của cải, phung phí quá tay không cần thiết.
Đào quất thì cứ chơi tràn lan. Nhà không nhiều tiền cũng hay chơi cây đào to tướng, vài triệu bạc, với tâm lý là &'cả năm mới có một cái Tết'. Không phải cái chuyện đó là chuyện đáng bàn, chỉ là, nếu như không cần thiết thì cũng không nên làm quá, vì một năm mới có một lần nhưng không phải chủ cốt là ở đó, vấn đề chính là người mình hay có tính khoe khoang, sĩ diện.
Nếu vào nhà ai có cây đào to, cây quất to thì chứng tỏ nhà này hơi bị &'tay chơi', tức là người chơi, biết thưởng đào. Người có tiền thì không nói nhưng mình không có tiền thì chuyện đó cũng đâu có thực sự cần thiết. Tôi nói ra điều này không phải ám chỉ mọi người, chỉ là một vài trường hợp tôi thấy, ngay cả họ hàng nhà tôi, không có nhiều tiền nhưng cứ có tâm lý thích chơi sang nên dù là đi vay tiền cũng vẫn cứ chơi thật sung túc.
Lại nói về cái chuyện mừng tuổi. Bây giờ tiền mừng tuổi không còn là chuyện lấy may, lấy hên nữa mà đó là sự thể hiện. Trước đây người ta hay mừng tuổi trẻ con 10 nghìn, thậm chí là 5 nghìn nhưng bây giờ thì khác. Mừng tuổi 10 nghìn cho là dở hơi, không hay ho gì. Còn mừng tuổi 5 nghìn thì không nhé, tờ 5 nghìn không còn thông dụng nữa rồi.
Còn cái chuyện đi ăn nhà hàng mà thừa thì đúng là &'điệp khúc mùa xuân', vì nói mãi cũng vậy. Ăn không hết cũng lấy tràn lan, gọi nhiều. (ảnh minh họa)
Còn đến nhà các sếp mà mừng tuổi các cụ thì cứ phải vài trăm, vì không thể thì sao được lòng sếp, sao thể hiện được sự phóng khoáng của mình. Nói chung, chuyện mừng tuổi bây giờ đã khác xưa nhiều lắm. Căn bản người mình hay sĩ diện lại hay mắc cái bệnh ngại. Có khi đi vay tiền cũng phải mừng tuổi cho ra trò chứ không thì sợ người ta chê, sợ bẽ mặt. Có khi chẳng ai chê đâu vì họ cũng hiểu hoàn cảnh của mình. Không có tiền thì mừng ít, đi làm giàu có thì mừng nhiều, có sao đâu. Nhưng tại mình cứ hay nghĩ, hay cho là người khác sẽ nghĩ xấu mình nên mình làm thế thôi.
Còn cái chuyện đi ăn nhà hàng mà thừa thì đúng là &'điệp khúc mùa xuân', vì nói mãi cũng vậy. Ăn không hết cũng lấy tràn lan, gọi nhiều. Ăn thừa thì không có chuyện mang về. Mà có khi không muốn ăn thừa, thèm ăn đấy nhưng lại phải để thừa cho nó lịch sự. Nghĩ lại đúng là nhiều cái chuyện hay, chuyện khó hiểu trong khi mình còn nghèo, không phải là giàu có gì.
Đó chỉ là những gì tôi nhìn thấy, cảm thấy nhất là sau cái Tết này. Không biết anh chị em nghĩ thế nào nhưng bản thân tôi thấy, chuyện này đúng là cần xem xét lại, chứ không nên để cái tính hoang phí này tồn tại mãi được, phải biết tích cóp từ những điều nhỏ nhất. Với lại, bỏ đi thứ gì phải nghĩ đến mồ hôi nước mắt của người làm ra đó, lúc ấy mới hành động đúng được.
Theo VNE
Tin lời thầy bói, mẹ ép tôi bỏ người yêu Đầu năm, mẹ đã bắt tôi đi xem bói hết chỗ này đến chỗ khác. Hết bói tử vi lại xem tướng số rồi bốc bài. Tôi vốn là người không thích bói toán gì nên dù mẹ có nói thế nào thì tôi cũng mặc kệ. Nhưng vì mẹ nói nhiều quá nên để chiều lòng mẹ, tôi bèn đi xem một...