‘Thang Máy’: Nội dung tệ hại, hù dọa rập khuôn, nhân vật ‘thiếu muối’
Bộ phim kinh dị của đạo diễn Peter Mourougaya sở hữu phần kịch bản phi lý, dàn nhân vật ngu ngơ đến mức đáng sợ hơn cả bối cảnh bệnh viện ma.
Truyền thuyết đô thị (urban legend) là tập hợp những câu chuyện rùng rợn lan truyền trên mạng xã hội nhằm mục đích đọc cho vui. Theo thời gian, những lời đồn đoán khiến nhiều người lầm tưởng chúng có thật. Do đó mà các nhà làm phim đã bắt đầu khai thác đến mảnh đất màu mỡ này.
Trong số đó, Thang Máy được lấy cảm hứng từ trò chơi “sang thế giới khác” nổi tiếng. Song, phim chỉ mang đến thất vọng bởi nội dung tệ hại.
Trailer phim “Thang máy”
Thang Máy bắt đầu khi Jina ( Tống Yến Nhi) mất tích khi chơi trò thang máy trong một khu bệnh viện bỏ hoang. Lúc ấy, cô đang có mối quan hệ bất chính với Sơn ( Nguyễn Xuân Hiệp) – dượng của người bạn thân tên Trang ( Yu Dương). Sự việc khiến Trang bị tổn thương và ám ảnh đến mức không dám đi thang máy.
Một năm sau, Sơn cũng mất tích khi cố gắng chơi lại trò chơi ấy để tìm Jina. Đến khi một người bạn thân khác là Ngọc ( Mai Bích Trâm) cũng gặp nạn, Trang buộc phải đối mặt với nỗi sợ để giải cứu những người thân yêu.
Bối cảnh tốt nhưng hù dọa rập khuôn
Theo luật của trò thang máy, người chơi luôn phải đi một mình với địa điểm lý tưởng nhất là những tòa chung cư cao tầng nhưng vắng người hoặc bỏ hoang. Sau khi bấm một loạt tổ hợp tầng theo “công thức”, họ có thể mở cánh cửa bước vào thế giới khác.
Với phần nội dung tiềm năng này, Thang Máy dễ dàng tạo ra một bối cảnh “ăn tiền” nhờ khu bệnh viện bỏ hoang u tối. Khung cảnh bệnh viện về đêm sặc mùi tử khí phát ra vẻ lạnh sống lưng ngay cả khi đông người, huống chi ở đây là bỏ hoang.
Những dãy hành lang dài tăm tối, những bàn ghế cũ kỹ, gỉ sét, những lọ thuốc, quần áo vương vãi khiến khán giả phải sởn tóc gáy. Phim cũng khai thác khá tốt phần ánh sáng mờ ảo từ những bóng đèn trải dài khắp tòa nhà hay màu đỏ rực rùng rợn từ biển báo cấp cứu.
Phim sở hữu phần âm thanh khá tốt, thể hiện rõ được tiếng bản lề cửa rít lên hay những bước chân ngày một gần. Những giọng nói ma mị được lồng ghép tốt giúp Thang Máy tạo được hiệu ứng đáng sợ nhất định.
Bày biện “bắt mắt” là thế nhưng đến khi chốt hạ bằng các màn hù dọa thì phim lộ rõ sự cũ kỹ, rập khuôn. Tạo hình ma nữ không khác gì đang đeo mặt nạ đi chơi Halloween thì bị đạo diễn bắt vào đóng phim vậy.
Nhân vật này lúc nào cũng chỉ có một kiểu hù là đưa sát mặt vào màn hình có lẽ vì sợ người xem không đủ tinh ý nhận ra lớp hóa trang “không có chút giả trân” nào của mình. Những chiêu trò của đạo diễn Peter Mourougaya cũng đã được cả trăm phim khác sử dụng đến mức nhàm chán.
Nhân vật và kịch bản “thiếu muối”
Không ít bộ phim kinh dị của Hollywood cũng dựa trên những truyền thuyết đô thị nổi tiếng. Song, họ luôn biết cách tạo ra một cốt truyện xung quanh đủ cuốn hút. Trong khi đó, ê kíp Thang Máy thì chẳng biết làm gì khác ngoài việc tạo đủ mọi lý do để nhân vật đâm đầu vào chơi cái trò “trời đánh” này.
Dù biết nơi đây bị ma ám là thật nhưng hết người này đến người nọ vẫn chơi thử một lần… cho biết. Đơn cử như Ngọc ít phút trước còn kêu sợ và chứng kiến Sơn mất tích thì lát sau cũng đi vào thang máy như một tấm chiếu mới chưa từng trải.
Không chỉ Ngọc, các nhân vật khác trong Thang Máy cũng gây khó chịu bởi sự “thiếu muối”. Họ có chung một suy nghĩ là cái bóng đen trong bệnh viện bỏ hoang thì chắc chắn là thân thiện và chịu kết bạn làm quen nên cứ thấy ở đâu là chạy theo hỏi tên tuổi tới đó. Bản thân Trang cũng nói rằng những ai tỏ ra sợ hãi thì sẽ bị hạ sát nhưng cô là người hèn nhát nhất mà cuối cùng… vẫn chẳng sao.
Chả hiểu nhân vật này quyết định cứu bạn ra sao nhưng cả phim chỉ biết ôm đầu sợ hãi. Có lẽ, khán giả sợ ma thì ít mà sợ mấy câu thoại vô nghĩa, lặp đi lặp lại của Trang thì nhiều. Song, cho đến hết phim, người ta vẫn chưa thể lý giải được lý do cô nàng này sợ đi thang máy là gì vì tất cả đều lạc quẻ. Những hình ảnh quá khứ của Trang còn bé cứ xuất hiện đan xen rối chẳng đi tới đâu.
Phim cứ thể ném vào những chi tiết vô thưởng vô phạt rồi không hề giải thích bất cứ thứ gì liên quan. Rốt cuộc, con ma kia có âm mưu gì? Sức mạnh của nó là gì? Lý do của Jina là gì? Mối quan hệ của cô và Sơn rốt cuộc được xử lý ra sao?
Hàng loạt câu hỏi cho tới cuối phim vẫn chẳng được giải đáp. Nhưng nhức nhối nhất có lẽ là câu hỏi rốt cuộc thì đạo diễn Peter Mourougaya làm phim này để nói lên điều gì khi mà tới nhân vật chính còn chả hiểu rõ câu chuyện của mình.
Rốt cuộc, Thang Máy chỉ là một bộ phim coi cho vui nếu bạn không đủ “đô” xem những bộ phim kinh dị hơn hay chỉ muốn giết thời gian ngoài rạp hoặc không biết rủ người yêu đi chơi chỗ nào.
Phim kinh dị Việt duy nhất mùa Halloween 2020 - Thang Máy chính thức thông báo ngày khởi chiếu
Đạo diễn người Mỹ - Peter chia sẻ, Thang Máy sau khi được Cục Điện Ảnh thẩm định và phân loại gắn mác NC18 với nội dung chứa đựng yếu tố tâm linh về một thế giới khác. Phim hứa hẹn sẽ là một trải nghiệm đáng mong đợi của khán giả, nhất là những người thích dòng phim kinh dị/tâm lý hồi hộp.
Thang Máy Lấy cảm hứng từ một truyền thuyết đương đại được lan tỏa trên thế giới mạng với cái tên 'The Elevator Game', bắt nguồn từ Hàn Quốc, Thang Máy - The Lift đã trở thành phim truyện đầu tiên được phát hành quốc tế dựa trên câu chuyện kỳ bí này. Từng có một vài bộ phim ngắn được thực hiện về 'The Elevator Game', và một số nhà làm phim Mỹ đã có ý định thực hiện phim điện ảnh dựa trên ý tưởng này, trong đó có cả đạo diễn bộ phim kinh dị kinh điển 'Friday the 13th' (Thứ Sáu ngày 13), Sean Cunningham, trong vai trò nhà sản xuất. Thế nhưng cho đến nay, vẫn chưa có kịch bản nào được lên màn ảnh rộng.
Thang Máy xoay quanh câu chuyện kỳ bí xảy ra với các cô gái trẻ khi đi thang máy một mình. Bộ ba thân thiết gồm Trang (Yu Dương), Ngọc (Mai Bích Trâm), Jina (Tống Yến Nhi) học chung trường đại học. Mọi chuyện bắt đầu từ lúc Jina đột nhiên mất tích sau khi livestream trong thang máy.
Sự cố này đẩy Trang vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Cô phải tìm cách cứu bạn từ chính nơi Jina mất tích, nhưng Trang lại không thể nào bước vào thang máy, bởi một nỗi ám ảnh từ thời bé. Cho đến khi Ngọc cũng mất tích khi đang chơi trò chơi thang máy ở khu bệnh viện cũ kỹ, Trang hiểu rằng mình phải chiến đấu với bản thân để vượt qua nỗi sợ.
Bộ phim mô tả nỗi sợ thời hiện đại của các cô gái trẻ trong xã hội thời thượng: Nguy hiểm rình rập khi đi thang máy - cánh cửa qua thế giới khác, các vấn đề về tâm lý tuổi mới lớn. Đồng thời cũng là bài học kinh nghiệm cho những bạn trẻ bồng bột: Đừng hành động dại dột thiếu suy nghĩ trước những thách thức nguy hiểm.
Nữ diễn viên Yu Dương đảm nhận vai chính trong phim Thang Máy. Tám năm trước, khán giả yêu điện ảnh bị chinh phục hoàn toàn bởi một 'Thánh cô Chiêu Dương' xinh đẹp, nhập vai đầy ma mị trong Lời Nguyền Huyết Ngãi của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên. Sau vai diễn đình đám đó, Yu Dương liên tục nhận được lời mời tham gia các dự án lớn như Cô Dâu Đại Chiến 2 của đạo diễn Victor Vũ, Tốc Độ và Đường Cong của đạo diễn Phan Minh, Bí Mật Của Gió của đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình...
Ngoài ra, phim còn có sự tham gia của các diễn viên gạo cội như Kiều Trinh, Xuân Hiệp và các gương mặt trẻ triển vọng Mai Bích Trâm, Tống Yến Nhi, Trương Diệu Ngọc, Neko Bảo Tiên...
Thang Máy của đạo diễn Peter Mourougaya được quay gần như hoàn toàn tại một bệnh viện bỏ hoang vùng ven thành phố. Bệnh viện này khá quen thuộc với các khán giả mê phim Việt. Không chỉ nổi tiếng vì xuất hiện trong nhiều phim điện ảnh Việt Nam, nơi đây còn nổi tiếng vì xảy ra nhiều chuyện tâm linh kỳ bí không thể giải thích.
Điểm ấn tượng của bộ phim không chỉ dừng lại ở kịch bản hấp dẫn mà còn ở mức kinh phí thấp nếu so với mức đầu tư chung của phim điện ảnh ở Việt Nam, ý tưởng ban đầu của đạo diễn và nhà sản xuất là thực hiện trên iPhone nhưng do ý đồ ánh sáng của DOP Dominic Pereira nên iPhone không đủ khả năng ghi hình ánh sáng yếu nên cuối cùng, bộ phim đã được ghi hình bằng DSLR Panasonic GH5s.
Bên cạnh đó, dàn ekip nổi tiếng thế giới cũng góp phần không nhỏ làm nên thành công cho phim. Đầu tiên phải kể đến chuyên gia trang điểm đặc biệt Bradley Greenwood, anh là người đã tham gia thực hiện rất nhiều bộ phim lớn của Hollywood như bộ 3 Chúa Nhẫn, King Kong Skull Island và gần nhất là Aqua Man. Về phần âm thanh, đồng sản xuất kiêm người thiết kế âm thanh, final mix cho bộ phim - Nguyễn Ngọc Thái Sơn cũng sử dụng nhiều khoảng lặng đáng sợ, gây căng thẳng cho người xem nhiều hơn.
Về âm nhạc, nhạc sĩ Jerom Leroy - người đã soạn nhạc cho bộ phim 'Chị chị em em' đã thiết kế rất nhiều đoạn nhạc sử dụng âm nhạc điện tử (syntherr), ý tưởng chủ đạo của Đạo diễn và Đồng sản xuất là tạo ra màu sắc mang hơi hướng của Stranger Things, American Horror Story bằng những tiếng synth của thập niên 80.
Trong phim cũng sử dụng 2 bài hát được đặt hàng riêng cho phim, với sự trình diễn của nữ ca sĩ trẻ Han Sara và rapper nổi tiếng Đạt Maniac. Cả 2 bài hát được sáng tác, sản xuất bởi InQ International - dưới bàn tay của nhà sản xuất âm nhạc đến từ LA - Mỹ: Michael Choi và Benjamin James đến từ Anh. Michael Choi từng tham gia sản xuất, làm giám đốc âm nhạc cho các ca sĩ nổi tiếng thế giới như Mika, Zara Larson, SOHN...
Trailer phim
Thang Máy: "Lên bờ xuống ruộng" với trò chơi tâm linh có thật Sau thành công của Ròm và Tiệc Trăng Máu, Thang Máy là dự án điện ảnh Việt tiếp theo ra rạp trong mùa Halloween mang màu sắc kinh dị. Trailer phim Nội dung gây tò mò với trò chơi ma quái nổi tiếng Bộ phim Thang Máy sở hữu dàn ekip khá "Tây" đứng đầu bởi đạo diễn kiêm biên kịch Peter Mourougaya....