Thắng lớn nhờ nuôi ‘gà khuyến nông’ thả vườn
Nhờ được dự án khuyến nông hỗ trợ giống gà lai Đông Tảo thụ tinh nhân tạo, từ vấn chuyển giao kỹ thuật, các hộ nuôi gà đã thắng lớn dịp cuối năm.
Nhằm thúc đẩy phong trào chăn nuôi gia cầm, giúp nông dân gia tăng thu nhập, năm 2021, Trạm Khuyến nông Mỹ Hào (Hưng Yên) đã phối hợp với UBND xã Cẩm Xá triển khai mô hình chăn nuôi gà thả vườn trên địa bàn.
Mô hình nuôi gà thả vườn của gia đình chị Nguyễn Thị Duyến ở xã Cẩm Xá. Ảnh: H.Tiến.
Tham gia mô hình, bà con đã được tập huấn kỹ thuật nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học, được hỗ trợ con giống, thức ăn chăn nuôi và một số vật tư phòng ngừa dịch bệnh khác.
Bà Nguyễn Thị Dung được hỗ trợ 700 con gà lai Đông Tảo, nuôi từ đầu tháng 8/2021. Đến nay, trung bình mỗi con đã nặng gần 3 kg, cao hơn so với đàn gà nuôi đối chứng (ngoài mô hình) khoảng 0,5 kg.
Gà “khuyến nông” của bà Dung cho trọng lượng vượt trội gà đối chứng do con giống được nhập từ các cơ sở nhân giống gia cầm bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Gà sơ sinh khỏe, khả năng chống chịu tốt, độ đồng đều cao, ít nhiễm dịch bệnh, nuôi nhanh lớn hơn. Hiện tại, thương lái đã hỏi mua gà của bà Dung với giá 100.000 đồng/kg, nhưng bà để chờ Tết Nguyên đán Nhâm Dần mới bán, nhằm được lãi cao hơn.
Ông Phạm Văn Cải (hộ tham gia mô hình) nuôi 400 con gà “khuyến nông”. Vì cần tiền đóng học phí cho con, ông Cải đã bán bớt gần nửa số gà trên cách nay mấy hôm. Tính ra, từ con giống bóc trứng, nuôi tới xuất chuồng (gần 5 tháng), mỗi cân gà hơi, ông Cải lãi trên 30.000 đồng, tương ứng lợi nhuận đạt 100.000 đ mỗi con. Số còn lại, để bán vào dịp Tết âm lịch, chắc chắn ông Cải sẽ có lãi từ 50.000 đồng/kg gà hơi trở lên.
Gà lai Đông Tảo của chị Dung “phục” bán Tết Nguyên đán Nhâm Dần. Ảnh: H.Tiến.
Video đang HOT
Ông Cải cho biết, khi đăng ký tham gia mô hình, ông rất lăn tăn! Con giống có nguồn gốc thụ tính nhân tạo, chắc gì chất lượng thịt đã ngon? Vì thế ông không dám nhận nuôi nhiều. Giờ mới thấy tiếc. Gà “khuyến nông” thương phẩm, đã giữ nguyên được đặc tính ưu tú của con giống bố mẹ, chân to, thể trọng lớn, ít lông, thân hình vững chãi, da dày màu đỏ, thịt dai săn chắc, hàm lượng mỡ thấp, rất được người tiêu dùng ưa chuộng, dễ “hét” được giá ngất ngưởng, nhất là vào các dịp lễ, tết.
Chị Nguyễn Thị Duyến có nuôi 500 con gà “khuyến nông”, cũng cho hay: Các hộ trong mô hình được lãi lớn, do chất lượng con giống tốt, chăn nuôi theo hướng thả vườn, tỷ lệ hao hụt giống thấp (dưới 3%), rất ít cho ăn cám công nghiệp. Đặc biệt, con nào chân cũng to lộc ngộc.
Chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi sau khi tham gia mô hình của khuyến nông, chị Đinh Thị Ngân, một hộ tham gia mô hình cho biết: Để nuôi gà thả vườn đạt hiệu quả cao, tốt nhất chọn mua gà con mới nở từ các cơ sở nhân giống gia cầm bằng thụ tinh nhân tạo và chỉ chon nuôi con trống.
Trong 2 tháng đầu tiên, cần cho gà ăn cám viên công nghiệp, nhằm giúp gà con nhanh lớn, khỏe mạnh, chống chịu tốt. Từ sau tháng thứ 2 trở đi, tùy khả năng nông hộ, có thể cho ăn công nghiệp (chỉ dùng cám từ các nhà máy chế biến thức ăn gia cầm), bán công nghiệp (cám công nghiệp đậm đặc phối trộn với bột ngô, cám gạo), không công nghiệp (chỉ nuôi gà bằng thức ăn hữu cơ tận dụng).
Gà “khuyến nông” chân to lộc ngộc, nhờ được mua từ nguồn giống thụ tinh nhân tạo đảm bảo chất lượng. Ảnh: H.Tiến.
Tiêm vacxin phòng bệnh (cầu trùng, niu-cat xơn, gumboro, cúm H5N1, tụ huyết trùng) đúng lịch thú y. Chú ý, chỉ sử dụng vacxin cho gà khỏe mạnh, không tiêm vacxin khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, và khi gà thiếu thức ăn hoặc nước uống quá 24h.
Vườn thả gà phải thông thoáng, thoát nước nhanh, không bị bóng cây che kín hoàn toàn. Sau mỗi lứa nuôi gà phải tiến hành vệ sinh vườn cây sạch sẽ, để trống vườn 2-3 tháng mới thả chăn thả gà trở lại. Đặc biệt không được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích hoa, đậu quả cho vườn cây có nuôi thả gà.
Chuồng trại cho gà cần làm nơi cao ráo, thoáng mát, xa nơi người ở. Cửa chính của chuồng trại mở theo hướng đông nam. Nền chuồng có đệm lót sinh học, nhưng phải tránh mưa hắt, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào đệm lót. Và không được phun thuốc khử trùng trực tiếp lên đệm lót có lợi khuẩn. Khi đệm lót có mùi hôi thối thì bổ sung lợi khuẩn và đảo đều,…
Giá thức ăn chăn nuôi vẫn cao, vì sao?
Giá thức ăn chăn nuôi thời gian qua liên tục tăng cao. Giá neo ở mức rất cao nhưng có nhận định vẫn cho rằng, giá thức ăn chăn nuôi sẽ vẫn ở mức cao bởi nhiều yếu tố chi phối.
Giá nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi vẫn đang ở mức cao. Ảnh: Bích Hồng/BNEWS/TTXVN
Giá thức ăn chăn nuôi thời gian qua liên tục tăng cao với nhiều đợt, trung bình mỗi đợt tăng từ 5.000 - 10.000 đồng/bao. Hiện nhiều loại thức ăn đã có mức chênh lệch từ 30.000 - 45.000 đồng/bao (loại 25 kg) so với trước đó. Giá neo ở mức rất cao so với nhiều năm trở lại đây nhưng có nhận định vẫn cho rằng, giá thức ăn chăn nuôi sẽ vẫn ở mức cao bởi nhiều yếu tố chi phối.
Ông Phạm Đức Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho rằng, giá thức ăn chăn nuôi tăng vừa qua bởi Trung Quốc gia tăng nhập khẩu với số lượng lớn. Ngoài ra, do dịch COVID-19 nên việc vận chuyển khó khăn gây đứt đoạn chuỗi cung ứng và ảnh hưởng nguồn cung nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Với mức tăng giá của các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi hiện nay, ông Phạm Đức Bình cho rằng, các doanh nghiệp còn đang có giá bình quân gia quyền (hàng cũ và hàng mới) cộng với việc nhiều doanh nghiệp đã mua hàng theo trước kỳ hạn có giá tốt nên họ vẫn chia sẻ giá hiện nay với người chăn nuôi. Ngành thức ăn chăn nuôi đang có sự cạnh tranh hoàn hảo và người có lợi là người chăn nuôi.
"Bản thân doanh nghiệp cũng đang phải cạnh tranh nhau bằng cách hạn chế tăng giá để còn đảm bảo thị phần khách hàng. Vì nếu tăng quá cao dễ dẫn đến mất khách hàng vào đối thủ. Trong thời gian này, nhiều doanh nghiệp đang sử dụng chiêu thức cạnh tranh về giá. Nếu đúng giá nguyên liệu hiện nay nhập khẩu về chế biến thành phẩm thì doanh nghiệp đều lỗ.", ông Phạm Đức Bình đánh giá.
Ông Phạm Đức Bình dự đoán, các nguyên liệu cũng khó có thể tăng lên mãi. Bởi, hiện nguyên liệu cho chế biến thức ăn chính là ngô và đậu nành, nhưng cũng có những nguyên liệu phụ trợ, nguyên liệu địa phương như cám gạo, khoai mì... đây là đại lượng có thể thay đổi được. Do đó, trong chế biến có thể thay đổi tỷ lệ thành phần các nguyên liệu này để giảm áp lực vào các nguyên liệu chính trên.
Với quy mô hàng nghìn con lợn nhưng trang trại ông Nguyễn Quốc Toản ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên tự mua nguyên liệu và phối trộn thành thức ăn. Ông Toản đánh giá, nguyên liệu đầu vào tăng quá cao so với năm ngoái, giá ngô từ trên 4.000 lên (2020) trên 7.000 đồng/kg, còn đậu tương từ 8.000 đồng/kg lên gần 13.000 đồng/kg và giá vẫn đang có sự biến động tăng giảm, chưa thấy sự ổn định.
Theo ông Nguyễn Quốc Toản, với tình hình tăng như hiện nay khả năng các doanh nghiệp sẽ tăng lên tiếp. Nguồn nguyên liệu phụ thuộc vào thế giới, nếu giá xuống thì giá về Việt Nam mới xuống được.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, năm 2013, giá nguyên liệu thức ăn cũng đã từng tăng cao tương đương như hiện nay. Cụ thể, năm 2013 giá ngô là 7.200 đồng/kg, trong quý I/2020 là gần 7.400 đồng/kg; giá khô đậu tương năm đó là gần 13.900 đồng/kg còn nay là trên 13.500 đồng/kg...
Bởi vậy, giá thức ăn chăn nuôi vừa qua tăng cao do nguyên nhân chính là giá nguyên liệu tăng. Cụ thể, những nguyên liệu chính để chế biến thức ăn chăn nuôi đều tăng như: ngô tăng 31,4%, cám mỳ 34%, khô đậu tương tăng 41%, DDGS (bã rượu khô) tăng 54%... Giá thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh vừa qua tăng từ 7-10%, tương đương từ 700 - 1.000 đồng/kg. Như vậy, giá nguyên liệu đang tăng hơn nhiều so với giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm.
Ông Nguyễn Xuân Dương nhận định, các công ty thức ăn chăn nuôi sẽ còn tăng giá mới bù lại được giá nguyên liệu tăng. Nhưng họ cũng không thể tăng được nữa vì thời gian vừa qua giá các sản phẩm chăn nuôi không tăng, nhất là gia cầm, bà con chăn nuôi rất khó khăn. Chia sẻ khó khăn này nên các doanh nghiệp đã thực hiện tăng thành nhiều đợt nhỏ.
"Nếu tăng cao quá người chăn nuôi cũng bỏ nuôi thì họ cũng bị thiệt hại. Bản thân tôi đang thấy họ đang điều tiết theo kinh tế thị trường rất tốt. Giá cần hài hòa để người chăn nuôi phát triển.", ông Nguyễn Xuân Dương cho hay.
Với giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, chăn nuôi lợn hiện vẫn đang có lãi. Ảnh minh họa: TTXVN
Theo ông Nguyễn Xuân Dương, nếu so với mức tăng nguyên liệu trên thì các doanh nghiệp sẽ tăng tương xứng vào khoảng 20%. Hiện, doanh nghiệp mới tăng khoảng từ 7-10%, như vậy giá thức ăn chăn nuôi sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới với mức từ 5-10% so với hiện nay.
Ông Nguyễn Xuân Dương nhận định, đỉnh điểm giá thức ăn chăn nuôi sẽ rơi vào tháng 5, nếu giảm có giảm thì khả năng sang tháng 6, nhưng mức giảm cũng không nhiều. Hiện các nước Nam Mỹ đang vào vụ thu hoạch nông sản, sau khi thu hoạch cũng cần có độ trễ về thời gian.
Tuy nhiên, mặt bằng giá nông sản trên thế giới đều tăng cao, điển hình như giá gạo tăng rất cao. Giá nông sản sẽ thiết lập một trật tự mới và khó xuống thấp như thời gian vừa qua. Giá thức ăn chăn nuôi cũng sẽ thiết lập một mặt bằng mới.
Trước những khó khăn của người chăn nuôi, nhất là chăn nuôi gia cầm, ông Nguyễn Xuân Dương cho biết, thị trường sản phẩm chăn nuôi sắp tới sẽ khởi sắc trở lại. Với giá lợn hiện nay người chăn nuôi vẫn đang có lãi. Đối với gia cầm đang có xu hướng tăng giá và người chăn nuôi đang cầm hòa, chuẩn bị có lãi.
Lo ngại người chăn nuôi sẽ phát triển đàn gia cầm mạnh khi thấy giá tăng, ông Nguyễn Xuân Dương khuyến cáo, người chăn nuôi chỉ sản xuất bằng quy mô của năm ngoái. Những người chăn nuôi gia cầm hãy lấy thời điểm này năm ngoái để cân đối sản xuất vì năm ngoái sản phẩm gia cầm và trứng đã có mức tăng trưởng gần 10%.
Trên thị trường nông sản thế giới, giá nhiều loại nguyên liệu như ngô, đậu tương vẫn tăng và ở mức cao. Cụ thể, trên sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT), Mỹ, giá các loại nông sản giao kỳ hạn trong phiên ngày 7/4 là giá ngô là 5,605 USD/bushel, giá lúa mỳ là 6,1625 USD/bushel, còn giá đậu tương là 14,0875 USD/bushel.
Trong khi trước đó, giá phiên giao dịch ngày 31/12/2020, giá ngô là 4,84 USD/bushel, giá lúa mỳ là 6,405 USD/bushel, còn giá đậu tương là 13,11 USD/bushel./.
Mavin đề xuất đầu tư 600 tỷ đồng vào nông nghiệp Sơn La Đó là thông tin được lãnh đạo Tập đoàn Mavin chia sẻ tại buổi tiếp và làm việc với Đoàn lãnh đạo tỉnh Sơn La ngày 1, 2/4 vừa qua tại Hà Nội. Tập đoàn Mavin đang tiến hành khảo sát và dự kiến đầu tư khoảng 600 tỷ đồng vào các dự án nông nghiệp tại tỉnh Sơn La. Ảnh: Vũ Toan...