Thắng lợi hoàn toàn của niềm tin vào điều thiện
Hàng chục học giả trong và ngoài nước đã cùng thảo luận làm rõ ý nghĩa của sự kiện 30-4-1975 cũng như chặng đường 40 năm sau khi Việt Nam độc lập, thống nhất…
Các đại biểu tại hội thảo
Di sản vô giá
Trong bài phát biểu đề dẫn Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “40 năm thống nhất đất nước với công cuộc đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế (30-4-1975/30-4-2015)” do Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 27-4 tại Hà Nội, PGS, TS Đinh Quang Hải, Viện trưởng Viện Sử học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), nhấn mạnh: Cách đây vừa tròn 40 năm, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam đã giành được thắng lợi. Đó là thắng lợi vĩ đại nhất trong thế kỷ 20 của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo, hoàn thành sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
“Sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam đã kết thúc, chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, kỷ nguyên độc lập, thống nhất tiến lên chủ nghĩa xã hội. Quá trình đấu tranh đầy hy sinh, gian khổ nhưng vô cùng oanh liệt của dân tộc ta đi đến giành thắng lợi hoàn toàn và những kết quả to lớn đã giành được trong 40 năm qua thật vô cùng ý nghĩa và là những bài học lịch sử quý giá đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Năm tháng rồi sẽ qua đi, nhưng những dư âm của chiến thắng vĩ đại sẽ còn vang mãi”, PGS, TS Đinh Quang Hải phát biểu.
Cùng chung quan điểm, TS Nguyễn Hữu Nguyên thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh, khẳng định: “Di sản vô giá của cuộc kháng chiến ấy chính là độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, hòa bình hạnh phúc cho nhân dân và đào luyện được những thế hệ anh hùng”.
Dưới góc nhìn của một học giả nước ngoài, GS Kim Sang Bong thuộc Đại học Quốc gia Chonnam (Hàn Quốc) cho rằng, chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến giữa một dân tộc phương Đông chống lại sự cai trị thực dân của phương Tây để giành lấy tự do, độc lập. Theo GS Kim Sang Bong, cuộc chiến này khiến dư luận không ngừng quan tâm chính vì sự thắng lợi “hoàn toàn” và “đầy đủ” của niềm tin vào điều thiện: “ý nghĩa toàn thế giới của cuộc chiến tranh Việt Nam là ở chỗ trên hết, nó cho thấy một cách rõ rệt mong muốn đối lập của phương Đông chống lại sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc phương Tây. Trong cuộc chiến này, nhân dân Việt Nam đã có niềm tin vào điều thiện và thực hành điều thiện trên thực tế. Do chỗ có ý chí hướng tới thiện và thực hiện điều thiện nên cuối cùng họ đã chiến thắng trong cuộc chiến ấy”.
Các đại biểu tại hội thảo
Video đang HOT
Còn tiến xa hơn nữa trong thời gian tới
Một quốc gia chuyển từ chiến tranh sang hòa bình luôn có hai vấn đề cơ bản phải tiến hành đồng thời là xây dựng đất nước và khắc phục hậu quả chiến tranh. Cuộc chiến càng khốc liệt, càng kéo dài thì hậu quả càng to lớn. Di chứng của cuộc chiến tranh Việt Nam là những tổn thương không nhỏ về tinh thần và vật chất của đất nước, dân tộc. Thế nhưng, sau 40 năm đất nước thống nhất và gần 30 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, Việt Nam không những “đứng lên từ đống tro tàn” mà còn đạt được nhiều kỳ tích.
Theo Tiến sĩ Feuangsy Laofoung, Viện trưởng Viện Chính trị học-Viện Khoa học Xã hội Quốc gia Lào, trong suốt 40 năm thống nhất đất nước, Việt Nam đã trải qua một chặng đường đầy chông gai, khó khăn gian khổ; nhân dân Việt Nam lao động sản xuất vất vả để xây dựng cuộc sống mới bình đẳng, ấm no và hạnh phúc. 40 năm qua cũng là thời kỳ vươn lên của đất nước để sánh vai với các cường quốc trên thế giới, nâng tầm vóc, vai trò và vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế.
“Đến nay có thể nói, Việt Nam xứng đáng là một quốc gia có uy tín về chính trị, ngoại giao, kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng trên trường quốc tế. Việt Nam đã được nhiều nước trên thế giới nhìn nhận với quy cách đúng đắn, thấu hiểu, cảm thông và công nhận là một đất nước giàu về văn hóa, giàu về lòng mến khách, có năng lực, là nhân tố tích cực trong đấu tranh vì hòa bình thế giới”, Tiến sĩ Feuangsy Laofoung nhận xét.
Nhấn mạnh việc Việt Nam đã khôi phục được chủ quyền, xây dựng chính quyền nhân dân, thống nhất đất nước, duy trì ổn định chế độ chính trị, thực hiện thành công chính sách Đổi mới để phát triển kinh tế và hòa nhập khu vực, GS, TS Vladimir Kolotov đến từ Đại học Tổng hợp Quốc gia St. Peterburg (Nga), khẳng định: “Từ năm 1975 đến nay, Việt Nam đã xây dựng thành công nền tảng xứng đáng để sẵn sàng đối đầu với các thử thách mới”.
Trong khi đó, GS Carlyle A.Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Ô-xtrây-li-a cho rằng, sau 40 năm giành độc lập, thống nhất đất nước, việc Việt Nam chuyển sang chủ động mở cửa hội nhập, đa dạng hóa và đa phương hóa các mối quan hệ quốc tế là rất đáng ghi nhận, nhờ đó đã làm thay đổi nhanh chóng về bộ mặt kinh tế, chính trị-xã hội. “Việt Nam đã thực hiện chính sách đối ngoại thành công để gìn giữ và bảo vệ độc lập của mình, thúc đẩy an ninh khu vực và có những đóng góp tích cực vào an ninh toàn cầu. Vị thế quốc tế của Việt Nam ngày càng được tăng cường thông qua việc tổ chức thành công các hội nghị APEC, ASEAN, trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc… Tôi tin tưởng rằng Việt Nam sẽ còn tiến xa hơn nữa trong thời gian tới”.
Bài và ảnh theo Đặng Lâm
Quân đội Nhân dân
Hội thảo quốc tế báo chí về đề tài chiến tranh
Hội thảo khoa học quốc tế "Báo chí về đề tài chiến tranh: Lý luận và thực tiễn" đã được tổ chức tại Hà Nội với sự góp mặt của đông đảo các nhà khoa học, phóng viên chiến trường...
Italy tổ chức tháng phim về chiến tranh Việt Nam Triển lãm ảnh "Đi qua chiến tranh" Hội thảo khoa học quốc tế "Báo chí về đề tài chiến tranh: Lý luận và thực tiễn" do Hội Nhà báo Việt Nam, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Quân đội Nhân dân, Truyền hình Viettel và Đại học Tổng hợp Viên (Cộng hòa Áo) phối hợp tổ chức ngày 24/4, tại Hà Nội.
Hội thảo có sự góp mặt các nhà khoa học, nhà nghiên cứu báo chí, các nhà báo, phóng viên chiến trường đến từ các cơ quan nghiên cứu báo chí, các trường đại học ở Việt Nam và quốc tế, trong đó có nhiều đại biểu là những phóng viên chiến trường trực tiếp tham gia những năm tháng chiến tranh ác liệt.
Các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN
Hơn 40 tham luận tại Hội thảo tập trung phân tích sâu sắc về vị trí, vai trò của báo chí trong chiến tranh; kinh nghiệm của báo chí thế giới viết về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, kháng chiến chống thực dân, đế quốc, bảo vệ đất nước Việt Nam.
Bên cạnh đó là báo chí và vấn đề đoàn kết quốc tế; báo chí và Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, kháng chiến chống thực dân, đế quốc, bảo vệ Tổ quốc.
Ngoài ra còn có kinh nghiệm tổ chức một số cơ quan báo chí và tổ chức thông tin đến bạn đọc trong điều kiện có chiến tranh; kinh nghiệm tác nghiệp của một số phóng viên chiến trường; đạo đức nghề nghiệp của nhà báo phản ánh về đề tài chiến tranh.
Các nhà báo đã trải qua các cuộc chiến tranh, những người làm công tác lãnh đạo, quản lý cơ quan báo chí chia sẻ kinh nghiệm, những bài học có giá trị trong việc tổ chức một cơ quan báo chí trong điều kiện chiến tranh, tổ chức thông tin, tuyên truyền về các chiến dịch, trận đánh kịp thời, chính xác đạt hiệu quả cao trong xã hội.
Đa số các đại biểu đều thống nhất rằng trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ biên giới, tại Việt Nam đã có hơn một nghìn nhà báo của tham gia đưa tin, chụp ảnh, viết bài. Đội ngũ này đã đóng góp vào thắng lợi chung của cách mạng Việt Nam, trong đó có hàng trăm nhà báo đã hy sinh, được nhà nước ghi công, được công nhận là liệt sĩ.
Nhiều nhà báo trở nên nổi tiếng như: Trần Kim Xuyến, Đinh Thúy, Trần Đăng, Hồng Hà, Thép Mới... Bên cạnh đó, cũng có nhiều nhà báo nước ngoài đến Việt Nam đưa tin, viết bài rồi trở nên nổi tiếng khắp thế giới như: Malcolm W. Browne, Bob Simon, Eddie Adams (người Mỹ); Francoise Demulder (Pháp); Hubert Van Es (Hà Lan)...
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trương Ngọc Nam phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN
Theo PGS.TS Trương Ngọc Nam, Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng Khoa học - Đào tạo Học viện Báo chí Tuyên truyền, "Chiến tranh là một trong những mối quan tâm lớn nhất của loài người. Để đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng, những người làm báo luôn có mặt tại những điểm nóng nhất thế giới. Những thông tin nóng hổi về cuộc chiến của các nhà báo có vai trò rất quan trọng trong việc dẫn đường dư luận, giúp dư luận có cái nhìn đúng đắn về bản chất của cuộc chiến đó. Tham gia vào những cuộc chiến tranh ấy như những thành tố lịch sử, báo chí và nhà báo của chúng ta luôn có mặt, tham gia như những người trong cuộc, là nhân chứng lịch sử đồng thời cũng là người tái hiện lịch sử của những cuộc chiến tranh".
Cũng theo PGS.TS Trương Ngọc Nam, một trong những ví dụ điển hình của báo chí thế giới về vấn đề này là những gì mà báo chí đã làm được trong cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Việt Nam. Báo chí Mỹ đã thay đổi chính kiến của người dân Mỹ từ ủng hộ cuộc chiến tranh trong những năm đầu đến nghi ngờ mục đích của cuộc chiến tranh và cuối cùng là phản đối cuộc chiến đó, góp phần đưa Mỹ đến quyết định phải rút quân khỏi Việt Nam.
Cùng chung quan điểm trên, song GS.TS Thomas.A.Bauer (Khoa Truyền thông, Đại học Tổng hợp Viên) đưa ra câu hỏi làm thế nào mà truyền thông và báo chí phản ánh chiến tranh như một yếu tố ký ức mang tính quyết định, có quan hệ mật thiết đến hình thành xã hội?
Giáo sư, Tiến sĩ Thomas A Bauer phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN
Thomas.A.Bauer cho rằng trả lời câu hỏi này cần phân tích chuẩn mực, kỹ lượng về giá trị công của truyền thông và báo chí, trong đó cần lưu tâm đến 3 yếu tố tạo nên truyền thông giá trị công đó là ký ức, ý thức và nhận thức. Chúng đảm bảo rằng truyền thông về chiến tranh, lịch sử chiến tranh sẽ lưu giữ được những ký ức sống mãi, như một nguồn tri thức nối giữa quá khứ và tương lai; phát triển, nuôi dưỡng ý thức văn hóa xã hội cho việc tạo lập hòa bình...
Hội thảo "Báo chí về đề tài chiến tranh: Lý luận và thực tiễn" được chia thành 2 phiên: Báo chí về đề tài chiến tranh-Những vấn đề lý luận và Thực tiễn báo chí về đề tài chiến tranh. Đây là diễn đàn để các phóng viên chiến tranh, nhà nghiên cứu báo chí về chiến tranh trong nước, quốc tế thảo luận nghiệp vụ, kinh nghiệm về báo chí chiến tranh; đồng thời là hoạt động kết hợp kinh nghiệm thực tế với nghiên cứu lý thuyết nhằm đưa ra cái nhìn sâu sắc, toàn diện về báo chí chiến tranh.
Cùng ngày, tại trụ sở Thông tấn xã Việt Nam diễn ra buổi tọa đàm và khai mạc triển lãm ảnh với chủ đề "Tác nghiệp của phóng viên chiến trường". Ngày 25/4, tại Nhà khách Bộ Quốc phòng diễn ra tọa đàm "Kinh nghiệm sử dụng các thể loại báo chí trong kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam ".
Theo Mỹ Bình
TTXVN
Giải pháp nào để chấm dứt 'giấc mộng bá chủ' của Trung Quốc trên biển Đông? Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 6 đã đưa ra nhiều ý kiến đóng góp, nêu rõ tham vọng của Trung Quốc tại biển Đông và đề ra những giải pháp lâu bền để đối phó với tình hình này. Trung Quốc muốn dùng Biển Đông để chứng minh siêu cường Tiếp tục ngày làm việc thứ hai,...