Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS: Hướng tới mục tiêu 90-90-90
Mục tiêu của Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2018 diễn ra từ ngày 10/11- 10/12 là tăng cường các hoạt động dự phòng, xét nghiệm phát hiện HIV; giảm kỳ thị, phân biệt đối xử HIV…
Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2018 diễn ra từ ngày 10/11-10/12, với chủ đề “Hãy hành động để hướng tới mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020!”.
90-90-90 là các mục tiêu do Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS phát động, gồm: 90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng virus và 90% người nhiễm HIV đã được điều trị bằng thuốc kháng virus kiểm soát được số lượng virus ở mức thấp để sống khỏe mạnh, giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác.
Mục tiêu của Tháng hành động là tăng cường các hoạt động dự phòng, xét nghiệm phát hiện HIV; giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm HIV/AIDS với gia đình, xã hội, đặc biệt là trong dự phòng lây nhiễm HIV cũng như tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; mở rộng độ bao phủ, nâng cao chất lượng của các dịch vụ dự phòng, xét nghiệm HIV, bảo hiểm y tế và điều trị HIV/AIDS đến mọi người dân…
Video đang HOT
Các hoạt động truyền thông được đẩy mạnh, chú trọng vào lợi ích của tư vấn xét nghiệm sớm HIV và xét nghiệm định kỳ với nhóm có hành vi nguy cơ cao; lợi ích của việc tiếp cận sớm với các dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV/AIDS.
Quảng bá các dịch vụ điều trị ARV tại địa phương; sự cần thiết, quyền lợi, mức đóng, mức hưởng và thủ tục tham gia cũng như cách sử dụng bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh; lợi ích của dự phòng sớm lây nhiễm HIV, sử dụng bơm kim tiêm sạch, bao caosu, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone và điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV; dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; đảm bảo tài chính cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS; không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS…
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng mở rộng việc cung cấp các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS như xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng, điểm cấp phát thuốc Methadone, điểm cấp phát thuốc ARV tại các trạm y tế xã, cung cấp các dịch vụ dự phòng trước phơi nhiễm HIV.
Tổ chức những chương trình vận động các tổ chức, cá nhân và gia đình tích cực tham gia hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, ủng hộ, gây quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV, mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV; tổ chức thăm hỏi người nhiễm hoặc nhóm người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS tại địa phương; tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Theo báo cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), trong 6 tháng đầu năm 2018, cả nước đã phát hiện thêm 3.500 trường hợp nhiễm HIV, giảm khoảng 3% so với cùng kỳ năm 2017; số trường hợp chuyển sang giai đoạn AIDS giảm khoảng 27%.
Theo giadinhmoi
Nhiễm trùng ngón tay do dùng chung dụng cụ làm móng
Bị thợ làm móng tay vô tình cắt xước da rướm máu, chị Minh 29 tuổi ở TP HCM sốt cao, vết thương nổi mủ, sưng đỏ.
Nhân viên làm móng dùng oxy già sát trùng vết xước cho chị Minh. Một ngày sau vết thương mưng mủ, chị đến phòng khám da liễu kiểm tra. Bác sĩ chẩn đoán chị Minh bị nhiễm trùng ở khóe của móng hay còn gọi là bệnh chín mé.
Theo bác sĩ Trần Trọng Thành, đây là bệnh nhiễm trùng tạo mủ hoặc áp xe ở đầu các ngón tay và ngón chân. Bệnh thường gặp khi vết thương xung quanh móng bị tụ cầu khuẩn vàng (S.aureus) xâm nhập. Khi trở nặng, bệnh gây biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn huyết, viêm xương, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp, thậm chí tử vong.
Trong quá trình cắt da và lấy khóe, người thợ có thể làm trầy xước da, niêm mạc, hoặc vô ý làm đứt, ra máu da của khách. Nếu dụng cụ không được khử trùng đúng cách, người bị thương có thể mắc nhiều bệnh lây qua đường máu như nhiễm trùng móng, nấm móng, ung thư, viêm gan B, C hoặc HIV/AIDS.
Chị em nên tự trang bị bộ dụng cụ làm móng riêng để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh. Ảnh: DBP
Nhiều tiệm làm móng thường chỉ trang bị một vài bộ kềm cắt da, lấy khóe và dùng cho rất nhiều khách. Họ cũng ít vệ sinh dụng cụ và trong những khách có thể có người bị nhiễm trùng móng. Do đó dụng cụ làm móng dùng chung tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan từ người này sang người khác. "Khách làm móng tin tưởng vào cách sát trùng đơn giản bằng axeton hay chanh của tiệm, vô tình làm cầu nối cho vi khuẩn lây lan", bác sĩ Thành nói.
Dùng kềm cắt móng chung cũng giống như dùng chung kim tiêm, xăm, châm cứu. Do đó bác sĩ khuyến cáo phụ nữ nên tự bảo vệ sức khỏe của mình trong quá trình làm đẹp. Cách đơn giản nhất là dùng dụng cụ làm móng riêng cho mình. Nếu phải sử dụng chung, dụng cụ phải được sát khuẩn bằng cách ngâm trong cồn 70 độ ít nhất 30 phút.
Nếu vô tình bị cắt trúng da xuất huyết, không nên bóp nặn vết thương mà phải để cho máu chảy tự nhiên, tốt nhất là ở dưới vòi nước chảy, sau đó sát khuẩn bằng cồn. Nếu da có dấu hiệu mưng mủ, nên đến cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị kịp thời, bác sĩ Thành khuyên.
Cẩm Anh
Theo VNE
Sau vụ 42 người nhiễm HIV ở Phú Thọ: Phát hiện thêm 8 trường hợp dương tính Sau mở rộng xét nghiệm, tại huyện Tân Sơn, Phú Thọ phát hiện thêm 8 trường hợp dương tính với HIV. TS Hoàng Đình Cảnh, Phó cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, sau sự việc 42 người dân xã Kim Thượng (Tân Sơn, Phú Thọ) bất ngờ phát hiện nhiễm HIV, rất đông người dân đã đến Trung tâm y tế huyện Tân...