Thắng cố vùng cao
Nói đến thắng cố, ai cũng biết đó là đặc sản của đồng bào dân tộc Mông ở miền núi phía Bắc. Nhưng bây giờ, thắng cố đã trở thành món ăn ngon và quen thuộc của nhiều tộc người vùng cao. Trời càng lạnh, thắng cố càng ngon, thêm bát rượu ngô ấm nồng.
Các quán thắng cố vùng cao bây giờ nhiều nơi chế biến rất cẩn thận, sạch sẽ vì đồng bào đã hiểu ý nghĩa của khẩu hiệu “giữ vệ sinh an toàn thực phẩm” và cũng là một bí quyết để thu hút khách. Các loại xương, thịt, ngũ tạng đều được làm sạch và để riêng từng loại. Nồi nước dùng được đầu bếp người Mông “chăm sóc” rất chu đáo, múc từng muỗng bọt ra để nước xương thêm ngọt, thêm trong. Xương nhừ thì cho thịt vào nồi, thịt vừa chín tới thì cho lòng, dạ dày, tim gan vào tiếp…Từng bát thắng cố nhỏ điểm những lát hành hoa được múc ra, nhà bếp không quên bên cạnh những đĩa gia vị xinh xắn chế biến cầu kỳ theo đúng hương vị vùng cao. Vị ngon của thắng cố hòa với hương vị đặc biệt của đồ chấm làm cho thực khách tấm tắc khen ngon.
Nói đến thắng cố, ai cũng biết đó là đặc sản của đồng bào dân tộc Mông ở miền núi phía Bắc. (Ảnh:TL)
Thắng cố, thực chất là một biến âm từ tên gọi thảng cố: theo tiếng Mông, nghĩa là nồi nước. Nói cách khác, thắng cố là một sản phẩm độc đáo của nền văn hoá ẩm thực Mông. Nói đến thắng cố – dù người dân tộc này hay dân tộc kia, hiểu nghĩa hay không hiểu nghĩa – ai cũng biết đó là một món ăn chế biến từ thịt gia súc. Theo các cụ già người Mông truyền lại: trước kia người ta chỉ chế biến thắng cố từ thịt ngựa và chỉ bằng thịt ngựa mới ngon. Nhưng nay, vì nhiều lý do nên thắng cố còn được chế biến bằng thịt trâu, thịt dê, thịt lợn. Do vậy, tên gọi thắng cố cũng đi kèm với tên các con vật dùng làm nguyên liệu, như: thắng cố trâu, thắng cố dê, thắng cố lợn… Kỹ thuật chế biến thắng cố tương đối đơn giản: sau khi con vật được làm thịt sạch sẽ xong, tất cả “lục phủ ngũ tạng” của nó được chặt ra thành từng miếng. Trên bếp lửa rực hồng, một cái chảo cỡ lớn đặt sẵn. Thịt thủ, thịt mông, xương đầu, xương chân, tim, gan, lòng, phổi… của con vật được đổ vào chảo cùng lúc, xào lăn. Đợi ít phút miếng thịt se se cạnh, người ta đổ nước vào chảo và cứ thế ninh sôi sùng sục hàng tiếng đồng hồ. Ngoài muối là chủ yếu và một chút ít mì chính, gia vị cho món thắng cố cần phải có thảo quả, địa điền nướng thơm, tán nhỏ, ướp vào thịt trước lúc đem xào. Khi thắng cố chín kỹ, các thứ gia vị bổ trợ cho nhau tạo nên thứ hương vị đặc trưng và quyến rũ. Thực khách ngồi quanh cái bàn, thấp ngang đầu gối. Thắng cố được múc ra bát tô, mỗi người một tô riêng, kèm theo là một cái thìa con và đôi đũa tre.
Món ăn thắng cố có bán hầu hết tại các chợ của các tỉnh vùng Tây Bắc. (Ảnh:TL)
Món ăn thắng cố có bán hầu hết tại các chợ của các tỉnh vùng Tây Bắc, đặc biệt món thắng cố luôn có tại các chợ phiên. Chợ Bắc Hà là chợ nổi tiếng mang bản sắc văn hóa của người Mông. Ở đây khèn hay nhất, váy đẹp nhất, rượu thơm nhất, cho nên thắng cố chắc chắn cũng là thứ thắng cố ngon nhất trong các loại thắng cố. Có thể có thắng cố trâu, thắng cố ngựa, thắng cố lợn, thắng cố dê, thậm chí cả gà, cả nhím cũng được. Để có món thắng cố người ta cần phải biết cách chế biến cùng những gia vị như: thảo quả, hạt dổi, gừng, tỏi… Đã là đàn ông nếu ăn thắng cố nhất thiết phải uống rượu. Phụ nữ và trẻ em ăn thắng cố với cơm nắm hoặc mèn mén mang theo.
Chợ phiên Đồng Văn họp vào chủ nhật hàng tuần, là phiên lớn nhất trong số 4 phiên chợ của huyện còn lại ngày nay. Phố thị vùng cao ngay từ sáng sớm ra đã đông người qua lại. Đặc biệt, càng gần về trưa, khu hàng thắng cố nhộn nhịp hẳn lên, khách đến ăn ngày một đông. Cổng chợ huyện Đồng Văn giờ đã được kiên cố hóa, trông chẳng khác gì chợ dưới xuôi nhưng nhà cửa, mái che chẳng thể thay thế được những chiếc ô của bà con dân tộc. Vào giữa chợ, những gian hàng thắng cố được đặt sau khu bán đồ thực phẩm. Thịt lợn, thịt bò trong chợ được xiên cả nửa con treo lủng lẳng trên những chiếc móc to. Hàng rượu ngay sát điểm bán thắng cố. Rượu được đựng trong những chiếc can nhựa to hay vò sành mà những con ngựa đã miệt mài cõng xuống núi từ sớm tinh mơ hay từ đêm hôm trước. Hoạt động mua bán đã tan từ lâu mà dãy hàng thắng cố càng lúc càng đông vui, nhộn nhịp.
Video đang HOT
Thắng cố là món ăn dân dã, đại chúng, mang tính cố kết cộng đồng, làm cho người ta nhanh gần nhau và dễ hiểu nhau hơn. (Ảnh:TL)
Thắng cố là món ăn dân dã, đại chúng, mang tính cố kết cộng đồng, làm cho người ta nhanh gần nhau và dễ hiểu nhau hơn. Cao hơn một món ăn, đó còn là nét văn hoá mà qua đấy, ta thấy rõ những chuẩn mực ứng xử, tập tục và truyền thống văn hoá của một dân tộc giữa nhiều dân tộc, trong một phạm vi không gian giao tiếp rộng rãi và khoáng đạt… Thưởng thức và cách chế biến thắng cố là một nét văn hóa đặc biệt của người dân tộc vùng cao.
Nguyễn Dũng
Những món đặc sản không thể không nếm khi tới Hà Giang
Hà Giang không chỉ được dân phượt yêu mến bởi nhiều địa danh du lịch nổi tiếng mà còn là mảnh đất của nhiều món ăn dân tộc hấp dẫn.
Tháng 9, 10 và 11 được coi là tháng du lịch của Hà Giang. Ngoài Cao nguyên đá, Cột cờ Lũng Cú, Phố cổ Đồng Văn hay những cánh đồng hoa tam giác mạch, Hà Giang còn khiến dân phượt mê đắm bởi những món đặc sản khó quên.
Thắng cố
Thắng cốlà món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái... Món thắng cố ngày nay chỉ còn chủ yếu ở chợ phiên Đồng Văn và chợ phiên Mèo Vạc.
Thắng cố là món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc ở các tỉnh miền núi phía Bắc
Thắng cố làm từ thịt và nội tạng ngựa hoặc bò được xào lăn rồi châm nước,ninh sôi liên tục nhiều tiếng. Ngoài ra, món ăn còn được sử dụng nhiều loại gia vị như thảo quả, hạt dổi và củ sả. Vị béo ngậycủa thịt hòa quyện với mùi thơm của sả, thảo quả sẽ khiến bạn thấy rất ấm bụng giữa tiết trời se lạnh.
Cháo ấu tẩu
Cháo ấu tẩu được làm từ nguyên liệu là củ ấu tẩu (còn có tên gọi ô đầu, phụ tử), một loại củ có chất độc thường mọc trên đá vùng đồi núi phía bắc. Vốn dĩ, củ ấu tẩu có chất độc có thể gây tử vong, song lại là một vị thuốc quý có tác dụng chữa bệnh. Với cách chế biến tài tình của đồng bào dân tộc, củ ấu tẩu trở thành một món ăn rất tốt cho sức khỏe.
Bản chất ấu tẩu rất độc, muốn khử hết chất độc và chế biến thành món ăn ngon phải có bí quyết riêng. Củ ấu được ngâm kỹ trong nước vo gạo đặc một đêm rồi đem hầm ít nhất trong vòng 4 tiếng cho tới khi mềm, bở tơi thành thứ bột đặc sền sệt.
Gạo nếptrộn với gạo tẻ thơm, nấu nhuyễn trong nước hầm xương chân giò và bột củ ấu, thêm chút thịt nạc băm nhỏ, chút gia vị vừa đủ. Khi bắc ra đập trứng gà, cho thêm ớt, tiêu, hành, rau mùi, tía tô mới thành một bát cháo hoàn hảo.
Mèn mén
Mèn mén là món ăn được làm từ ngô tẻ qua nhiều công đoạn để có được thứ bột ngô rồi đem hấp chín. Mèn mén được thưởng thức khi nóng, nhai kỹ thấy một vị ngọt bùi ở đầu lưỡi.
Mènmén là cách gọi theo tiếng quan hỏa (Trung Quốc) cố nghĩa là bột ngô hấp. Theo kinh nghiệm của người dân địa phương, mèn mén làm từ giống ngô tẻ địa phương là ngon nhất. Các loại ngô lai, ngô hàng hóa không thể làm được món này.
Mèn mén khi ăn sẽ được dùng môi gỗ đánh lên rồi xúc ra bát. Và ở mỗi tỉnh vùng cao lại có cách thưởng thức mèn mén khác nhau. Ở Hà Giang có thể thưởng thức mèn mén với canh bí, canh rau cải nương, còn ở Lào Cai, mén mén ăn với óc đậu, rượu ngô Bắc Hà...
Xôi ngũ sắc
Xôi ngũ sắc có 5 màu nổi bật khác nhau:trắng, vàng, tím, đỏ, xanh, tượng trưng cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, được hoà hợp lại tạo lên món ăn ngon mà bắt mắt, thường được người dân tộc làm vào các ngày lễ, tết.
Để tạo màu sắc độc đáo của xôi ngũ sắc, người dân đã dùng các thành phần nhuộm màu tự nhiên: màu đỏ là màu của gấc, lá cơm đỏ; màu xanh dùng lá gừng, lá cơm xôi xanh, hoặc vỏ bưởi, vỏ măng đắng, lá cây ba soi, cây thành ngạnh khô, đốt lấy tro ngâm với nước có pha chút vôi. Màu vàng dùng củ nghệ già giã lấy nước. Màu tím dùng lá cơm đen, hoặc lá cây sau sau.
Thịt trâu gác bếp
Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản thường thấy trong bữa ăn của người Thái đen. Món thịt này thường được làm từ bắp của những chú trâu, bò nhà thả rông trên các vùng núi đồi Tây Bắc. Miếng thịt trâu to để thớ dài, tẩm gia vị ớt, gừng và mắc khén, xiên vào que to treo lên gác bếp.
Khói ám lâu ngày làm cho thịt trâu có mùi vị đặc biệt nhưng không khó chịu vì hôi khói. Các gia vị đặc biệt sau bao nhiêu ngày thậm chí còn thấy nguyên trên từng thanh thịt. Miếng thịt khô nhưng vẫn giữ nguyên mùi vị đặc trưng, nhất là độ ngọt của thớ thịt.
Khi ăn người ta xé nhỏ dọc theo thớ, có thể ăn ngay hoặc được coi là món nhậu chính uống cùng rượu ngô. Món này được chế biến hoàn toàn tự nhiên, không có chất bảo quản nhưng vẫn để dự trữ được khoảng 1 tháng.
Nậm pịa và loạt đặc sản kén người ăn của ẩm thực Việt Với vị khó ăn, nậm pịa, thắng cố, bún cua thối... là những đặc sản không phải ai cũng dám thử của ẩm thực Việt. Là đặc sản của dân tộc Thái, nậm pịa thường có trong những bữa tiệc đãi khách của người dân vùng cao. Trong món ăn này, pịa là phân non nằm giữa dạ dày và ruột già của...