Tháng cô hồn, cả “bố con” Toyota và Lexus đều ế thê thảm
Trong tháng cô hồn, cả Toyota và dòng xe sang Lexus thuộc Toyota đều ế thê thảm. Lexus, Camry 2.5G/KL, Hilux E (4×2), Alphard không tiêu thụ nổi vài chiếc.
Tháng 8 chỉ là tháng chiếm nửa thời gian của tháng cô hồn. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi nhiều thị trường, trong đó có thị trường ô tô ế ẩm.
Hiệp hội Các nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA) vừa công bố doanh số bán xe trong tháng 8 của các hãng có mặt trên thị trường Việt Nam. Theo đó, doanh số toàn thị trường nói chung đồng loạt suy giảm.
Cụ thể, theo thống kê của VAMA, trong tháng 8/2018, doanh số bán hàng toàn thị trường đạt 20.504 xe, giảm 4% so với tháng 7/2018, giảm 7% so với tháng 8/2017. Tổng doanh số bán hàng tính đến hết tháng 8/2018 giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái.
lphard, dòng xe siêu ế ẩm của Toyota.
Doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 20.504 xe, bao gồm 13.815 xe du lịch; 6.313 xe thương mại và 376 xe chuyên dụng. Trong đó, doanh số xe du lịch giảm 2%; xe thương mại giảm 9% và xe chuyên dụng giảm 4% so với tháng trước.
Đáng chú ý, sản lượng của xe lắp ráp trong nước đạt 14.875 xe, giảm 18% so với tháng trước và số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc là 5.629 xe, tăng 66% so với tháng trước.
Như thông lệ, Toyota là 1 trong 2 hãng chiếm thị phần lớn nhất thị trường ô tô. Doanh số trong tháng 7 của Toyota là 4.729 chiếc, chiếm 24% thị phần. Tính chung 8 tháng đầu năm, Toyota đạt doanh số 34.749 xe, chiếm 21,4% thị phần. Mặc dù thị phần tăng nhưng sản lượng ô tô bán ra lại giảm mạnh.
Sản lượng trong tháng 8 của Toyota giảm 1.065 chiếc, tương đương 18,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong tháng 8 cũng như 8 tháng đầu năm, Toyota chứng kiến nhiều dòng xe ế ẩm. Có nhiều mẫu thậm chí không bán được 1 chiếc nào. Đó là Camry 2.5G/KL, Hilux E (4×2), Alphard.
Camry là dòng xe đắt khách của Toyota nhưng Camry 2.5G/KL lại là câu chuyện khác. Trong tháng 8, doanh số của Camry 2.5G/KL là 0 chiếc. Tính chung cả 8 tháng, Camry 2.5G/KL chỉ tiêu thụ được 3 chiếc.
Không đến nỗi ế khách như Camry 2.5G/KL nhưng các phiên bản khác như Camry 2.5Q/KZ và Camry 2.0E /KE chỉ bán được 250 chiếc, chiếm 8,4% tổng doanh số cả dòng xe trong 8 tháng đầu năm.
Cùng chung số phận không bán được chiếc nào trong tháng 8 như Camry 2.5G/KL là Hilux E (4×2). Với những ai theo dõi ngành ô tô, Hilux E (4×2) không phải cái tên xa lạ vì đây là dòng xe có… thâm niên ế ẩm. Trong 6 tháng, mẫu xe bán tải chỉ bán được 13 chiếc.
Video đang HOT
Alphard là mẫu xe cuối cùng của Toyota trong “câu lạc bộ” các mẫu xe không bán nổi 1 chiếc trong tháng 8. Còn trong cả 8 tháng đầu năm nay, chỉ có 4 chiếc. Khác với Camry 2.5G/KL, Alphard là dòng xe đa năng gây nhiều chú ý khi ra mắt.
Mẫu MPV hạng sang Toyota Alphard trang bị nhiều tiện nghi dành cho hành khách ở khoang sau. Dòng xe này được phân phối chính hãng tại Việt Nam từ tháng 8/2017. Xe có nhiều ưu điểm nhưng với mức giá trên 3,5 tỷ đồng của xe, khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn. Vì vậy, Alphard bị khách hàng Việt làm ngơ.
Cao cấp hơn Alphard là Lexus. Dòng xe đình đám một thời này có sản lượng là 0 chiếc trong tháng 8. Còn tính chung từ tháng 1 tới nay, chỉ 108 chiếc Lexus được bán ra, giảm 499 chiếc, tương đương 82,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trước đó, trao đổi với ICT News,đại diện Toyota, nhà nhập khẩu và phân phối chính thức thương hiệu Lexus tại Việt Nam cho hay, doanh số Lexus ảm đạm do tác động không nhỏ từ Nghị định 116. Nhưng thực ra, trước khi có Nghị định 116, doanh số Lexus đã sụt giảm.
Dưới tác động của thuế tiêu thụ đặc biệt mới sau thời điểm 1/7/2016, hầu hết các dòng xe của Lexus có mặt tại thị trường Việt Nam đều tăng giá. Đợt tăng giá này đã khiến doanh số bán ra của Lexus giảm dần đều. Tới đầu năm 2017, Lexus gây chấn động thị trường ô tô khi giảm giá xe tới 170 triệu đồng tình hình vẫn không được cải thiện.
Trong năm 2017, Lexus bán ra tổng số 948, giảm gần 50% so với 2016. Các số liệu của 8 tháng đầu năm 2018 cho thấy doanh số Lexus năm nay sẽ tiêp tục giảm thê thảm.
Vy Vy
Theo nguoitieudung
Nam thanh niên kéo dài chân thêm 7cm tiết lộ điều kinh khủng hơn cả đau đớn
Phẫu thuật kéo dài chân có đau không là câu hỏi nhiều người băn khoăn nhất nhưng nam thanh niên 28 tuổi tại Hà Nội tiết lộ thực tế khác kinh khủng hơn.
Hiện nay, phẫu thuật kéo dài chân được xem là giải pháp cuối cùng cho những trường hợp muốn cải thiện chiều cao khi đã hết tuổi trưởng thành.
Phương pháp này không mới, đã được thực hiện tại Việt Nam từ những năm 80 thế kỷ trước song nếu không phải là bệnh nhân trực tiếp kéo dài chân, rất khó để có những hình dung đầy đủ về sự phức tạp, đau đớn, khó chịu khi mang khung dãn suốt 2-3 tháng (trước đây mất 10 tháng - 1 năm).
4 năm để chuẩn bị
Trong suốt 70 ngày gần như phải sinh hoạt tại chỗ, chàng trai Nguyễn Đức Dũng (28 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) đã có những chia sẻ chi tiết về quá trình kéo dài chân thêm 7cm của chính bản thân mình.
Dũng kể, do cả bố mẹ đều không cao nên đến hết tuổi trưởng thành, chiều cao của em vẫn chỉ vẻn vẹn 1,6m. Ban đầu Dũng không bận tâm lắm nhưng sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin và đi làm, Dũng cảm thấy rất tự ti khi đứng cùng mọi người nên hạn chế nhiều trong các mối quan hệ.
24 tuổi, Dũng bắt đầu tìm hiểu phương pháp kéo dài chân, trực tiếp liên hệ với bác sĩ tại BV TƯ quân đội 108 để được tư vấn, sau đó trình bày nguyện vọng với gia đình và được bố mẹ, chị gái rất ủng hộ.
Thời điểm Dũng vừa tháo khung, phải bó bột tại BV
Xác định đây là cuộc đại phẫu, có thể có những rủi ro gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sau này chàng trai trẻ đã quyết định dành ra 4 năm để tích luỹ kinh tế và chuẩn bị tinh thần.
Cuối tháng 5 vừa qua, Dũng đến BV 108 làm thủ tục nhập viện, được 2 bác sĩ của Viện Chấn thương chỉnh hình tư vấn cặn kẽ về quy trình, biến chứng, trong đó đáng lo nhất là nhiễm trùng chân đinh, trường hợp nặng sẽ buộc phải cưa bỏ. Nhưng vì quyết tâm quá lớn nên chàng trai trẻ chấp nhận rủi ro.
Ngày 26/5 vừa qua, Dũng bắt đầu được phẫu thuật, ca mổ thành công sau hơn 3,5 giờ, sau đó được chuyển về điều trị tại phòng hậu phẫu trong suốt nửa tháng, trong đó 10 ngày đầu điều trị kháng sinh, chống nhiễm trùng.
Từ ngày thứ 11, bác sĩ sẽ bắt đầu hướng dẫn Dũng điều chỉnh khung dãn. Mỗi vòng xoay trên khung tương ứng với độ dài 2mm, trong khi tốc độ xương phát triển tối ưu chỉ được 1mm và phải chia làm 3 lần, do vậy mỗi lần chỉ xoay 1/6 vòng.
Sau 15 ngày, bác sĩ sẽ kiểm tra xương đã tách chưa, trường hợp không tách sẽ phải điều chỉnh khung dãn nhiều vòng, gây đau đớn.
Vất vả gấp 10 lần tưởng tượng
"Dù đã được tư vấn và có chuẩn bị tâm lý từ trước nhưng sau phẫu thuật, những vất vả và đau đớn em phải trải qua gấp 10 lần so với tưởng tượng", Dũng so sánh.
Dũng chia sẻ, 15 ngày đầu tiên nằm tại viện, gần như không đau đớn chút nào. 15 ngày kế tiếp, bắt đầu có cảm giác cộm, khó chịu, xương hơi ê ẩm nhưng vẫn trong ngưỡng chịu đựng.
"Sang tháng thứ 2 thật kinh khủng. Ngoài đau nhức xương còn đau lưng, đau tại chân đinh, đau gân, người khó chịu, cảm thấy mọi thứ như đến tới hạn. Vì nằm nhiều nên mông cũng bẹt hẳn xuống khiến xương chạm vào giường rất đau. Em đã sụt liền 7kg, cân nặng khi đó chỉ còn hơn 40kg", Dũng kể.
Khi nào khó chịu quá, Dũng sẽ uống 1 viên giảm đau, được chia riêng thành từng loại, giảm đau cho gân, cho cơ và sẽ cố để dành uống trước giờ đi ngủ.
Ngày thứ 36, Dũng đến BV tái khám, tuy nhiên kết quả không như kỳ vọng, chân trái tăng được 2,5cm, chân phải tăng thêm 3cm, trong khi mức tối ưu có thể đạt đến 3,6cm/chân.
Chân của Dũng đã dài thêm 7cm sau khi tháo khung
"Khi đó em cảm thấy thất vọng vô cùng, rất nản và nghĩ có lẽ chỉ cao thêm được 5cm nhưng bác sĩ an ủi rằng có rất nhiều trường hợp như vậy và không nên quá lo lắng", Dũng nhớ lại.
Theo lời chàng trai, càng những ngày cuối, khó chịu càng tăng lên, nhiều lúc mu bàn chân nóng ran nhưng Dũng vẫn cố chịu đựng, duy trì uống 1 viên giảm đau/đêm nên ít đêm ngủ ngon, cứ 1-2 tiếng lại giật mình.
"Có nhiều bệnh nhân không thể chịu đựng nổi phải uống 4-5 viên giảm đau/ngày nhưng em thấy mọi thứ vẫn trong giới hạn nên cố chịu đựng. Thực sự, mọi đau đớn trong quá trình kéo dài chân không kinh khủng bằng sự khó chịu trong người khi mọi sinh hoạt từ ăn uống đến tiểu tiện đều một chỗ, thậm chí ban đầu em cũng không biết cách đổi tư thế nằm nên vô cùng bí bách", chàng trai Hà Nội chia sẻ.
Để cảm thấy dễ chịu hơn, nhiều ngày liền Dũng phải hạ điều hoà thật thấp rồi để chân thẳng trước điều hoà. Khi được 2 tháng, từng có lúc chàng trai trẻ xin bác sĩ dừng lại vì khó chịu quá.
Dũng cho biết, trong suốt giai đoạn về nhà điều trị, ý thức tự giác của bệnh nhân đóng vai trò quyết định đến thành công của ca phẫu thuật. Ngoài việc điều chỉnh khung giãn, hàng ngày bệnh nhân phải tập luyện chăm chỉ để gân giãn đều, nếu không sau này sẽ kiễng chân mới đi được. Bản thân Dũng, mỗi ngày phải tự lên lịch tập làm 3 lần, mỗi lần co gập bàn chân 100 cái.
Để chống nhiễm trùng, cứ vài ngày sẽ phải thay băng tại các vị trí xuyên đinh, nhỏ thuốc sát trùng.
Ngày thứ 70, kết quả kiểm tra cho thấy chân trái của Dũng đã tăng lên được 6,8cm, chân còn lại 7cm. 2 ngày kế tiếp, bác sĩ chỉ định điều chỉnh khung giãn của chân trái thêm 2 cm.
"Lúc đó cả em và bác sĩ Đoàn - Viện trưởng vô cùng hạnh phúc, gần như không thể tin nổi vì không ngờ trong hơn 1 tháng có thể tăng nhiều đến thế", Dũng hạnh phúc nhớ lại.
Đầu tháng 8 vừa qua, Dũng được mổ lấy khung, hiện vẫn đang trong giai đoạn bó bột. Bác sĩ cho biết sau khoảng 2 tuần nữa, bệnh nhân có thể tập đi lại nhẹ nhàng sau đó tăng dần cấp độ. Xương sẽ hồi phục chắc khoẻ trở lại sau 1-2 năm.
Dũng tiết lộ chi phí kéo dài chân hết khoảng 40 triệu đồng.
*Tên bệnh nhân đã được thay đổi.
Thúy Hạnh
Theo vietnamnet.vn
Làm sao tránh bệnh thường gặp ở nhân viên văn phòng? Tôi 30 tuổi, làm việc văn phòng và ngồi nhiều trước máy tính nên hay bị mỏi cổ, toàn thân ê ẩm. Làm sao để hết tình trạng này? Ảnh minh họa Ngoài ra tôi còn thường xuyên bị viêm mũi, đau họng. Chân dễ tê cứng và chuột rút. Tôi đi khám và uống thuốc nhưng tình trạng còn nặng hơn. (Minh...