Thăng chức chóng mặt, Công Vinh ăn mặc khác hẳn trước
Trong vài năm trở lại đây có quá nhiều sự thay đổi đối với sự nghiệp cũng như vẻ bề ngoài của Công Vinh.
Lê Công Vinh trong buổi lễ “lên chức” trong vai trò quản lý và điều hành đội bóng mới
Mùa giải V-League sắp tới ngày khởi tranh, tuy nhiên, nó đã được hâm nóng với thông tin Lê Công Vinh chính thức lên chức quyền Chủ tịch CLB TP. HCM.
Tại sự kiện này, Công Vinh khiến nhiều người bất ngờ, nhất là các fan nữ bởi hình ảnh quý ông lịch lãm, bảnh bao của anh. Một Công Vinh mặc vest, tóc chải chuốt khác xa với những gì fan từng thấy anh trên sân cỏ.
Điều dễ nhận ra là phong cách ngoài đời thường của Công Vinh cũng thay đổi một cách ấn tượng kể từ khi anh “chung một nhà” với Thủy Tiên.
Không giống với vẻ ngoài giản dị trước đây, kể từ khi anh gia nhập đội hình của Sông Lam Nghệ An, chinh chiến từ Bắc chí Nam giúp cho bản lĩnh của chàng cầu thủ ngày một trưởng thành và gu ăn mặc vì thế cũng thay đổi theo.
Công Vinh ngày càng được chú ý tới vẻ bề ngoài hơn, nhất là từ khi anh nổi tiếng với những bản hợp đồng chuyển nhượng “khủng” với khoản phí lót tay hàng tỷ đồng. Hiếm có cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp nào của Việt Nam lại “tút tát” cho vẻ ngoài nhiều như Công Vinh. Anh được nhiều nhãn hàng nổi tiếng kí hợp đồng làm người đại diện nhờ vẻ ngoài điển trai, lịch lãm, tên tuổi trên sân cỏ và nhất là một lý lịch “sạch” không scandal.
Hiện Công Vinh đã trở thành một người đàn ông lịch lãm đúng chất quý ông và bậc đàn anh trong giới cầu thủ.
Vẻ ngoài khác biệt của Công Vinh gian đoạn đầu và cuối sự nghiệp cầu thủ
Vẻ ngoài giản dị của Công Vinh thuở mới vào nghề.
Công Vinh những ngày đầu lên tuyển
Chàng trai xứ Nghệ thời “ngố tàu”
Video đang HOT
Chuyện tình Công Vinh – Thủy Tiên từng hot nhất một thời
Kể từ khi yêu và lập gia đình với Thủy Tiên, Công Vinh ngày một điển trai, phong cách và chú tâm tới hình thức bên ngoài
Chàng cầu thủ xứ Nghệ được ví với “David Beckham của Việt Nam”
Công Vinh “đốn tim” nhiều fan nữ bởi hình ảnh ngày càng “soái ca”.
Theo 24h.com
8 quy tắc cài nút đồ suit nam cần nắm vững
Luôn có những quy tắc đòi hỏi tính chính xác trong việc ăn mặc với suit nam, ngoài màu sắc hay phom dáng thì những chiếc nút là một điều quan trọng khác bạn buộc phải lưu ý.
Thoạt nghe, chắc hẳn nhiều người sẽ hơi ngạc nhiên vì những chiếc nút thì cần gì đến những quy tắc! Nhưng như đã nói, suit nam là thứ trang phục cổ xưa, có những quy tắc khắt khe mà dù kiểu dáng sau này có được biến tấu thời thượng như thế nào đi chăng nữa thì buộc ta phải tuân thủ nghiêm ngặt.
Suit nam là sự điển hình cho tính lịch thiệp và chỉn chu, thể hiện được kiến thức thời trang của chủ nhân nó. Vậy nên mong muốn các bạn nắm rõ và kĩ những chi tiết nhỏ nhưng cực kì quan trọng này. Làm đúng và bài bản sẽ chứng tỏ được sự tinh tế của bản thân, nhưng chỉ một sơ suất nhỏ cũng sẽ làm mất điểm hình tượng bạn đang xây dựng một cách trầm trọng.
Hãy ghi nhớ cẩn thận những quy tắc cài nút của từng phong cách suit mà bài viết chia sẻ sau đây, bởi vì "small details make big difference".
Suit nam một hàng nút (single-breasted jacket suit)
a) Loại một nút
Với kiểu áo này thì quá đơn giản khi vốn dĩ chỉ có một chiếc nút. Nhưng trước hết bạn phải thuộc khẩu quyết "đứng cài, ngồi mở": khi đứng thì cài nút và cởi nút trước khi ngồi để giữ áo không bị nhăn, quy tắc này áp dụng cho tất cả kiểu dáng suit.
Single-breasted one-button suit.
b) Loại hai nút
Đối với suit hai nút, cài nút trên và bỏ nút dưới. Nguồn gốc vì sao không được cài chiếc nút thứ hai như sau: Vua Edward Đệ Thất là một người béo tròn, đến nỗi không bao giờ bộ suit của ông có thể gài được chiếc nút thứ hai, do đó mọi người trong triều đình lẫn dân chúng cũng phải bắt chước theo nhà vua. Dần dà nó trở thành một quy ước bất thành văn cho bất cứ ai, mặc suit nam mà cài nút cuối cùng là điều tối kỵ. Bởi vì là quy ước nên bạn phải làm theo, và không thắc mắc.
Và ngoài ra, suit hiện đại được thiết kế với chiếc nút thứ hai chỉ để trang trí và phần eo vát xẻ sang hai bên, nếu bạn cố gài sẽ làm hư phom dáng.
Single-breasted two-button suit.
c) Loại ba nút
Mọi việc có vẻ dần phức tạp lên nhưng đừng lo, bởi vì luôn có những quy tắc chuẩn để ghi nhớ. Nút giữa luôn gài (trừ khi ngồi), nút trên cùng có thể gài để trông luôn lịch thiệp hoặc không để tạo sự phóng khoáng trẻ trung. Và dĩ nhiên chiếc nút cuối cùng luôn không đóng.
Single-breasted three-button suit.
Áo ghi-lê (waistcoat)
Cài tất cả nút áo, trừ chiếc nút cuối cùng.
Có khá nhiều giả thuyết lý giải cho chuyện này. Thứ nhất, cũng bắt nguồn từ vua Edward, người không cài được nút áo khoác ngoài thì tất nhiên chiếc ghi-lê cũng vậy. Thứ hai, đây có thể là di sản của một câu lạc bộ sinh viên của trường tư thục Eton (Anh quốc), việc cởi bỏ chiếc nút cuối như là dấu hiệu nhận biết lẫn nhau. Cũng có lời lý giải rằng nó bắt nguồn từ những người họ săn, họ cởi chiếc nút cuối để dễ dàng vận động và thoải mái khi cưỡi ngựa... Nhưng dù lý do có như thế nào đi chăng nữa, như đã nói ở trên, suit nam luôn có những quy ước mà ta đừng nên quan tâm chúng đến từ đâu, chỉ cần tuân thủ.
Áo ghi-lê.
Khi nhắc đến Tuxedo, nhiều người sẽ nghĩ đây là kiểu Âu phục rất trang trọng và cầu kì, đồng thời chỉ phù hợp với cung cách ăn mặc của giới quý...
Suit nam hai hàng nút (double-breasted jacket suit)
a) Loại bốn nút
Trông có vẻ khó khăn nhưng thật ra quy tắc cũng đơn giản như khi mặc suit nam đơn hai nút và thêm thắt một chút biến tấu mà thôi. Hai chiếc nút hàng trên luôn được cài, còn hàng dưới thì cài chiếc nút ẩn bên trong và bỏ chiếc nút bên ngoài. Chiếc nút bên trong có chức năng giữ cho hai lớp áo cố định vào nhau, hạn chế tình trạng bị nhăn.
Double-breasted four-button suit.
b) Loại sáu nút
Chúng ta tiếp tục chuyển đến kiểu suit cuối cùng trông có vẻ rườm rà hơn. Nhưng đừng để ý đến hàng nút trên cùng bởi chúng chỉ là chi tiết tô điểm cho phong cách mà thôi, tập trung vào hàng nút giữa và cài hết các nút, ở hàng dưới cùng bạn cũng làm y hệt như với kiểu áo loại bốn nút.
Double-breasted six-button suit.
Hàng nút tay áo suit jacket (suit cuffs)
Những bộ suit bespoke (may đo) luôn có hàng khuy ngay cổ tay áo khoác, nó là một di sản từ xa xưa khi đồ suit là thứ trang phục hàng ngày của nam giới. Bất kể là người lao động chân tay, nhân viên bàn giấy hay thậm chí là bác sĩ giải phẫu thì đàn ông luôn mặc suit. Hàng nút ở cổ tay áo có tên là functioning cuff buttons, có thể mở ra để xắn ống tay áo lên để hạn chế việc vấy bẩn hay hư hỏng.
Hàng khuy tay áo may đo thường sẽ có thể "đóng-mở" được.
Nhưng ngày nay, nó trở thành chi tiết trang trí cho bộ suit chứ không còn mang ý nghĩa ban đầu. Riêng đối với những bộ suit bespoke đắt tiền, chi tiết hàng nút được may đo tỉ mỉ và có thể "cài - đóng" được, đây cũng là dấu hiệu nhận biết giá trị của bộ cánh người ấy mặc trên người.
Ngày nay, đa phần suit vẫn mang hàng nút suit cuffs nhưng chỉ mang ý nghĩa tượng trưng cho một giá trị xưa cũ.
Áo khoác ngoài (overcoat)
Đối với những chiếc áo khoác bên ngoài bộ suit thì chẳng có quy tắc nào cả. Nó vốn dĩ chỉ mang công năng chống lạnh, nên việc cài nút áo như thế nào tùy thuộc vào bạn (và dĩ nhiên, tùy thuộc cả vào thời tiết bên ngoài nữa).
Theo ELLA Man
"Đỏ mặt" với bộ sưu tập phi giới tính tại tuần lễ thời trang Nhà thiết kế trẻ người Tây Ban Nha Palomo đã khiến tín đồ thời trang "hoảng hốt" trước BST phi giới tính của mình tại tuần lễ thời trang New York. Mới đây tại tuần lễ thời trang New York, nhà thiết kế trẻ người Tây Ban Nha Palomo đã tung ra bộ sưu tập phi giới tính khiến các tín đồ thời...