Thắng cảnh Bàu Trắng, khai thác gắn với bảo vệ di tích quốc gia
Điểm du lịch Bàu Trắng ở Bình Thuận với những đồi cát trắng mịn, thay hình đổi dạng theo mùa, ôm sát quanh hồ nước ngọt trong xanh, làm say đắm du khách.
Đồi cát với hình thù độc đáo cạnh hồ nước ngọt
Bàu Trắng còn có tên gọi khác là Bạch Hồ, một hồ nước ngọt tự nhiên bao quanh đồi cát trắng hoang sơ; dù nằm ngay bên cạnh đồi cát, nhưng không bao giờ khô cạn kể cả mùa nắng nóng.
Với diện tích khoảng 70 ha, Bàu Trắng là hồ nước ngọt duy nhất nuôi sống cả vùng đất căn cứ cách mạng Lê Hồng Phong trong suốt hai cuộc kháng chiến. Ngày nay, Bàu Trắng còn góp phần tạo nên màu xanh của cây trái trên vùng đất đầy nắng và gió.
Du khách thích thú khi trải nghiệm đồi cát Trinh Nữ
ẢNH: U&Me
Video đang HOT
Nếu đi từ Mũi Né, theo tuyến đường ven biển, du khách chỉ mất khoảng 30 phút chạy ô tô là đến Bàu Trắng. Ngày nay, với sự đầu tư hạ tầng giao thông khá tốt, con đường đến thắng cảnh Bàu Trắng lúc nào cũng đông đúc du khách; nhất là các bạn trẻ từ mọi miền đến đây trải nghiệm, ghi lại những hình ảnh độc đáo nhất cho tuổi thanh xuân.
Du khách đến đây không chỉ được khám phá Hòn Yến ngay sát tuyến đường biển, mà còn được trải nghiệm chạy xe địa hình trên đồi cát Trinh Nữ rộng hàng trăm héc ta với những triền cát trắng mịn, uốn lượn như những dải lụa theo mùa gió. Mỗi khi gió biển thổi vào làm thay đổi hình dạng đồi cát với những nét hình quyến rũ như mái tóc thiếu nữ. Vì vậy, đồi cát ở Bàu Trắng còn có tên đồi cát Trinh Nữ là vậy.
Du khách lái xe trải nghiệm chạy trên đồi cát Trinh Nữ ở điểm du lịch Bàu Trắng
Năm 2007, Bình Thuận đã đầu tư mở tuyến đường từ xã Hòa Thắng (H.Bắc Bình) đến trung tâm thị trấn Phan Rí Cửa (H.Tuy Phong). Đây là tuyến đường đôi chạy dọc theo bờ biển. Hai bên là những triền cát mịn màng men theo bờ cát trắng. Du khách đi trên con đường này sẽ được trải nghiệm sự lãng mạn, chẳng khác gì đi trên con đường sa mạc cát rất thú vị. Có du khách đến đây còn ví con đường ven biển này là “đường ven biển đẹp nhất Việt Nam”.
Khai thác du lịch phải gắn với bảo vệ thắng cảnh quốc gia
Thắng cảnh Bàu Trắng đã được Bộ VH-TT-DL xếp hạng di tích cấp quốc gia (tại Quyết định số 3040, ngày 3.9.2019). Cùng với đó, điểm du lịch Bàu Trắng còn nằm trong quy hoạch Khu du lịch quốc gia Mũi Né đã được Thủ tướng Chính phủ có quyết định phê duyệt.
Điều đó cho thấy, điểm du lịch Bàu Trắng có vai trò, vị trí quan trọng trong phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né của ngành du lịch Bình Thuận.
Du khách chụp hình trên tuyến đường ven biển đến Bàu Trắng
Những năm gần đây, cùng với sự “bùng nổ” du khách đến với các điểm du lịch của Bình Thuận nói chung và Mũi Né nói riêng, thì lượng khách đến tham quan Bàu Trắng cũng tăng theo mỗi năm. Để khai thác điểm đến hiệu quả, nhằm phát triển kinh tế – xã hội; nhưng đồng thời phải bảo vệ, giữ gìn môi trường tự nhiên, Bình Thuận đã có nhiều quy định khá nghiêm ngặt.
Tuy nhiên, thời gian qua vẫn xảy ra những vụ việc có dấu hiệu khai thác du lịch quá tải hoặc các vụ xây dựng lấn chiếm vào vùng đệm, vùng lõi của thắng cảnh quốc gia, ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên của Bàu Trắng, khiến dư luận quan tâm. Để khắc phục những vấn đề trên, Sở VH-TT-DL Bình Thuận phối hợp với UBND H.Bắc Bình đã làm tốt công tác tuyên truyền đến cộng đồng dân cư và các đơn vị khai thác du lịch tuân thủ nghiêm các quy định về luật Di sản. Theo đó, không được xây dựng, làm thay đổi hiện trạng di tích thắng cảnh Bàu Trắng.
Khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích danh lam thắng cảnh Thẳm Mạy Nghẻn
Ngày 26/9, Bảo tàng tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị thống nhất khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích danh lam thắng cảnh Thẳm Mạy Nghẻn, xã Xuân Lạc (Chợ Đồn).
Khảo sát tại Thẳm Mạy Nghẻn, xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn.
Thẳm Mạy Nghẻn hay còn gọi là hang nghiến, nằm ở thôn Bản Ó, xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, cách chân núi Phja Chè Ó khoảng 500m, xung quanh hang là thảm rừng nguyên sinh dày đặc với nhiều loài cây gỗ quý, hiếm, bao phủ các vách đá, tạo không khí mát mẻ, hoang sơ.
Một số hình ảnh trong Thẳm Mạy Nghẻn.
Toàn bộ hang có kết cấu hình vòm với tổng diện tích trên 300m2. Hang được chia làm 2 khu vực chính, ở khu vực trung tâm có không gian thoáng đãng, bề mặt tương đối bằng phẳng, trần hang cao, có cột nhũ đá to bè có hình dạng như chân voi; trong hang có nhiều loại động vật sinh sống như dơi, ếch và các loài bò sát; bề mặt một số khu vực là lớp đá vôi kết lại có hình dạng như những thửa ruộng nhỏ.
Ở khu vực hang phụ có nhiều nhũ đá lấp lánh đa dạng, phong phú về hình thù và màu sắc. Ngoài ra, nhiều khu vực trong hang có những vũng nước, lớn, nhỏ người dân gọi là cánh đồng của các nàng tiên, đi thêm nữa sẽ đến khu vực có nhiều nhũ đá lấp lánh phủ xuống như rèm màn với nhiều màu sắc, hình dáng uốn lượn, mềm mại; xung quanh còn có những cụm "nấm đá" trồi lên từ mặt đất với nhiều hình thù kỳ lạ và những trụ đá đồ sộ, kiên cố làm tăng thêm sự hùng vĩ, kỳ bí của hang... một loạt các cột, trụ đá nhiều hình thù đan xen hệ thống các mạch nước ngầm róc rách chảy đã tạo nên âm thanh trong vắt, êm dịu.
Trên cơ sở dự thảo bản đồ quy hoạch, lý lịch di tích danh lam thắng cảnh Thẳm Mạy Nghẻn của Bảo tàng tỉnh và quy hoạch đất lâm nghiệp của xã, các đại biểu tham dự đã thảo luận, đóng góp ý kiến thống nhất khoanh vùng các khu vực bảo vệ.
Đảo Lý Sơn - nơi trưng bày hai bộ xương cá Ông lớn nhất Việt Nam Hai bộ xương cá Ông (cá voi) đang được trưng bày tại di tích Lăng Tân, huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) vừa được Tổ chức kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục là hai bộ xương cá Ông lớn nhất Việt Nam. Ngày 18/9, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) Phạm Thị Hương xác nhận: Tổ chức kỷ lục Việt...