Tháng ba, Tây Bắc đến mùa ban nở rồi anh ạ!
Tây Bắc bạt ngàn hoa dã quỳ, hoa tớ dày, hoa mận, hoa đào… nhưng hoa ban vẫn được coi là biểu tượng.
Người Tây Bắc trước đây thường phát nương khi hoa nở và tra hạt lúc hoa tàn. Năm nào hoa ban nở trắng rừng là năm đó mưa thuận gió hoà. Hoa ban không chỉ là biểu tượng của tình yêu, lòng chung thuỷ mà còn là chỉ dấu báo hiệu vụ mùa bội thu, là “tờ lịch” mẹ thiên nhiên trao tặng bà con thiểu số chúng em nơi này.
Hoa ban giữa núi rừng Tây Bắc. Ảnh: Vũ Lợi
Là loài hoa đẹp nhưng ban không đỏng đảnh kiêu kỳ. Hoa ban có sức sống mãnh liệt! Đất cằn cỗi sỏi đá cỡ nào ban cũng mọc được, mưa dầm nắng hạn cỡ nào ban cũng chịu được. Để tránh sạt lở vùng duyên hải có sú, vẹt, bần, mắm… thì Tây Bắc có ban. Ban có bộ rễ chắc khoẻ bấu chặt vào vách núi dựng đứng, hiên ngang vững vàng đứng đó giữ đất, giữ nước, giữ những hạt đất màu quý báu cho bà con chúng em.
Tháng ba, Tây Bắc đến mùa ban nở rồi anh ạ!
Anh đã đi nhiều nơi, thưởng thức nhiều kỳ hoa dị thảo nhưng em tin về độ đậm đà thì nhiều loại rau củ quả ở miền núi Tây Bắc có phần hơn. Sở dĩ có sự khác nhau một phần do mảnh đất quê em mà các anh cầu kỳ gọi là thổ nhưỡng đấy! Đất Tây Bắc chưa bạc màu, chưa bị các loại thuốc hoá học và phân vô cơ làm chai đất. Những lớp thực bì được cây rừng gom góp trong hốc đá hốc đất hàng trăm năm có nguồn dinh dưỡng quý giá giúp hạt thóc nương, bắp ngô nương và rau quả vùng này ăn một lần là nhớ.
Video đang HOT
Trong đóng góp ấy có công của cây ban. Nó kiên cường đứng đó giữ lớp màu, giữ mạch nước ngầm cho đất để tạo nên hương vị ngọt ngào hôm nay.
Tháng ba, Tây Bắc đến mùa ban nở rồi anh ạ!
Hoa ban xưa nở trắng rừng chứ hôm nay anh lên đã vơi đi ít nhiều. Gỗ cây ban không tốt, củi cây ban thì khói, song nó vẫn bị cuốn phăng đi trong tiếng trống tiếng chiêng của phong trào khai hoang năm nào, kể cả khi ông bà chúng em nơi này vẫn biết hoa của nó là thứ có thể làm no bụng lúc mất mùa hay khi giáp hạt.
Giờ người ta nhân giống và trồng ban ở dọc một vài đoạn đường Tây Bắc. Cũng rất tốt! Du khách không cần phóng tầm mắt tìm ban nữa mà chúng ngay bên cạnh mình, thoả sức “check-in”.
Vài người bảo hoa ban phải ở trong rừng mới đẹp, mới thấy sự nổi bật của nó giữa ngút ngàn rừng xanh. Em thấy ý kiến hơi cực đoan! Chắc chỉ vì luyến tiếc sự tồn tại của cây ban ở đại ngàn Tây Bắc từ ngàn năm, rồi mai một, nay xuất hiện như đồng phục trên đường mà nói vậy thôi. Trồng được thế cũng quá tốt rồi! Như áo cóm váy nhung e ấp thấp thoáng bên cầu thang nhà sàn hay trên đường nhựa thì cũng đều đẹp cả thôi anh nhỉ. Giờ mỏi mắt mới thấy bóng váy Mông dọc đường quốc lộ, sợ ít bữa nữa cũng chả còn.
Anh tìm cho em một loài hoa, loài cây nào đó dưới xuôi để ví với cây ban đi! Có loại cây nào sẵn sàng chút sạch sành sanh lá xánh lộc nõn trên mình, chắt chiu dành dụm chút nhựa sống ít ỏi nơi đất cằn để cựa mình rực rỡ đơm hoa cho đời như cây ban không, anh nhỉ?
Tháng ba, Tây Bắc, mùa ban nở rồi anh ạ!/.
Theo vov.vn
Học sinh Hà Tĩnh quyên góp 1.000 bộ quần áo ủng hộ đồng bào Tây Bắc
Sau 3 tuần phát động phong trào "Quyên góp áo quần ủng hộ đồng bào vùng rẻo cao", học sinh Trường THCS Hoa Liên (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) đã ủng hộ hơn 1.000 bộ quần áo cho bà con huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu.
Hơn 1.000 bộ quần áo đã được học sinh Trường THCS Hoa Liên quyên góp
Thầy Nguyễn Phương Giáp - Hiệu trưởng Trường THCS Hoa Liên cho biết: Kế hoạch được thực hiện ngay khi nhà trường nhận được thông tin kêu gọi từ facebook của anh Đỗ Tiến Vượng - Văn Phòng Hội đồng nhân dân, UBND huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu.
"Qua xác minh thông tin, chúng tôi biết được, anh Vượng cần 20 tấn quần áo cũ cho người dân ở 79 bản thuộc 10 xã trên địa bàn huyện Nậm Nhùn là sự thật nên nhà trường triển khai ngay", thầy Giáp thông tin.
Áo quần được đóng gói cẩn thận trước khi gửi đến đồng bào vùng cao
Ngay khi trường triển khai kế hoạch, các học sinh và giáo viên đã hưởng ứng sôi nổi. Chỉ trong thời gian ngắn số quần áo đã quyên góp được hơn trên 1.000 bộ.
"Số áo quần quyên góp được còn rất tốt, có cả đồ mới. Nhà trường tiếp tục phát động phong trào quyên góp hết tuần này. Hiện số quần áo đã được các đội viên của trường phân loại và đóng gói cẩn thận để gửi tới đồng bào huyện Nậm Nhùn trong tuần tới", thầy Đăng Thế Anh - Tổng phụ trách đội của trường cho hay.
Theo baohatinh
Hà Giang: Trẻ em Nà Bó háo hức chờ đón trường mới khang trang Ở nơi vùng núi cao Tây Bắc xa xôi, dù trời nắng nóng hay mưa gió bão bùng, con trẻ vẫn chăm chỉ đôi chân trần trên sỏi đá, trèo đèo lội suối, khó khăn gian khổ vượt hàng cây số đường rừng hiểm trở, chỉ mong được đến trường để tìm kiếm "con chữ", được tiếp cận với văn minh và đùa...