Tháng 9 về miền Tây ăn đặc sản mùa nước nổi
Nếu đến Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vào dịp tháng chín, bạn sẽ được thưởng thức nhiều món ngon, lạ, độc đáo rất đặc trưng, không phải lúc nào cũng có!
Hằng năm, vào khoảng đầu tháng 9, nước lũ từ thượng nguồn sông Mekong tràn về ĐBSCL, mang theo tôm cá với sản lượng dồi dào. Người dân miền Tây khai thác, đánh bắt được rất nhiều tôm cá trong suốt mùa nước nổi. Sinh hoạt trong mùa nước nổi cũng trở thành nét đặc trưng của cư dân vùng hạ lưu sông Mekong…
Nước dâng kèm theo xuất hiện cá linh non. Cá linh non theo nước vào các sông rạch, đồng ruộng và lớn dần lên. Cá linh non chỉ bằng đầu đũa, ăn mềm, ngon, ngọt thịt… Cá linh non nấu chua với bông điên điển là món ngon đăc sắc đầu mùa nước. Nước ngập, tràn đồng, bông điên điển nở lấm tấm, vàng rực trên những cánh đồng, bờ kinh, mương.
Cá linh non bông điên điển
Cá linh non làm sạch bằng cách nặn nhẹ ruột, rửa rồi để trong rổ cho ráo nước, sau đó đơm ra dĩa, xắt vài lát ớt sừng trâu chín đỏ rải lên. Bông điên điển rửa sạch… Bắc nồi nước nấu sôi, bỏ chút muối hột, dầm me lấy nước chua, cho thêm ít thơm, bạc hà hoặc bông súng, cù nèo vào, êm nếm chút gia vị vừa ăn. Tiếp đến cho sả băm tươi vào nước rồi cho bông điên điển vào, chờ nước sôi riu, trút cá linh non vào nồi. Chừng ít phút sau, xắt rau om, hoặc ngò gai hay cần dày lá vào cho thơm, bắc xuống… là thơm lừng.
Món này ăn với cơm, bún đều ngon. Thịt cá linh non mềm, thơm, béo nhẹ. Bông điên điển giòn, ngọt. Nước canh chua ngon ngót cộng với mùi thơm của sả, rau nêm sẽ làm bạn ăn không muốn dừng, ăn đến đổ mồ hôi, sảng khoái…
Canh chua cá linh non bông điên điển là món ngon dân dã, độc đáo chỉ có vào đầu mùa nước nổi. Sau đó thì hầu như không thể có, bởi cá linh đã lớn, bông điên điển thì qua mùa. Vào thời điểm nước mới về ở miền Tây, cá linh non có giá khoảng 200.000 đồng/kg, sau đó giảm dần. Bông điên điển đầu mùa 80.000 đồng/kg, khi vô mùa còn chừng 20.000 đồng/ký… Hiện nay, cá lòng non ở các chợ đầu nguồn sông Hậu có gia từ 250.000 đồng đến 400.000 đồng một kg, nhưng vẫn đắt hàng!
Tép trấu nhúng bột chiên giòn
Tép trấu có nơi còn gọi là tép mòng, có rất nhiều trong môi trường mùa nước nổi. Tép trấu làm được khá nhiều món quê mùa, dân dã nhưng cũng rất ngon, lạ miệng! Tép trấu chiên bột ăn kèm với bún, cải xanh, rau sống như bánh cống, bánh xèo là món ngon dân dã mà người ở thị thành khi ăn còn mắc mê!
Gạo cũ ngâm nước chừng hai tiếng đồng hồ, được xay bằng cối đá với độ đậm đặc giống như bột chiên bánh xèo. Nguyên liệu là tép trấu lặt sạch, hành lá xắt hạt lựu, hành tím xắt nhuyễn, muối, đường, hạt nêm, lòng đỏ hột vịt trộn đều trong bột. Bắc chảo lên bếp phi ít hành tỏi cho thơm rồi đổ dầu, mỡ vào đun sôi, sao cho dầu vừa ngập miếng bột chiên. Dùng vá múc bột có lẫn tép đổ nhẹ vào chảo, tránh cho bánh bị vỡ hay dị dạng. Để lửa riu hơi già, khi thấy bánh bột trở màu vàng rơm có nghĩa là bánh đã chín, tép trấu giòn khuấy và bột mềm, giòn ở rìa, nhưng dai nhẹ phần trong.
Khi thưởng thức, ta sắp bánh ra dĩa và soạn rau, làm nước mắm chua bằng ớt sừng trâu chín đâm nhuyễn với tỏi, giấm hoặc chanh pha với mắm ngon và nước ấm chín, nêm nếm sao cho vừa ăn. Bún ngon xé ra lọn nhỏ đơm vào tô trộn với rau sống, dưa leo băm. Nếu có củ cải trắng, cà rốt xắt sợi thì càng hay. Sau cùng, rải đậu phộng đâm vỡ chừng phần tư hạt, rưới nước mắm chua ngọt lên trộn đều và vừa cắn miếng bánh bột chiên tép trấu vừa “lua” sợi bún trắng ngần mềm mại vào miệng. Bạn sẽ ngất ngây cảm nhận đủ các vị thơm, giòn của tép, bột, vị cay, nồng, chua, ngọt của nước mắm thấm và rau thơm. Hương vị quê nhà chính là đây! Chắc rằng, món tép trấu chiên bột sẽ gợi cho bạn nhớ về một thời thơ ấu nơi một miền quê nào đó mà ta mãi còn vấn vương, hoài niệm, nhất là mỗi khi mùa nước lũ tràn về!
Video đang HOT
Vào mùa nước nổi, chuột ở miền Tây có rất nhiều do nước ngập chúng phải gom lại ẩn nấp trên các gò cao, nên dễ bị săn bắt. Có nhiều loại chuột như chuột cơm, chuột dừa, chuột cống nhum… Các loài này chuyên ăn lúa và khoai củ, quả.
Chuột dùng nước sôi làm sạch, cắt miếng vừa ăn, ướp tiêu, tỏi, bột ngọt, ít muối, ít nước mắm ngon. Kiệu tươi, hành củ lặt sạch, cắt gọn để sẵn. Chảo bắc lên nóng, để chừng muỗng canh mỡ heo, khử sả, tỏi cho thơm rồi cho thịt chuột vào xào. Khi nào thấy thịt săn lại, hơi tái màu, ta cho củ hành, kiệu vào sào tiếp; khi hành, kiệu chín dốt, bắc chảo xuống, xúc thịt ra dĩa và rắc tiêu lên.
Chuột xào kiệu chấm với nước tương dầm ớt hiểm xanh mới đúng điệu và thật tuyệt vời!
Vùng đất nông dân buông lưới, đặt lờ "rình" bắt những con cá quý hiếm mà thiên hạ tôn lên hàng cá đặc sản
Dưới chân cầu Đak Pơ Kơ nối liền hai bờ sông Pơ Kơ có một bến thuyền của ngư dân huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai).
Bà con rủ nhau về đây để đánh bắt những loài cá quý hiếm đang được xem là cá đặc sản của vùng phía Đông tỉnh Gia Lai như: cá chình, cá đá, cá lúi...
Người thì bám trụ với dòng Pơ Kơ mưu sinh nghề chài lưới, người đánh cá để cải thiện bữa cơm gia đình và cũng có người bắt cá để giải khuây lúc nông nhàn.
Buông lưới, đặt lờ chờ cá quý hiếm
Hình ảnh hàng chục con thuyền nhỏ neo san sát nhau dưới chân cầu Đak Pơ Kơ chốc chốc duềnh theo con nước vỗ bờ đã kéo chân chúng tôi trở lại xã Ya Ma, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai). Đó là một chiều đầu tháng 8. Vài tia nắng yếu ớt vừa ló dạng vội khuất sau ngàn lớp mây xám. Vậy mà nghe trong hơi gió hầm hập khí nóng.
Người dân làng Tnung Măng (xã Ya Ma, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) thả lưới bắt cá, trong các loài cá ngư dân đánh bắt có những loài quý hiếm được tôn lên hàng cá đặc sản. Ảnh: Hoành Sơn
Nếu lần đầu đứng trên cây cầu bê tông đưa mắt nhìn xuống dòng Pơ Kơ cuồn cuộn chảy, xa xa là mênh mông nương rẫy, núi cao, không ít người sẽ có cảm giác cô lẻ.
Chỉ cách trung tâm thị trấn Kông Chro chừng 10 km nhưng nơi đây có vỏn vẹn 2 ngôi nhà, một là của gia đình ông Lê Văn Hoa (68 tuổi), phía đối diện là trạm chốt liên ngành kiểm soát lâm sản của huyện Kông Chro. Ngay cả đường giao thông liên xã ngang qua nơi này cũng thưa thớt xe cộ.
Thế nhưng, nếu dong thuyền chạy theo dòng Pơ Kơ, ta sẽ cảm nhận được sự khác biệt. Có sông ắt có cá. Dòng Pơ Kơ cũng không ngoại lệ khi bất kể ngày đêm luôn có sự hiện diện của những người chăm chỉ buông lưới, cặm cụi đặt lờ, cắm câu...
Cuối buổi chiều là thời điểm hoạt động đánh bắt cá trên sông Pơ Kơ trở nên nhộn nhịp, đông đúc nhất. Ngư phủ chủ yếu dùng thuyền đánh bắt cá. Người dân các làng thì tự làm phao nổi hay bơi, thì thụp lội thả lưới gần bờ sông.
Kéo mảnh lưới vừa mắc 4 con cá rô phi đang cong mình giãy giụa, anh Đinh Văn Ngôn (làng Tnung Măng, xã Ya Ma) nói với chúng tôi: "Bà con các làng sống gần sông Pơ Kơ thường đánh cá về ăn thôi. Riêng mình chiều nào cũng mang lưới ra thả, có cá thì mang về nấu ăn, nếu bắt được nhiều thì cho người thân, hàng xóm. Hầu như hôm nào đi thả lưới cũng dính cá nên bữa cơm gia đình được cải thiện. Phấn khởi nhất là những hôm bắt được cá đá hay cá lúi".
Một anh bạn của chúng tôi đang công tác tại xã Ya Ma chia sẻ: Người dân đánh cá trên sông Pơ Kơ khá đông nhưng chủ yếu là để cải thiện bữa ăn gia đình.
Riêng đánh bắt mưu sinh thì có khoảng 20 người. Anh cũng có thuyền, dụng cụ đánh cá nhưng chỉ để giải trí lúc rảnh rỗi. Cuối tuần, anh và đám bạn lập nhóm đi đánh cá, bắt được cá thì nướng luôn. Cá ở sông này chắc thịt, thơm ngon.
Vợ chồng ông Bùi Xuân Thể (thị trấn Kông Chro) đặt lờ bắt cá trên sông Pơ Kơ. Ảnh: Nguyễn Tú
Dân chài lưới phóng khoáng như dòng Pơ Kơ vậy. Khi biết chúng tôi muốn dạo vài vòng trên sông, ông Hoa liền cho mượn con thuyền của gia đình. Cũng có người rủ đi đánh cá bằng thuyền xuyên đêm trên sông, nhưng vì nhiều lý do, chúng tôi phải nuối tiếc hẹn lần sau.
Biết chuyện, vợ chồng ông Bùi Xuân Thể (trú tại thị trấn Kông Chro) chuyên đặt lờ bắt cá trên quãng sông này cũng sẵn lòng chở chúng tôi xuôi dòng. Vậy là sau khi thả xong 2 đường lờ với gần 80 cái theo hình bát quái, vợ chồng ông Thể chở chúng tôi thăm thú cảnh quan.
Vừa chèo thuyền, ông Thể vừa rủ rỉ kể chuyện nghề: Năm 2017, một hộ dân ở tỉnh Thừa Thiên-Huế đến đây đánh cá và dạy nghề đặt lờ cho ông. Từ đó đến nay, chập tối, vợ chồng ông Thể ra đây đặt lờ rồi về nhà nghỉ, sáng sớm ngày mai ra thu lại, nếu có cá thì mang ra chợ bán cho tiểu thương rồi lên rẫy chăm sóc cây cối.
Con sông này có nhiều loại cá nhưng quý và hiếm nhất là cá chình. Thịt cá chình ở đây rất ngon, khác hẳn vị nơi sông hồ khác. Nghe người dân kể lại là trước đây ở sông này nhiều cá chình lắm, có con nặng hơn 10 kg.
"Cách đây 2 năm, vợ chồng tôi bắt được một con cá chình nặng 4 kg, có người mua lại với giá gần 1 triệu đồng. Ngoài ra, ở đây còn có 2 giống cá đặc sản là cá đá và cá lúi rất được nhiều người ưa chuộng. Việc đánh bắt cá trên sông đã giúp cho gia đình tôi có thêm thu nhập. Mỗi ngày được 100-200 ngàn đồng, hôm nào may thì được 500-600 ngàn đồng"-ông Thể chia sẻ.
Chẳng ai còn nhớ rõ bến thuyền và nghề đánh cá trên sông Pơ Kơ có từ bao giờ. Chỉ biết rằng, hiện nay, bến sông này tập trung đông thuyền của dân chài neo nhất. Còn nhộn nhịp nhất là tầm 4-5 giờ sáng.
Thuyền thay nhau cập bến, ngư dân gỡ vội những con cá đang vùng vẫy trong lưới, lờ rồi chở đi nơi khác. Người mang ra chợ bán, người lại đem về nấu bữa sáng. Nhìn sâu vào đôi mắt họ thấy lâng lâng niềm vui ngày mới.
Nặng lòng với dòng sông
Sông Pơ Kơ bắt nguồn từ những dãy núi cao ở xã Đak Song (huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) chảy qua các xã của huyện Kông Chro rồi đổ về các huyện phía Đông Nam của tỉnh. Dọc hai bên sông Pơ Kơ là nương rẫy tốt tươi.
Mỗi buổi chiều, đồng bào Bahnar sinh sống gần sông ra ngụp lặn tắm rửa trong dòng nước mát lành. Tắm xong thì đào những hố cát nhỏ rồi múc nước về dùng. Không khó để bắt gặp hình ảnh thiếu nữ Bahnar mang gùi với lỉnh kỉnh chai lọ đựng nước sông thong thả bước trên đường trong ánh chiều loang.
Sông Pơ Kơ cũng đảm nhận việc cung cấp nước sinh hoạt cho người dân thị trấn Kông Chro. Cách bến đò vài chục mét là trạm bơm dẫn nước về nhà máy để xử lý cung cấp cho người dân.
Ông Vũ Cao Cường-Phó Chủ tịch UBND xã Ya Ma-cho biết: "Sông Pơ Kơ có vai trò rất lớn trong phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Ngoài việc cung cấp nước tưới và sinh hoạt thì còn cung cấp nguồn thực phẩm cho người dân; đồng thời cũng giúp cho nhiều hộ có thêm thu nhập từ việc đánh bắt thủy sản".
Tuy nhiên, sự biến đổi khí hậu cộng với việc cây rừng bị đốn hạ khiến lượng nước ở sông Pơ Kơ thiếu hụt nghiêm trọng, nhất là thời điểm mùa khô. Sông cạn nước vào mùa khô kéo theo nhiều hệ lụy như: thiếu nước tưới và nước sinh hoạt; thủy sản ít sinh sôi...
Đổ đầy nước vào một can 20 lít và mấy chai nhựa nhỏ, anh Ngôn bộc bạch: "Mấy chai nhỏ đựng nước cho cả nhà nấu nướng còn can to là cho mấy con bò uống. Quen rồi, uống nước khác khó chịu lắm. Mùa mưa đỡ chứ đến mùa nắng, sông cạn, việc lấy nước trở nên khó khăn hơn. Mùa nắng, bà con trồng cây ở những thửa đất ven sông cũng ít lại vì sợ không đủ nước tưới, ảnh hưởng thu nhập của gia đình".
Vợ chồng ông Thể thả lờ bắt cá trên sông Pơ Kơ, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hoành Sơn
Bên cạnh việc cạn dòng do nắng hạn thì việc đánh bắt cá theo kiểu tận diệt cũng khiến nguồn thủy sản trên dòng Pơ Kơ ngày một khan hiếm.
Có mặt tại đây, không khó để bắt gặp hình ảnh người dân đánh bắt cá bằng kích điện. Chỉ tay về phía 2 con thuyền đậu trên bến có 2 chiếc bình ắc quy trong khoang, anh M-một người dân ở xã Ya Ma-trầm ngâm: "Ngày trước, dưới sông này có rất nhiều cá quý nhưng giờ chả còn là bao. Do là nhiều người ở xã khác đến lén lút đánh cá bằng kích điện khiến cá nhỏ, cá to đều chết...".
Cá linh non-sản vật trời ban vẫn "mất hút", dân miền Tây ngóng lũ từng ngày
Theo anh M, kích xong, có những người chở 3-4 chậu cá đi bán nơi khác. Sông Pơ Kơ hiện chỉ còn nhiều cá rô phi. Công ty thủy điện thả nhiều trong hồ chứa, đến mùa nước lên, cá rô phi dưới đó tràn ra sông và sinh sôi nảy nở. Loại cá này nhiều thật nhưng ăn không ngon, ít người mua và giá thấp..
Con thuyền chòng chành chở chúng tôi xuôi dòng Pơ Kơ ăm ắp nước. Hai bên bờ sông là những ngọn núi cao với cây cối tốt tươi. Dọc hai bên sông, nhiều cây rừng tạo dáng bonsai, đi vài đoạn lại gặp những cành lộc vừng đang buông những chùm hoa rực rỡ.
Nước sông xanh trong. Có đoạn lòng sông mở rộng khoảng 150 m tạo cảm giác vô cùng vô tận. Thanh âm cuộc sống hiện hữu qua tiếng ngư dân chào nhau, tiếng mái chèo khua, tiếng gõ nhịp mạn thuyền đuổi cá và cả tiếng nước vọng lại sau mỗi cú nhảy từ trên bờ xuống dòng tắm mát của đám trẻ.