Tháng 8/2020, khách du lịch hủy, hoãn đặt phòng lên tới 90%
Theo ông Nguyễn Quý Phương, Vụ trưởng Vụ Lữ hành ( Tổng cục Du lịch), tính đến cuối tháng 8/2020 tỷ lệ khách du lịch hủy phòng các khách sạn khoảng 90% – 100% ở hầu hết các địa phương.
Tỷ lệ khách du lịch hoãn, hủy phòng gia tăng trong tháng 8/2020.
Cụ thể, theo Sở Du lịch Hà Nội, từ ngày 28/7 đến ngày 2/8 đã có 31.891 khách hủy tour nội địa. Công suất phòng khách sạn trên địa bàn tính chung chỉ đạt khoảng 12%. Một số công ty lữ hành lớn như Vietrantour có khoảng 3.500 khách hủy tour, gây thiệt hại cho doanh nghiệp khoảng 21 tỷ đồng. Công ty Flamingo Redtours có 9.000 khách hủy tour, gây thiệt hại khoảng 40 tỷ đồng. Công ty Hanoitourist có khoảng 5.000 khách hủy tour, thiệt hại khoảng 30 tỷ đồng….
Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, có trên 35.000 chương trình du lịch, bao gồm tour trọn gói, tour tự chọn, dịch vụ (khách sạn, vé máy bay, điểm tham quan…) của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn đã bị hủy. Riêng Công ty Vietravel đã nhận yêu cầu hủy của hơn 20.000 lượt khách, thiệt hại ước tính 90 tỷ đồng.
Theo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Lâm Đồng, đến ngày 7/8, số lượng phòng bị hủy tại Đà Lạt lên đến 16.000 phòng và còn có khả năng tăng thêm trong thời gian tới; tổng hợp báo cáo của 8 công ty lữ hành tại Lâm Đồng đã có khoảng 4.000 lượt khách hủy tour.
Video đang HOT
Các địa phương khác như Thừa Thiên – Huế có 1.931 khách hủy tour, thiệt hại về doanh thu khoảng 1.100 tỷ đồng. Bình Định có 85% lượng phòng bị hủy tour. Bà Rịa – Vũng Tàu có 93 đơn vị kinh doanh, dịch vụ tạm dừng hoạt động, đóng cửa…
Theo Tổng cục Du lịch, dự kiến trong tháng 8/2020, tỷ lệ khách du lịch hủy phòng ở các địa phương sẽ lên hơn 90%. Đây là lần thứ hai trong năm, khách hủy, hoãn tour trên quy mô lớn do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Đối với các trung tâm du lịch nghỉ dưỡng có công suất cao như: Đà Lạt (Lâm Đồng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Sa Pa (Lào Cai), Hạ Long (Quảng Ninh), Phú Quốc (Kiên Giang), Ninh Bình… tỷ lệ khách du lịch hủy phòng đã đặt hơn 80% và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trước diễn biến khó lường của dịch bệnh COVID-19.
Bên cạnh một số khách đồng ý hoãn, điều chỉnh thời gian đi du lịch, nhiều khách hàng khi hủy tour yêu cầu hoàn lại tiền 100%. Tình trạng khách hoãn, hủy tour du lịch gây thiệt hại lớn đối với các đơn vị cung ứng và sử dụng dịch vụ du lịch.
Tổng cục Du lịch đang tham mưu Bộ VHTT&DL có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp du lịch như tiếp tục triển khai giảm thuế VAT, giảm tiền điện khách sạn, tiền thuế đất doanh lưu trú… “Đồng thời, các địa phương cùng phối hợp với doanh nghiệp để người lao động trong ngành tiếp cận được hưởng gói hỗ trợ của Chính phủ”, ông Nguyễn Quý Phương, Vụ trưởng Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch) cho biết.
Có công ty du lịch mất 30 tỉ vì khách hủy tour
Đối với người lao động, việc tiếp cận gói 62 ngàn tỉ đồng gặp khó khăn. Theo thống kê, hiện nay chưa tới 10 người nhận 1 triệu đồng từ gói 62 ngàn tỉ đồng.
Chiều 7-8, Tổng Cục Du lịch tổ chức hội nghị trực tuyến về tháo gỡ khó khăn cho ngành Du lịch. Báo cáo từ Vụ Lữ hành - Tổng cục Du lịch cho thấy thống kê sơ bộ từ các địa phương, doanh nghiệp (DN) đến nay đã có hàng chục nghìn khách du lịch hoãn, hủy tour du lịch gây thiệt hại rất lớn đối với các đơn vị cung ứng và sử dụng dịch vụ du lịch.
Theo Sở Du lịch Hà Nội, từ 28-7 đến ngày 2-8 có 31.891 khách hủy tour nội địa. Một số công ty lữ hành lớn như Vietrantour có khoảng 3.500 khách hủy tour, gây thiệt hại cho DN khoảng 21 tỉ đồng, Công ty Hanoitourist có khoảng 5.000 khách hủy tour, thiệt hại khoảng 30 tỉ đồng.
Sở Du lịch TP.HCM cũng cho biết TP.HCM có trên 35.000 chương trình du lịch bao gồm tour trọn gói, tour tự chọn, dịch vụ như khách sạn, vé máy bay, điểm tham quan... của các DN du lịch lớn đã bị hủy.
Doanh nghiệp lữ hành cần ngành hàng không hỗ trợ hoàn cọc vé. Ảnh: TÚ UYÊN
Theo Vụ lữ hành, dự kiến trong tháng 8, tỷ lệ hủy phòng ở các địa phương sẽ lên hơn 90%. Đối với các trung tâm du lịch nghỉ dưỡng có công suất cao như Đà Lạt, Sa Pa, Hạ Long, Phú Quốc... tỷ lệ hủy phòng đã đặt là hơn 80%. Dự kiến lượng phòng bị hủy sẽ tiếp tục tăng trước diễn biến khó lường của dịch bệnh.
Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Phó Giám đốc thường trực Sở du lịch TP.HCM, cho biết sau khi dịch được kiểm soát lần thứ nhất, ngành du lịch khởi động với chương trình kích cầu du lịch nội địa. TP.HCM có khoảng 70% DN hoạt động trở lại.
Nhưng theo báo cáo, hiện nay khối DN lữ hành có gần 90% DN tạm ngưng hoạt động. Phần còn lại mở cửa làm việc tại trụ sở hoặc tại nhà chủ yếu xử lí công nợ cho khách hàng. Và hầu hết các DN cho nhân viên tạm nghỉ việc không hưởng lương 80-90%.
Đối với lưu trú khối khách sạn 3-5 sao cũng đã cho nhân viên tạm nghỉ việc không lương đến 90%. Đối với khách sạn 1-2 sao thì tỷ lệ cho nhân viên tạm nghỉ không lương dao động 82-86%, chấm dứt hợp đồng 6-8%...
"Rõ ràng tình hình rất nghiêm trọng không chỉ TP.HCM mà các tỉnh thành cũng chung khó khăn này"- bà Hoa nói.
Dự kiến tỷ lệ hủy phòng tại Đà Lạt...tiếp tục tăng. Ảnh: TÚ UYÊN
Theo bà Hoa, hầu hết DN rất đánh giá cao các giải pháp mà Chính phủ, các địa phương kịp thời hỗ trợ cho DN du lịch. Trong đó, DN đánh giá cao nhất nhóm chính sách hỗ trộ giá tiền điện và nhóm giảm phí lệ phí đối với hồ sơ thủ tục. Tuy nhiên, các chính sách thuế, phí, tín dụng, các chi phí cố định khác hầu hết DN du lịch xác định khó tiếp cận.
Du khách ùn ùn kéo đến Đà Lạt, Nha Trang, Quảng Bình Nhiều khách lẻ cho biết khi đặt phòng ở những khách sạn ba đến năm sao vào những ngày cuối tuần đều được thông báo hết phòng. Theo khảo sát của PV, đang vào cao điểm của kỳ nghỉ hè, du khách ùn ùn kéo đến Đà Lạt, Nha Trang, Quảng Bình, Quy Nhơn khiến một số nơi đã trở lên quá tải....