Tháng 8, khối lượng giao dịch giảm, tài khoản giao dịch phái sinh tăng
Trong tháng 8/2020, thị trường chứng khoán (TTCK) phái sinh chứng kiến xu hướng giảm khi khối lượng giao dịch đạt 186.143 hợp đồng/phiên, giảm 12,45%. Tuy nhiên, số lượng tài khoản giao dịch phái sinh vẫn tiếp tục tăng lên. Tại thời điểm cuối tháng 8/2020, số lượng tài khoản giao dịch phái sinh đạt 138.326 tài khoản, tăng 4,58% so với tháng trước.
Số liệu của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cho thấy, về giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số VN30, trong tháng 8/2020, thanh khoản trên thị trường giảm so với tháng trước, khối lượng giao dịch bình quân đạt 186.143 hợp đồng, giảm 12,45% so với tháng trước.
Trong đó, phiên có khối lượng giao dịch cao nhất đạt 266.183 hợp đồng vào ngày 7/8/2020, giảm 33% so với mức cao nhất trong tháng 7/2020.
Bảng 1 : Tổng hợp giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số VN30
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Tháng 7.2020
Tháng 8.2020
Video đang HOT
Tăng/ g iảm (%)
1
Khối lượng giao dịch bình quân phiên
Hợp đồng
212.623
186.143
-12,45%
2
Khối lượng OI (cuối kỳ)
Hợp đồng
38.001
33.075
-12,96%
Nguồn: hnx.vn
Khối lượng hợp đồng mở (OI) giảm 12,96% so với tháng trước và tại ngày giao dịch cuối cùng của tháng 8, OI đạt 33.075 hợp đồng. Tuy nhiên, mức OI cao nhất trong tháng 8, tại ngày 13/8/2020, lên tới 42.268 hợp đồng, tăng 11,2% so với mức OI cao nhất của tháng 7.
Về giao dịch hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ (TPCP), trong tháng 8/2020, không có hợp đồng tương lai TPCP được giao dịch. Khối lượng mở OI tại thời điểm 31/8/2020 là 0 hợp đồng.
Về tình hình giao dịch của nhà đầu tư tham gia thị trường, thống kê của HNX cho thấy, tỉ trọng giao dịch của nhà đầu tư cá nhân trong nước giảm từ 85,94% trong tháng trước xuống còn 83,79% trong tháng này khối lượng giao dịch toàn thị trường.
Tỉ trọng giao dịch của nhà đầu tư tổ chức trong nước tăng từ mức 13,47% lên 15,46% khối lượng giao dịch toàn thị trường, ty trong giao dich tự doanh cua công ty chứng khoán tăng so với tháng trước, chiếm 1,34%, phân con lai la cua cac tô chưc khac.
Khối lượng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 8/2020 tăng so với tháng trước, chiếm 0,74% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường.
Số lượng tài khoản giao dịch phái sinh vẫn tiếp tục tăng lên. Tại thời điểm cuối tháng 8/2020, số lượng tài khoản giao dịch phái sinh đạt 138.326 tài khoản, tăng 4,58% so với
Phái sinh: Các hợp đồng tương lai có phiên tăng tốt nhờ tâm lý hưng phấn
Các hợp đồng tương lai tiếp tục có phiên tăng điểm tốt cũng như thanh khoản tăng trở lại. Với 2 phiên tăng 30 điểm một cách nhanh chóng và cùng vào cuối phiên khiến phe Short "đoán đỉnh" khá chùn tay. Ngược lại, điều này đang cho thấy, tâm lý của nhà đầu tư đang khá hưng phấn.
Trên thị trường phái sinh phiên 3/9, các hợp đồng tương lai đều diễn biến cùng chiều và có mức tăng gần như tương đồng với chỉ số cơ sở.
Giằng co trên tham chiếu là diễn biến chủ đạo của hợp đồng tương lai tháng 9. Bên Long đẩy mạnh vị thế trong khoảng thời gian cuối phiên, giúp VN30F2009 tăng mạnh 12,6 điểm lúc đóng cửa, qua đó cải thiện khoảng cách chênh lệch dương lên ngưỡng 6,36 điểm. Các hợp đồng còn lại tăng từ 9,3 đến 11,1 điểm, trong đó VN30F2012 và VN30F2103 vẫn duy trì chênh lệch âm, biên độ lần lượt là -1,64 điểm và -4,34 điểm.
Thanh khoản thị trường phái sinh tăng trở lại ở mức khá mạnh. Theo đó, khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai đạt 17.951 hợp đồng, tăng 19,8%, đạt so với phiên trước. Giá trị giao dịch tăng ở mức tương tự, đạt 14.583 hợp đồng. Trong khi đó, khối lượng hợp đồng mở có phiên giảm sau chuỗi phiên tăng liên tục, về mức 33.656 hợp đồng.
Trên thị trường cơ sở, VN-Index duy trì sắc xanh trong toàn bộ thời gian giao dịch. Áp lực bán xuất hiện tại vùng giá cao khiến chỉ số gặp thách thức ở một số thời điểm nhất định trong phiên sáng. Tuy vậy, lực cung không thực sự quyết liệt trong khi lực cầu dần gia tăng giúp VN-Index tăng tốc trong phiên chiều và đóng cửa tại ngưỡng 903,97 điểm ( 1,37%), tiệm cận với mức cao nhất trong ngày.
Nhóm vốn hóa lớn tiếp tục thể hiện vai trò trụ cột khi VN30-Index tăng mạnh 1,4%. Rổ VN30 ghi nhận 25 cổ phiếu tăng điểm, trong đó VCB ( 3,9%) và VIC ( 1,9%) nâng đỡ nhiều nhất cho mức tăng của VN-Index. Một số cổ phiếu trong rổ có biên độ tăng ấn tượng có thể kể đến là HDB ( 4,6%), POW ( 4,5%), VRE ( 3,1%)...
Khối lượng giao dịch trên HOSE cải thiện mạnh 17,3% đạt 358,9 triệu đơn vị; trong khi giá trị giao dịch tăng thêm 27,8% đạt 7,6 nghìn tỷ đồng. Quy mô giao dịch qua kênh thỏa thuận trên HOSE tăng mạnh 36,6%. Tính riêng nhóm VN30, khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch tăng mạnh 55,3% và 54,9%. Khối ngoại mua ròng trở lại trên HOSE sau 8 phiên bán ròng liên tiếp, quy mô đạt 390 tỷ đồng.
Chỉ số VN30 tăng mạnh nhất trong các chỉ số với mức tăng 1,4%, như vậy nhóm vốn hóa lớn đã quay trở lại dẫn dắt thị trường sau ngày nghỉ lễ 2/9. Khối lượng giao dịch trên nhóm này cũng tăng mạnh nhất, cao hơn gần 41% so với phiên trước.
SSI Research cho biết, với việc tăng mạnh nhất trong phiên, trong phân tích kỹ thuật, chỉ số VN30 đã phá cùng lúc cạnh trên của mô hình Wedge (mô hình cái Nêm) và vùng kháng cự 840 điểm, đi kèm với khối lượng giao dịch tăng lên trên đường trung bình 50 ngày. Tín hiệu này cho thấy nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn sẽ tiếp tục duy trì xu hướng tăng trong thời gian ngắn sắp tới với mục tiêu gần nhất là vùng kháng cự 860 điểm./.
Phái sinh: Các hợp đồng tương lai giằng co trong biên độ hẹp Các hợp đồng tương lai cũng như chỉ số cơ sở diễn biến giằng co với biên độ hẹp trong phiên giao dịch cuối tháng 8. Chính diễn biến giằng co khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn, từ đó làm thanh khoản thị trường phái sinh cũng giảm nhẹ. Trên thị trường chứng khoán phái sinh phiên cuối...