Tháng 8, bóng đá châu Âu trở lại
LĐBĐ châu Âu ( UEFA) cần có sự đồng thuận của ít nhất 13 quốc gia để mùa giải năm nay của bóng đá châu Âu có thể trở lại trọn vẹn, cụ thể ở 2 đấu trường Champions League và Europa League.
Giữa thời điểm đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp ở châu Âu, UEFA dù vậy vẫn hết sức sốt ruột chờ 13 chính phủ đồng ý cho phép hoạt động bóng đá trở lại ngay khi điều kiện cho phép. Đây là những quốc gia có đội bóng đã và đang đua tranh quyền tham dự vòng tứ kết 2 cúp châu Âu, bao gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ và Ba Lan, nơi sẽ đăng cai các trận chung kết.
Trong cuộc họp cuối tuần qua, UEFA một lần nữa bày tỏ mạnh mẽ quan điểm các giải vô địch quốc gia (VĐQG) cần phải được tiếp tục và kết thúc những lượt trận còn lại trước cuối tháng 8, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho 2 cúp châu Âu khép lại mùa giải một cách trọn vẹn. UEFA từng tính toán để 2 trận chung kết cúp châu Âu diễn ra vào cuối tháng 6 nhưng trong điều kiện thực tế không cho phép, tất cả đã được dời lại 2 tháng. Cụ thể, trận chung kết Europa League được ấn định diễn ra ngày 26-8 tại Gdansk – Ba Lan, sau đó 2 ngày là trận Champions League, được tổ chức tại TP Istanbul – Thổ Nhĩ Kỳ.
Bóng đá châu Âu chờ được hâm nóng bằng các trận cầu đỉnh cao Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Theo Chủ tịch Aleksander Ceferin, UEFA luôn đặt vấn đề sức khỏe của các cầu thủ, HLV, thành viên giải đấu và CĐV lên hàng đầu nhưng cũng đồng thời bày tỏ sự lạc quan về khả năng mùa giải sớm được quay trở lại trên toàn châu Âu. UEFA không tán thành việc các LĐBĐ quốc gia hủy bỏ mùa giải 2019-2020 bởi theo đó, đại diện các nước này cũng sẽ mất luôn quyền tham dự 2 cúp châu Âu mùa tiếp theo, dự kiến sẽ bắt đầu vào trung tuần tháng 9.
UEFA đã phải dời vòng chung kết Giải Vô địch châu Âu 2020 (EURO) lại một năm, hoãn và hủy bỏ nhiều sự kiện hàng đầu trong hệ thống thi đấu thường niên để các giải VĐQG có khoảng lùi thời gian nhất định trong bối cảnh dịch bệnh lan tràn. Chính vì thế, UEFA mong chờ chính phủ của mỗi quốc gia sẽ sớm đưa ra quyết định cho phép các hoạt động bóng đá trở lại ngay khi tình hình chung cho phép. Khả năng các trận đấu bóng đá diễn ra trên sân không có khán giả hoàn toàn có thể xảy ra.
UEFA sẽ một lần nữa lắng nghe ý kiến của 55 LĐBĐ quốc gia, đại diện các CLB, giải đấu và cầu thủ trong tuần này để tìm kiếm sự đồng thuận trong việc định hình thời gian cho bóng đá châu Âu trở lại. Tại Tây Ban Nha, Hội đồng Thể thao quốc gia đã phê chuẩn đề xuất của LĐBĐ và Ban Tổ chức La Liga cho phép các đội bóng tập luyện trở lại và mùa giải nước này sẽ chính thức tái xuất vào ngày 6-6. Lệnh phong tỏa quốc gia tại Đức có hiệu lực đến cuối tháng 8 nhưng Bundesliga chắc chắn sẽ tiếp diễn kể từ ngày 9-5. Các trận đấu tại quốc gia này sẽ diễn ra trên sân không có khán giả, trừ số lượng “mặc định” 240 người bao gồm cầu thủ 2 đội, HLV, trọng tài, nhân viên y tế và lực lượng sản xuất truyền hình.
Anh, Ý đều muốn giải VĐQG kết thúc trước cuối tháng 8 trong khi các cầu thủ ở Pháp đều không muốn chơi tiếp mùa giải; Bỉ sẽ quyết định đá hoặc không đá tiếp trong nay mai còn Hà Lan, Scotland, Thụy Sĩ, Áo… có thể sẽ nhìn theo “số đông” để quyết định.
Nếu mùa bóng mới ở châu Âu khởi tranh vào giữa tháng 9, các CLB sẽ chịu nhiều áp lực khi trước đó phải “trả” hàng loạt tuyển thủ quốc gia về thi đấu tại UEFA Nations League và vòng loại World Cup 2022 khu vực Nam Mỹ. Cực khó cho các HLV nếu phải nhận lại dàn cầu thủ đã bị vắt kiệt sức sau 2 lượt đấu, nhiều người trong số này còn phải bay hàng ngàn dặm từ Nam Mỹ trở về, để đá lượt trận mở màn giải VĐQG trong trạng thái vật vờ.
Đông Linh
UEFA muốn bóng đá trở lại
LĐBĐ châu Âu (UEFA) muốn bóng đá trở lại và kết thúc mùa giải trọn vẹn, để mùa giải mới vẫn được khởi tranh vào tháng 9.
Trong tất cả thông báo tính đến thời điểm này, UEFA luôn khuyến cáo các LĐBĐ thành viên phải ưu tiên vấn đề sức khỏe cộng đồng và chỉ nên tiếp tục tổ chức thi đấu khi tình hình ổn định trở lại với sự chấp thuận của chính quyền. Mặc dù vậy, trước áp lực từ khó khăn tài chính bủa vây, cũng chính UEFA bày tỏ mong muốn các giải vô địch quốc gia (VĐQG) cần được khép lại một cách trọn vẹn ngay khi điều kiện cho phép.
Đó chính là lý do để khi Bỉ dự kiến hủy bỏ giải đấu cao nhất nước này, đồng thời công bố trao luôn ngôi vô địch Jupiler Pro League cho đội dẫn đầu là Club Brugge, UEFA đã tỏ ra vô cùng tức giận. Bỉ làm được, tức nhiều giải đấu quốc gia tầm trung như Hà Lan, Scotland, Áo, Nga, Thụy Sĩ... cũng sẽ làm theo do không bị thiệt hại quá nhiều về bản quyền truyền hình. Nhìn rộng ra, việc hủy bỏ giải VĐQG mang tính dây chuyền này có thể dẫn đến nguy cơ sụp đổ cơ cấu của Champions League và Europa League, điều mà UEFA không hề muốn xảy ra.
Trước đe dọa trừng phạt từ UEFA, Bỉ quyết định tạm ngưng việc công bố hủy bỏ Jupiler Pro League vào ngày 15-4 như dự kiến và thông báo chính thức sẽ đưa ra vào ngày 24-4, tức ngay sau phiên họp trực tuyến kéo dài 2 ngày giữa UEFA và 55 LĐBĐ quốc gia thành viên, đại diện các giải đấu, các CLB và dàn quan chức cấp cao.
Sức ép đang đè nặng lên UEFA từ quyết định khởi phát của LĐBĐ Bỉ và cơ quan quản lý bóng đá cao nhất châu Âu đang lúng túng trước 2 lựa chọn, phải đưa ra quyết định hòa giải giữa các phe "chủ chiến" muốn tiếp tục tổ chức giải đấu còn dang dở và phe "chủ hòa" sẵn sàng hủy bỏ mùa giải năm nay.
Club Brugge có khả năng bị thu hồi danh hiệu vô địch Bỉ Ảnh: REUTERS
Chủ tịch UEFA Aleksander Ceferin luôn khẳng định mong muốn được chứng kiến bóng đá trở lại trên khắp cựu lục địa, nhanh hay chậm tùy điều kiện của từng quốc gia nhưng dự kiến tất cả sẽ kết thúc mùa giải vào tháng 8. Mùa bóng tiếp theo 2020-2021 cũng theo đó sẽ khởi tranh vào tháng 9... Cho đến nay, 4/5 giải đấu hàng đầu châu Âu đã chính thức công bố lịch trình tái xuất: Bundesliga Đức diễn ra vào đầu tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 6; Ligue I Pháp tiếp tục tranh tài từ ngày 17-6 và dự kiến hoàn tất mùa giải vào ngày 25-7; Serie A Ý thi đấu từ ngày 31-5, kết thúc vào khoảng giữa tháng 7, còn Giải Ngoại hạng Anh nhiều khả năng trở lại vào ngày 6-6, các đội bóng sẽ liên tục ra sân sau mỗi 72 giờ...
Dự báo cuộc họp trong 2 ngày 21 và 22-4, nhóm các giải VĐQG tầm trung sẽ tạo áp lực mạnh mẽ để UEFA cân nhắc yêu cầu các giải lớn xem xét hủy bỏ phần còn lại của mùa giải.
Cuộc chiến chống dịch Covid-19 đã và đang diễn ra hết sức gay gắt ở châu Âu, nơi các quốc gia phải tung hết mọi nguồn lực để đẩy lùi hiểm họa dịch bệnh. Điều éo le là chính tại các quốc gia bị ảnh hưởng dịch Covid-19 nặng nề nhất như Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Ý lại là những nước hăng hái nhất trong việc đòi sân cỏ sáng đèn trở lại, kể cả khi sân không có khán giả.
Đinh Long
Giảm bớt các thành phố đăng cai Euro 2020 Euro 2020 đã được dời lại một năm nhưng hệ lụy xem ra khá nặng nề khi 2 thành phố Bilbao và Rome nhiều khả năng sẽ bị tước quyền đăng cai các trận đấu, làm xáo trộn đáng kể lịch trình thi đấu mà LĐBĐ châu Âu (UEFA) dự định giữ nguyên. Miễn cưỡng tiếp nhận "di sản" mà người tiền nhiệm...