Tháng 7, Việt Nam sẽ đóng ống 5 triệu liều vaccine COVID-19 của Nga
Công ty VABIOTECH (Việt Nam) ký thỏa thuận với Quỹ đầu tư trực tiếp của Liên bang Nga về việc đóng ống vaccine COVID-19 Sputnik V quy mô 5 triệu liều/tháng.
Ngày 12/6, Bộ Y tế cho biết, Công ty TNHH MTV Vaccine và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech) ký thỏa thuận với Quỹ đầu tư trực tiếp của Liên bang Nga về việc đóng ống vaccine phòng COVID-19 Sputnik V từ bán thành phẩm với quy mô 5 triệu liều/tháng bắt đầu từ tháng 7/2021, tiến tới chuyển giao công nghệ sản xuất với quy mô 100 triệu liều/năm.
Song song với đó, Vabiotech cũng đang xúc tiến đàm phán với đối tác Nhật Bản để sớm tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine cho Việt Nam.
Vaccine phòng COVID-19 Sputnik V của Nga. (Ảnh: Reuters)
Ngoài Vabiotech, một doanh nghiệp trong nước cũng đã thảo luận, đàm phán với nhà sản xuất Mỹ về điều kiện chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine COVID-19 từ tinh chất mRNA. Được biết, vaccine này chỉ cần tiêm 1 liều duy nhất 5 mg, nhưng lại có khả năng bảo vệ cao dựa trên kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1, 2. Vaccine có nhiệt độ bảo quản 20C – 80C. Hiện tại vaccine đã kết thúc thử nghiệm giai đoạn 1, 2).
Nhà máy do doanh nghiệp này đầu tư theo chuẩn công nghệ của nhà sản xuất sẽ có công suất 100-200 triệu liều/năm dự kiến bắt đầu sản xuất từ quý 4/2021 hoặc quý 1/2022.
Video đang HOT
Về tình hình nghiên cứu vaccine COVID-19 trong nước, Bộ Y tế cho biết, đến nay, cả nước có 2 nhà sản xuất đang nghiên cứu, phát triển vaccine phòng COVID-19. Trong đó, 1 ứng viên đã được phê duyệt thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 là vaccine Nanocovax của Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Dược Nanogen.
Do điều kiện cấp thiết về vaccine phòng chống dịch bệnh, để thúc đẩy tiến độ nghiên cứu nhằm sớm có vaccine phục vụ công tác phòng chống dịch, Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia đã tổ chức các cuộc họp, thảo luận kỹ và thống nhất cho phép triển khai gối đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3. Tuy nhiên, đơn vị nghiên cứu vẫn phải đảm bảo đúng các quy định chặt chẽ về tính khoa học, đảm bảo chất lượng vaccine.
Trước đó ngày 11/6, Bộ Y tế có Quyết định phê duyệt đề cương nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vaccine Nanocovax phòng COVID-19.
Tổ chức nhận thử nghiệm lâm sàng là Học viện Quân Y và Viện Pasteur TP.HCM, địa điểm triển khai tại Học viện Quân Y, tỉnh Hưng Yên, Viện Pasteur TP.HCM, tỉnh Long An, tỉnh Tiền Giang và một số đơn vị đủ điều kiện theo quy định tại các tỉnh triển khai nghiên cứu.
Ngoài Nanocovax, vaccine phòng COVID-19 Covivac của Viện Vaccine và sinh phẩm Nha Trang (Ivac) cũng đang triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1.
Về quy mô sản xuất, trong khi Ivac dự kiến quy mô sản xuất khoảng 6 triệu liều vaccine/năm thì Nanogen dự kiến quy mô sản xuất khoảng 20 -30 triệu liều vaccine/năm. Cả 2 đơn vị đều có thể nâng công suất khi được đầu tư.
Việt Nam nghiên cứu sản xuất vaccine Covid-19 một liều tiêm
Bộ Y tế chiều 12/6 cho biết đang nghiên cứu chuyển giao, sản xuất vaccine Covid-19 chỉ cần một liều tiêm theo công nghệ Mỹ, có khả năng bảo vệ cao.
Theo Bộ Y tế, dự án này do một doanh nghiệp triển khai, hiện đã thảo luận, đàm phán với nhà sản xuất Mỹ về điều kiện chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine theo công nghệ mRNA. Vaccine hiện đã kết thúc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1, 2, chỉ cần tiêm một liều duy nhất 5 mg, có khả năng bảo vệ cao, nhiệt độ bảo quản 2-8 độ C.
Nhà máy do doanh nghiệp này đầu tư theo chuẩn công nghệ của nhà sản xuất, công suất 100-200 triệu liều một năm, dự định bắt đầu sản xuất từ quý 4/2021 hoặc quý 1/2022.
Hiện chưa rõ tên nhà sản xuất Mỹ mà doanh nghiệp đàm phán chuyển giao công nghệ vaccine một liều tiêm.
Hầu hết loại vaccine Covid-19 hiện nay đều hai liều tiêm.
Theo Bộ Y tế, Công ty TNHH MTV Vaccine và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech) cũng đang xúc tiến đàm phán với đối tác Nhật Bản để sớm tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine cho Việt Nam.
Vabiotech đã ký thỏa thuận với Quỹ đầu tư trực tiếp của Liên bang Nga về việc đóng ống vaccine Covid-19 Sputnik V từ bán thành phẩm, quy mô 5 triệu liều một tháng bắt đầu từ tháng 7. Thỏa thuận tiến tới chuyển giao công nghệ sản xuất với quy mô 100 triệu liều một năm.
Đại diện Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế, cho biết ngay từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện ở Việt Nam, Bộ Y tế đã nỗ lực tìm kiếm nguồn vaccine trên thế giới. Đồng thời, Bộ yêu cầu các đơn vị nghiên cứu phát triển và sản xuất vaccine trong nước chủ động, tích cực, khẩn trương triển khai các nghiên cứu phát triển, thử nghiệm lâm sàng vaccine "made in Việt Nam". Mở rộng tìm kiếm hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine từ nước ngoài để nhanh chóng có vaccine phòng chống dịch bệnh chủ động cho Việt Nam.
Đến nay, cả nước có hai nhà sản xuất đang nghiên cứu, phát triển vaccine Covid-19. Trong đó vaccine Nanocovax của Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Dược Nanogen đã được phê duyệt thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 hôm 11/6. Mục đích thử nghiệm giai đoạn 3 nhằm đánh giá tính an toàn, đáp ứng miễn dịch và hiệu lực bảo vệ của vaccine.
Tổ chức nhận thử nghiệm giai đoạn 3 là Học viện Quân y và Viện Pasteur TP HCM. Địa điểm triển khai tại Học viện Quân y, tỉnh Hưng Yên, Viện Pasteur TP HCM, hai tỉnh Long An, Tiền Giang và một số đơn vị đủ điều kiện theo quy định tại các tỉnh triển khai nghiên cứu. Khoảng 13.000 tình nguyện viên tham gia thử nghiệm, tuổi từ 18 trở lên, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn lựa chọn và không có bất kỳ tiêu chuẩn loại trừ nào theo đề cương nghiên cứu.
Nanogen dự kiến quy mô sản xuất khoảng 20-30 triệu liều một năm, có thể nâng công suất khi được đầu tư.
Một vaccine Covid- 19 khác đang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn một là Covivac của Viện Vaccine và sinh phẩm Nha Trang (IVAC). Báo cáo giữa kỳ giai đoạn một để chuyển tiếp nghiên cứu giai đoạn hai tại Thái Bình. IVAC dự kiến quy mô sản xuất khoảng 6 triệu liều một năm, có thể nâng công suất khi được đầu tư.
Bộ Y tế Việt Nam đã đàm phán thành công hơn 120 triệu liều vaccine Covid-19 trong năm 2021, từ các hãng AstraZeneca, Pfizer, Moderna, từ Nga và Cơ chế Covax. Trong đó, Covax tài trợ miễn phí 38,9 triệu liều vaccine. Việt Nam đã nhận khoảng 2,5 triệu liều đều là vaccine AstraZeneca. Ngoài ra, Việt Nam đặt mua trực tiếp 30 triệu liều từ AstraZeneca, đã nhận hơn 400.000 liều. Với vaccine Sputnik Vcủa Nga, Việt Nam đạt thỏa thuận mua 20 triệu liều trong năm 2021, tuy nhiên chưa rõ thời gian cung ứng.
Với vaccine Moderna, công ty Zuellig Pharma được ủy quyền phân phối 5 triệu liều cho Việt Nam vào tháng 5. TP HCM đề nghị được mua số vaccine này. Tuy nhiên số vaccine này chưa về Việt Nam.
TP.HCM giãn cách xã hội, cha mẹ bối rối khi con bức bí đòi đi chơi Khi TP.HCM áp dụng giãn cách xã hội toàn thành phố để ngăn chặn dịch Covid-19 thì cũng là lúc những gia đình có con nhỏ phải nỗ lực tối đa, nhiều người 'đau đầu' không biết giải thích sao khi con muốn đi chơi. Nhiều phụ huynh phải bày trò chơi ở nhà với con vì bé đòi ra ngoài chơi ....