Tháng 7 Hà Nội trình đề án hạn chế phương tiện cá nhân
Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, đề án hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đang được lấy ý kiến các chuyên gia để hoàn thiện.
Sở GTVT Hà Nội cho rằng phương tiện giao thông cá nhân tăng nhanh là một trong những nguyên nhân khiến tình hình giao thông ùn tắc. (Ảnh: internet).
Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị tổng kết năm 2016 triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2017 của Bộ GTVT tổ chức sáng nay (10.1).
Theo ông Vũ Văn Viện – Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, Thủ đô đang đối mặt với tình trạng phương tiện giao thông cá nhân tăng nhanh, trong khi việc đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông chưa tương xứng, vận tải hành khách công cộng mới đáp ứng được khoảng 14 – 15% nhu cầu của người dân.
Theo thống kê của Sở GTVT Hà Nội, năm 2010 số điểm đen về ùn tắc giao thông trên địa bàn TP là 124 thì đến năm 2016 còn 41 điểm. Tuy nhiên, có những điểm ùn tắc được giải quyết nhưng lại phát sinh điểm mới. Ví dụ như năm 2016 giải quyết được 20 điểm ùn tắc cũ lại phát sinh 17 điểm ùn tắc khác.
Video đang HOT
“Tình hình ùn tắc giao thông tại Hà Nội vẫn diễn biến phức tạp” – ông Viện đánh giá.
Trong thời gian tới, ông Viện cho biết Hà Nội sẽ tiếp tục đầu tư hệ thống xe buýt nhanh BRT và xây dựng hệ thống giao thông công cộng kết nối với tuyến đường sắt đô thị số 2 Cát Linh – Hà Đông.
Người đứng đầu Sở GTVT Hà Nội cũng cho biết Hà Nội vẫn đang tiến hành thực hiện Đề án hạn chế phương tiện giao thông cá nhân.
“Đề án đang được lấy ý kiến các chuyên gia để hoàn thiện. Theo chỉ đạo của Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, đề án sẽ được trình và xem xét thông qua tại kỳ họp HĐND TP.Hà Nội vào tháng 7 tới đây” – ông Viện nói.
Để hạn chế ùn tắc dịp Tết nguyên đán, ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP.Hà Nội yêu cầu tăng cường các lực lượng như công an phường, tổ dân phố, công an các quận huyện, cảnh sát trật tự, CSGT và cả cảnh sát cơ động tăng quân số vào các giờ cao điểm, sáng từ 6h30 đến 8h30, chiều từ 16h00 đến 18h30.
Tại Lễ ra quân Năm An toàn giao thông 2017 mới đây, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đề nghị Hà Nội tập trung chỉ đạo đẩy nhanh các dự án trọng điểm, các tuyến đường sắt trên cao, tàu điện ngầm, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giao thông, khuyến khích sử dụng vận tải công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân.
Theo Danviet
Hà Nội điều chuyển hàng loạt tuyến xe khách liên tỉnh
Các tuyến xe khách sẽ được hoán đổi, điều chuyển từ bến trung tâm Hà Nội ra ngoại thành và ngược lại, nhằm tạo thuận tiện cung đường và tránh ùn tắc trong khu vực nội đô.
Việc điều chuyển các tuyến xe khách của Sở GTVT Hà Nội nhằm tránh ùn tắc giao thông. Ảnh minh hoạ: Phương Sơn
Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa thông báo chủ trương sắp xếp, điều chuyển luồng tuyến vận tải hành khách liên tỉnh bằng ôtô trên địa bàn.
Theo đó, Sở sẽ điều chuyển các tuyến của tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai, Hà Tĩnh, Nam Định, Nghệ An, Thái Bình, Thanh Hóa, Ninh Bình đang hoạt động tại bến xe Mỹ Đình, Gia Lâm, Yên Nghĩa, Sơn Tây, Trôi, Phùng, chuyển về bến xe Nước Ngầm.
Các tuyến của tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái đang hoạt động tại bến xe Nước Ngầm, Giám Bát, Yên Nghĩa, chuyển về bến xe Mỹ Đình.
Các tuyến của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đắk Nông, Điện Biên, Hòa Bình, Kon Tum, Sơn La, Thanh Hóa (các huyện Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Quán Lào, Thọ Xuân, Yên Cát đi theo đường Hồ Chí Minh) đang hoạt động tại các bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm, Nước Ngầm, chuyển về bến xe Yên Nghĩa.
Các tuyến của tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn đang hoạt động tại các bến xe Yên Nghĩa, Nước Ngầm, Sơn Tây, chuyển về bến xe Gia Lâm.
Sở Giao thông cho biết mục đích điều chuyển là tránh các tuyến xe khách đi vào nội đô, tránh sự hoạt động chồng chéo, trùng lắp giữa các tuyến xe trong bến với nhau. Đặc biệt, việc điều chuyển các tuyến xe phù hợp với cung đường, tránh xung đội giao thông và để xe khách của các tỉnh đến từ phía Bắc, Nam, Đông, Tây sẽ đến đón trả khách tại các bến xe nằm ở phía tương ứng của Hà Nội.
Thời gian thực hiện điều chuyển từ 2/1/2017.
Đây là lần thứ 2, Sở Giao thông áp dụng việc thay đổi lộ trình các tuyến xe khách nhằm giảm ùn tắc và quá tải cho các bến trung tâm. Trước đó vào năm 2013, hàng trăm xe khách từ bến Mỹ Đình được chuyển về Yên Nghĩa, Giáp Bát và Nước Ngầm; xe ở bến Nước Ngầm được điều chuyển ngược lại về Mỹ Đình.
Phương Sơn
Theo VNE
Lấn làn của xe buýt nhanh có thể bị phạt tới 1,2 triệu đồng Xe buýt nhanh của Hà Nội được ưu tiên sử dụng đường riêng. Theo Nghị định 46 về xử phạt vi phạm hành chính, các phương tiện nếu đi vào đường dành cho xe buýt nhanh (đường cấm) sẽ bị phạt tiền từ 800.000 - 1.200.000 đồng. Các phương tiện lấn làn xe buýt nhanh sẽ bị phạt tiền. Cụ thể, theo điểm...