Tháng 7: Các nhóm cổ phiếu sẽ phân hóa rõ nét hơn
Dù Việt Nam vẫn đang kiểm soát dịch Covid-19 khá tốt nhưng tại nhiều khu vực trên thế giới dịch còn trầm trọng. Cùng với đó, tình hình thương mại căng thẳng đang khiến tâm lý nhà đầu tư chứng khoán ngày càng e dè hơn.
Thị trường có thể đối mặt với rủi ro điều chỉnh nhẹ với tình trạng phân hóa rõ nét hơn giữa các nhóm cổ phiếu trong tháng 7. Ảnh Internet.
6 tháng, thanh khoản thị trường tăng khá tốt
Theo số liệu mới được Tổng cục Thống kê công bố, 6 tháng đầu năm, hoạt động chứng khoán gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19. Tuy nhiên, thị trường đang có dấu hiệu tích cực từ sự phục hồi của kinh tế vĩ mô trong nước khi dịch bệnh được kiểm soát hiệu quả. Nhờ đó, thị trường đã có tín hiệu phục hồi vì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dần trở lại bình thường.
Tính chung 6 tháng đầu năm, tổng mức huy động vốn cho nền kinh tế của thị trường chứng khoán ước đạt 94,6 nghìn tỷ đồng, giảm 37% so với cùng kỳ năm trước.
Điểm tích cực là thanh khoản thị trường tăng. Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, giá trị giao dịch bình quân trên thị trường đạt 5.633 tỷ đồng/phiên, tăng 20,9% so với bình quân năm 2019.
Hiện nay, thị trường có 748 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết; 894 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM với tổng giá trị niêm yết và đăng ký giao dịch đạt gần 1.422,8 nghìn tỷ đồng, tăng 1% so với cuối năm 2019.
Video đang HOT
Trên thị trường trái phiếu, hiện có 492 mã trái phiếu niêm yết với giá trị đạt 1.172 nghìn tỷ đồng, giảm 1,5% so với cuối năm 2019. Giá trị giao dịch bình quân trên thị trường trong tháng 6 đạt 7.120 tỷ đồng/phiên, tăng 23,7% so với tháng trước. Tính chung 6 tháng, giá trị giao dịch bình quân đạt 9.862 tỷ đồng/phiên, tăng 7,1% so với bình quân năm 2019.
Trên thị trường chứng khoán phái sinh, khối lượng giao dịch bình quân trong tháng 6 đạt 166.184 hợp đồng/phiên, giảm 19% so với tháng trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, khối lượng giao dịch bình quân đạt 163.984 hợp đồng/phiên, tăng 85% so với bình quân năm trước. Tại thời điểm cuối tháng 5/2020, số lượng tài khoản giao dịch phái sinh đạt 118.126 tài khoản, tăng 7% so với cuối tháng trước.
Tâm lý thị trường sẽ trở nên khó lường
Theo nhiều chuyên gia, thời gian tới, nỗi lo ngại dịch Covid-19 quay trở lại có thể sẽ làm tâm lý thị trường suy yếu. Ngay cả khi Việt Nam tiếp tục có các giải pháp hiệu quả ngăn dịch Covid 19 tái phát trong cộng đồng thì riêng việc dịch lan ra ở Mỹ và Bắc Kinh (Trung Quốc) cũng đã cản trở tiến trình mở cửa đường bay quốc tế, dẫn đến kinh tế trong nước khó phục hồi nhanh như mong đợi.
Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong triển khai dự án, kế hoạch kinh doanh vì chuyên gia nước ngoài hay doanh nghiệp nước ngoài chưa thể vào Việt Nam.
Nhận định về thị trường chứng khoán tháng 7, ông Lê Anh Tùng, chuyên gia chiến lược thị trường Công ty Chứng khoán KB Việt Nam cho rằng, sau giai đoạn phục hồi với sức lan tỏa tốt thời gian vừa qua, thị trường có thể đối mặt với rủi ro điều chỉnh nhẹ với tình trạng phân hóa rõ nét hơn giữa các nhóm cổ phiếu trong tháng 7.
“Sự thay đổi tâm lý của thị trường có thể sẽ đến từ những chuyển biến tiêu cực của các yếu tố ngoại biên bao gồm làn sóng Covid-19 đợt hai sớm quay trở lại ở một số nước, bất ổn xã hội, tốc độ phục hồi kinh tế toàn cầu không như kỳ vọng trong khi căng thẳng thương mại Mỹ – Trung gia tăng… Khi tâm lý hưng phấn không còn được duy trì, thị trường có thể chứng kiến sự rút lui của dòng tiền ngắn hạn mang tính đầu cơ. Cùng với đó, dòng tiền cũng sẽ phân hóa, xáo trộn hơn khi kết quả mùa kinh doanh quý 2 đang đến gần”, ông Tùng phân tích.
Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư, Công ty Chứng khoán Maybank KimEng cũng nhận định thị trường sẽ theo hướng đi ngang nhiều hơn với giao dịch quanh 900 điểm hoặc dưới mốc này. Dù các dòng tiền trên thị trường đang yếu dần, nhưng các nhà đầu tư, đặc biệt các nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư mới (F0) vẫn còn khá hào hứng với thị trường, kỳ vọng lớn và giữ cổ phiếu khá nhiều. Trong khi đó, nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài lại kém hào hứng hơn, khiến thanh khoản những ngày cuối tháng 6 thấp hơn nhiều so với tháng 5 và đầu tháng 6.
“Có một điều có thể nhận ra trong thời gian vừa qua, đó là dù khó khăn nhưng nền kinh tế vẫn đang dư thừa vốn. Điều này lý giải cho việc dòng tiền nhàn rỗi đổ vào thị trường chứng khoán rất mạnh mẽ, cùng với thanh khoản luôn được duy trì ở ngưỡng cao trong suốt thời gian vừa qua. Tuy nhiên, dòng tiền ngắn hạn mang tính đầu cơ cũng thường rút ra nhanh chóng khi thị trường chung có chuyển biến xấu hoặc khi khó tìm kiếm lợi nhuận và điều này đang bắt đầu xảy ra”, ông Phan Dũng Khánh nhận định.
Tiếp đà hồi phục, VN-Index tăng gần 18 điểm
Phiên giao dịch ngày 1-4, đà hồi phục của nhiều cổ phiếu được duy trì đến cuối phiên giúp các chỉ số đồng loạt tăng điểm. Chốt phiên, VN-Index tăng 17,7 điểm, lên 680,23 điểm; HNX-Index tăng 2,97 điểm, lên 95,61 điểm; UPCoM-Index tăng 0,89 điểm, lên 48,63 điểm. KLGD toàn thị trường đạt gần 32 triệu cổ phiếu, GTGD đạt hơn 4.500 tỷ đồng, không cải thiện nhiều so phiên trước. Khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 140 tỷ đồng trên hai sàn chính, tập trung vào các cổ phiếu như CTG, VCB, PLX, PTB, HPG,... Sàn UPCoM được nhà đầu tư ngoại mua ròng hơn 16 tỷ đồng.
Diễn biến VN-Index và HNX-Index, phiên giao dịch ngày 1-4.
Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam phiên hôm nay duy trì đà tăng mạnh gần suốt thời gian giao dịch, VNXALL-Index đóng cửa tăng 24,75 điểm ( 2,63%), lên mức 964,83 điểm. Thanh khoản toàn thị trường, với KLGD đạt 280,21 triệu cổ phiếu, tương ứng GTGD đạt 3.297,62 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 274 mã tăng giá, 47 mã đứng giá và 68 mã giảm giá.
* Tại sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại mức 95,61 điểm, tăng 2,98 điểm ( 3,21%). Thanh khoản đạt tổng cộng có hơn 32,70 triệu CP được chuyển nhượng, GTGD tương ứng đạt hơn 266,62 tỷ đồng. Toàn sàn có 99 mã tăng, 52 mã giảm và 43 mã đứng giá.
Chỉ số HNX30 đóng cửa tăng 6,15 điểm ( 3,67%) và lên mức 174,04 điểm. Khối lượng giao dịch đạt khoảng hơn 20,68 triệu đơn vị, giá trị tương ứng là hơn 196,10 tỷ đồng.
Trên thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM-Index tăng điểm, đóng cửa tại mức 48,63 điểm, tăng 0,89 điểm ( 1,86%). Thanh khoản toàn thị trường, tổng KLGD đạt hơn 9,81 triệu CP, GTGD tương ứng đạt hơn 79,07 tỷ đồng. Toàn sàn có 126 mã tăng, 44 mã giảm và 29 mã đứng giá.
* Tại sàn TP Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index đóng cửa tăng 17,70 điểm ( 2,67%) và lên mức 680,23 điểm. Thanh khoản đạt hơn 267,02 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 3.834,17 tỷ đồng. Toàn sàn có 287 mã tăng, 50 mã đứng giá và 86 mã giảm giá.
Chỉ số VN30 tăng 18,03 điểm ( 2,95%) và lên mức 628,79 điểm. Thanh khoản đạt hơn 123,99 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch 2.248,67 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu VN30 kết thúc ngày giao dịch có 27 mã tăng, 1 mã đi ngang và 2 mã giảm giá.
Năm CP có khôi lương giao dịch nhiêu nhât là ROS (hơn 19,42 triệu đơn vị), LDG (hơn 18,72 triệu đơn vị), FLC (hơn 14,08 triệu đơn vị), HAI (hơn 11,79 triệu đơn vị), STB (hơn 8,80 triệu đơn vị).
Năm CP tăng giá nhiều nhất là HQC (7,00%), NVT (7,00%), TSC (6,99%), DPM (6,99%), STB (6,99%).
Năm CP giảm giá nhiều nhất là NBB (-11,79%), DHM (-6,99%), RIC (-6,97%), PTC (-6,96%), SBV (-6,95%).
* Chứng khoán phái sinh hôm nay có 219.538 hợp đồng được giao dịch, giá trị 12.981,49 tỷ đồng.
Lê Minh
TVS phát hành cổ phiếu huy động 100 tỷ đồng Công ty Chứng khoán Thiên Việt (TVS) cho biết, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa chấp thuận cho Công ty phát hành 10 triệu cổ phiếu ra công chúng, với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Chốt phiên giao dịch ngày 15/1/2020, cổ phiếu TVS có giá 13.700 đồng/cổ phiếu. Nếu đợt phát hành thành công, TVS sẽ thu về 100 tỷ đồng. Hiện...