Tháng 6, chứng khoán bấp bênh đà tăng
Chỉ số VN-Index và VN30-Index có thể sẽ sớm tiến sát các vùng 880 điểm và 833 điểm. Tuy nhiên, dòng tiền đang có dấu hiệu suy yếu và phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu…
Trên thế giới, các chỉ số chính tại thị trường chứng khoán Mỹ duy trì đà tăng khi nền kinh tế toàn cầu đang dần nới lỏng cách ly xã hội. Chỉ số Nasdaq ghi nhận đà tăng tốt nhất so với các chỉ số khác và nhóm cổ phiếu công nghệ đang lấy lại gần hết mức thiệt hại kể từ giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát.
Đồng thời, sự hồi phục mạnh của giá dầu Brent đã hỗ trợ cho đà tăng của thị trường chứng khoán và điều này cũng phản ánh về nhu cầu tiêu thụ hàng hóa trên thế giới đang dần tăng trở lại.
Ngoài ra, việc bơm tiền của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) để hỗ trợ nền kinh tế, đảm bảo tính thanh khoản của thị trường và kích thích nhu cầu đầu tư từ nguồn vốn rẻ. Đây được xem là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp ít chịu tác động từ dịch bệnh Covid-19.
Tuy nhiên, giới hạn bơm tiền ra nền kinh tế của Fed vẫn còn khá lớn và cơ quan này cũng sẵn sàng hỗ trợ nền kinh tế để tránh gây suy thoái kéo dài. Theo kịch bản kỳ vọng, nền kinh tế Mỹ có thể tiếp tục tăng trưởng chậm trong quý II và quý III, trước khi hồi phục trở lại trong quý IV/2020.
Cùng với đó, căng thẳng Mỹ – Trung có dấu hiệu leo thang trở lại là vấn đề mà thị trường sẽ lo ngại trong giai đoạn tới. Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục thay đổi Luật An ninh tại Hồng Kông, điều này có thể sẽ khiến thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung bị phá vỡ khi đã được thông qua vào năm 2019.
Căng thẳng thương mại Mỹ – Trung vào đầu năm 2019 từng khiến làn sóng dịch chuyển FDI mạnh mẽ ra khỏi Trung Quốc, thì nay với khả năng dịch bệnh còn kéo dài và tình hình thương chiến leo thang trở lại có thể sẽ khiến làn sóng FDI dịch chuyển mạnh hơn.
Khu vực Đông Nam Á được xem là khu vực được hưởng lợi trực tiếp từ sự dịch chuyển này nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi, chi phí nhân công thấp…, nhưng mức độ dịch chuyển sẽ phụ thuộc vào các chính sách hỗ trợ và cơ sở hạ tầng của mỗi quốc gia.
Video đang HOT
Theo đó, 3 vấn đề cấp bách mà Việt Nam cần thực hiện trong giai đoạn tới: Một là khởi động lại nền kinh tế, việc tung ra các chính sách tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế là giải pháp hữu hiệu trong giai đoạn hiện nay; hai là thúc đẩy đầu tư công với tổng gói đầu tư 700.000 tỷ đồng, trọng điểm là nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng, đây là tiền đề để thu hút làn sóng FDI trong dài hạn, nhất là các nước phát triển đang tìm cách giảm sự lệ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc; ba là hỗ trợ và đưa ra các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp FDI nhằm tạo lợi thế cạnh tranh so với các quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Indonesia…
Với thị trường chứng khoán Việt Nam, chỉ số VN-Index duy trì đà tăng trong gần hết tháng 5 và dòng tiền trải đều giữa các nhóm cổ phiếu. Trong đó, nhóm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp và vật liệu xây dựng có mức tăng tốt nhất cho thấy nhà đầu tư kỳ vọng nhiều vào câu chuyện hậu dịch Covid-19 như làn sóng dịch chuyển FDI và đầu tư công.
Đồng thời, khối ngoại giảm bán ròng đáng kể trong tháng 4 và tháng 5 (nếu loại trừ các lượng giao dịch thỏa thuận đột biến) và lượng tài khoản mở mới tăng mạnh, giúp tâm lý nhà đầu tư trở nên lạc quan hơn.
Theo đó, các chỉ số VN-Index và VN30-Index có thể sẽ sớm tiến sát các vùng 880 điểm và 833 điểm. Tuy nhiên, dòng tiền đang có dấu hiệu suy yếu và phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu, đặc biệt rủi ro ngắn hạn có chiều hướng gia tăng, dẫn tới xu hướng tăng ngắn hạn có thể sẽ suy yếu và thị trường sẽ dần bước vào giai đoạn tích lũy. Vì vậy, tháng 6 có thể sẽ là thời điểm khó khăn của thị trường.
Trước giờ giao dịch 26/2: Tâm lý mong manh
Tâm lý vẫn còn mong manh sau phiên hồi phục lại ngày hôm qua. SSI kỳ vọng chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục quán tính hồi phục kỹ thuật kiểm tra mốc 913 điểm
Ảnh minh họa.
Quốc tế
Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Ba, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 879,44 điểm tương đương 3,2% xuống 27.081,3 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 97,68 điểm tương đương 3% xuống 3.128,21 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 2,77% xuống dưới 9.000 điểm và chốt phiên ở mức 8.965,61 điểm.
Tin kinh tế trong nước
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Bộ chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Tính đến hết tháng 2/2020, toàn hệ thống Thuế đã hoàn thành việc hợp nhất các Chi cục Thuế. Số lượng Chi cục Thuế sau khi hợp nhất còn lại là 415 Chi cục, đạt 102% kế hoạch và vượt thời gian trước 10 tháng theo kế hoạch.
Chứng khoán và doanh nghiệp
Pyn Elite Fund, quỹ đầu tư tập trung vào thị trường chứng khoán Việt Nam với quy mô hơn 400 triệu USD vừa công bố báo cáo với tiêu đề "All In".
CTCP Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (TCH) mới đây đã thông qua nghị quyết HĐQT về việc thực hiện giải tỏa, điều chỉnh tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài lên 49% trong khi tỷ lệ hiện nay đang ở mức 46,38%.
CTCP Tập đoàn Yeah1 (YEG) Bà Trần Uyên Phương, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát vừa thông báo đã hoàn tất mua vào 6,05 triệu cổ phiếu với mục đích đầu tư cá nhân. Sau giao dịch, bà Phương đã nâng tỷ lệ sở hữu từ 2,26% lên 21,61% qua đó trở thành cổ đông lớn thứ 2 tại Yeah1 sau ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống, Chủ tịch HĐQT (tỷ lệ 25,52%).
FPT Telecom (FOX) đặt mục tiêu doanh thu là 11.814 tỷ đồng, tăng trưởng 13,6% so với năm 2019, trong đó doanh thu từ dịch vụ viễn thông là 11.150 tỷ đồng, tăng trưởng 13,9% và doanh thu từ dịch vụ nội dung số là 664 tỷ đồng, tăng trưởng 9,0%. Kế hoạch lợi nhuận trước thuế của Công ty là 2.022 tỷ đồng, tăng trưởng 11,8% so với năm 2019.
CTCP Đầu tư Hải Phát (HPX) thông báo đã phát hành 1,66 triệu trái phiếu, tương đương 166 tỷ đồng. Trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có tài sản bảo đảm. Kỳ hạn trái phiếu 18 tháng, trả lãi 6 tháng/lần, lãi suất cố định 11%/năm.
Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB) Theo thông báo của UBCKNN, để thực hiện chào bán riêng lẻ cho đối tác trong và ngoài nước, HĐQT MBB đã thông qua việc điều chỉnh giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại MBB từ 20,9035% lên 22,9908%.
Phái sinh
Giao dịch trên thị trường HĐTL trở nên sôi động hơn do mức biến động lớn của chỉ số cơ sở. Thanh khoản tăng lên mức gần 129 nghìn đơn vị. Toàn bộ các hợp đồng tương lai đều giảm điểm mạnh tương tự chỉ số cơ sở, qua đó ghi nhận basis âm với VN30, biên độ từ -8,4 đến -2,4 điểm
Chứng quyền: Thị trường giảm điểm tiêu cực khi không có CPCS nào tăng điểm, kéo theo tình trạng tương tự ở chứng quyền, trong đó có 46/64 mã giảm mạnh hơn 15%.
Chiến lược đầu tư
Theo SSI, VN-Index giảm tiệm cận đáy ngắn hạn cũ 892 điểm và hồi phục tăng điểm trở lại 6,33 điểm, lên mức 909,67 điểm. Nến ngày hồi nhẹ kỹ thuật trở lại sau phiên giảm mạnh với khoảng trống lớn (Big Gap). Khả năng chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục quán tính hồi phục kỹ thuật kiểm tra mốc 913 điểm vào phiên hôm nay.
MAI HƯƠNG
Theo bizlive.vn
Trước giờ giao dịch 21/2: Ngân hàng tích lũy chặt là dấu hiệu tốt Ngòi nổ tại nhóm Ngân hàng (VCB) sẽ có thêm thời gian tích lũy chặt chẽ hơn nhờ sự hồi phục kịp thời của VIC hôm qua Ảnh minh họa. Quốc tế Chỉ số Dow Jones giảm hơn 128 điểm sau nhịp bán tháo bất ngờ trong phiên, khoảng 0,4% về mức 29.219,98 điểm. Chỉ số SP500 giảm 0,4% về mức 3.373,23 điểm....