Tháng 5 âm lịch, 3 con giáp cẩn thận họa từ miệng mà ra, cãi nhau suốt ngày, vợ chồng rạn nứt
Không cẩn thận thì họa có thể giáng xuống đầu làm gia đình tan nát.
TUỔI DẬU
Dậu có chút nóng tính, cứ chuyện nọ xọ chuyện kia, thích đổ tội lên đầu người khác. Tính này nếu không đổi thì chẳng ai chịu được bạn đâu. Tháng 5 này được cảnh báo là tháng nhiều thị phi với Dậu nên bạn phải tiết chế mọi cảm xúc, lời nói và hạnh động nếu không muốn tai bay vạ gió. Đặc biệt có chuyện cãi nhau với bạn đời vì tiền nong. Bạn đừng quá tính toán, chi li, tra khảo tiền bạc người ấy. Làm vậy chỉ khiến người ấy chán ngán bạn thêm mà thôi.
Cấp trên có nói bạn nặng lời thì cũng im lặng mà làm theo đi nhé bởi lúc này sếp đang rất nóng và cũng có nhiều chuyện không vui. Đừng chọc vào tổ kiến lửa kẻo chỉ khiến mình thiệt thòi. Nếu muốn bình tâm lại thì nên đi đâu đó một vài ngày lấy lại tinh thần, hít khí trời nhiều cuộc sống sẽ vui hơn đó.
TUỔI TỴ
Tỵ là người cẩn thận trong lời ăn tiếng nói vậy mà trong tháng 5 âm lịch này bạn cũng không tránh được thị phi. Có nhiều người không thích bạn, cố tình đặt điều nói xấu sau lưng khiến công việc của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cấp trên cũng định giao cho bạn vị trí trọng chốt nhưng vì điều này mà bạn mất uy tín, bị ngừng lại một thời gian để xem xét.
Tình cảm bạn dành cho người ấy nhiều nhưng lại không biết cách biểu đạt. Đó là lý do khiến hai người chẳng bao giờ hiểu nhau và đối phương luôn nghi ngờ tình yêu của bạn. Hoài nghi dẫn tới ghen tuông, dẫn tới bực bội, cãi vã rồi tan cửa nát nhà.
Muốn hóa giải, tuổi Tỵ hãy thường xuyên đi lễ chùa cho tâm hồn thanh tịnh, cũng nên đi du lịch đâu đó cùng với gia đình để có cảm giác vui vẻ hơn nhé.
TUỔI DẦN
Video đang HOT
Tuy tháng 5 âm không phải là tháng đen đủi thậm chí còn rất may mắn với người tuổi Dần nhưng đó chỉ là phương diện tiền bạc. Trên phương diện tình cảm, bạn có thể gặp phải những thị phi không đáng có.
Vợ chồng có cãi nhau cũng nên hạ bớt lửa xuống, đừng khiến người khác mệt mỏi rồi mâu thuẫn càng một tăng. Vợ chồng cũng vì đó mà rạn nứt tình cảm, khó hàn gắn.
Châu Châu (tổng hợp)
Theo Vietnamnet
Ý nghĩa của nghi thức Tắm Phật trong lễ Phật Đản
Lễ Tắm Phật là một trong những nghi thức phổ biến của Lễ Phật Đản hằng năm trong nhiều truyền thống Phật giáo khác nhau. Đây là hành động tỏ lòng tôn kính, hân hoan của Phật tử chúng sinh đối với sự xuất hiện của đấng Giác Ngộ.
Nghi thức tắm Phật được thực hiện tại chùa Tam Chúc (Ảnh minh họa: Người đưa tin)
Ý nghĩa của nghi thức Tắm Phật trong lễ Phật Đản
Lễ Tắm Phật là một trong những nghi thức phổ biến của lễ Phật Đản hằng năm trong nhiều truyền thống Phật giáo khác nhau. Nghi thức này vốn đã xuất hiện khá lâu tại Ấn Độ, Trung Á và Trung Hoa, và ngày nay được duy trì trong hầu hết các cộng đồng Phật giáo khắp nơi. Đây là một nghi thức trang nghiêm không thể thiếu trong mỗi mùa Phật Đản nhằm thể hiện lòng thành kính và sự biết ơn của Phật tử và chúng sinh với Chư Phật.
Nguồn gốc nghi thức Tắm Phật
Nguồn gốc của lễ Tắm Phật xuất phát từ sự kiện Đản sanh của Thái tử Tất Đạt Đa tại vườn Lâm Tỳ Ni. Mặc dù có nhiều biến thể khác nhau nhưng hầu hết các bản kinh thuộc hai truyền thống Nam và Bắc truyền đều ghi lại rằng, khi Hoàng Hậu Ma-da đản sanh Thái Tử, từ trên không trung có hai dòng nước của chư thiên, một ấm một mát, rưới xuống để tắm cho Hoàng Hậu và Thái Tử.
Có lẽ chính truyền thuyết này cùng với sự cung kính của chư thiên với sự kiện Đản sanh của Thái Tử đã tạo cảm hứng để cứ mỗi mùa Phật Đản, người Phật Tử thường tôn kính đặt tượng Đản sanh trong bồn hoặc thau sạch, quí, đặt trong điện thờ Phật hoặc nơi trang nghiêm, dùng nước sạch có ướp các loài hoa thơm để thực hiện lễ Tắm Phật.
Tuy chưa thể xác định được thời điểm cụ thể khi lễ Tắm Phật bắt đầu xuất hiện ở Ấn Độ nhưng quốc gia này là nơi khởi nguồn lễ Tắm Phật, sau đó lan truyền tới các quốc gia Phật giáo khác. Ở Việt Nam, đây cũng là một trong những nghi thức thiêng liêng được thực hiện hàng năm trong lễ Phật Đản. Khi làm lễ Tắm Phật, Tăng ni Phật tử thường đọc bài chú như sau:
Ngã kim quán mộc chư Như Lai
Tịnh trí trang nghiêm công đức tụ
Ngũ trược chúng sanh tịnh ly cấu
Đồng chứng Như Lai tịnh Pháp thân
Tỳ Gia thành lý vị tằng sanh
Sa La thọ gian vị tằng diệt
Bất sanh bất diệt lão Cồ Đàm
Nhãn trung khán kiến trùng thiên tiết
Kim triêu chính thị tứ ngoạt bát
Tịnh Phạn vương cung sanh Tất Đạt
Cửu long phúng thủy thiên ngoại lai
Bỗng túc Liên Hoa tùng địa phát
Án mâu ni, mâu ni, tam mâu ni, tát phạ ha.
(Ảnh minh họa: Phật giáo Việt Nam)
Ý nghĩa lễ Tắm Phật
Trải dài theo dòng lịch sử dân tộc, ngày Lễ Phật đản cùng nghi thức Tắm Phật đã trở thành một nét sinh hoạt tâm linh cao đẹp trong xã hội Việt Nam. Đối với người Phật tử, sự tôn kính, lòng nhiệt thành đối với Đức Phật trên nền tảng của chánh kiến mới thực sự mang lại cho họ một niềm tin trong sáng và sự an lạc đích thực, lâu dài.
Mỗi khi dâng một nén hương, một đóa hoa, một phẩm vật lên Đức Phật, hay khi rưới những dòng nước tinh khiết lên tôn tượng của Ngài, đó chính là nhân duyên thù thắng để mỗi người quay về với chính mình, hầu tự sách tấn, tự trang nghiêm cho bản thân bằng hương đức hạnh, bằng hoa trí tuệ, và bằng nước nhẫn nhục, từ ái, tùy thuận thích ứng với mọi nhân duyên, ngay cả chướng duyên để hướng đến một nếp sống hướng thượng, tỉnh giác.
Những người tham dự lễ Tắm Phật đang phát tâm Bồ đề hướng về Phật để tâm họ thanh tịnh, bình yên, xa rời những mưu cầu tầm thường của cuộc sống. Thân tâm có thanh tịnh thì công đức mới tích tụ. Thân tâm ô uế thì không thể nào tu tạo được công đức.
Sau lễ Tắm Phật, nhiều Phật tử chia nhau nước Tắm Phật để uống hoặc vẩy nước lên người người khác để bày tỏ mong muốn gột sạch được những phiền não của cuộc đời, cho thân tâm được vui vẻ, trong sạch.
Theo Đời sống & Pháp lý
Đa số những người phụ nữ không hạnh phúc trong hôn nhân đều có các đặc điểm sau Khi quyết định kết hôn với một người đàn ông, cô gái nào cũng mong muốn mình sẽ có cuộc sống hạnh phúc. Tuy nhiên không phải ai cũng có được một cuộc hôn nhân lý tưởng và không khó nhận ra điều này nếu bạn để ý những chi tiết sau. Thông thường một người phụ nữ hạnh phúc hay không hạnh...