Tháng 4/2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước giảm 18,4%
Tổng cục Thống kê cho biết, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước tháng 4/2020 ước tính đạt 19,7 tỷ USD, giảm 18,4% so với tháng trước; trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 6,35 tỷ USD, giảm 16,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 13,35 tỷ USD, giảm 19,1%.
So với cùng kỳ năm 2019, kim ngạch xuất khẩu tháng 4/2020 giảm 3,5%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 82,9 tỷ USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2019; trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 26,4 tỷ USD, tăng 12,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 56,49 tỷ USD (chiếm 68,1% tổng kim ngạch xuất khẩu), tăng 1,5%.
Sản xuất sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu sang thị trường EU của Công ty CP WOODSLAND Tuyên Quang. Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN
Trong 4 tháng đầu năm có 15 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 80,1% tổng kim ngạch xuất khẩu. Một số mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị cao như: điện thoại và linh kiện đạt 16,2 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2019; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 12,4 tỷ USD, tăng 28,6%; hàng dệt may đạt 8,9 tỷ USD, giảm 5,8%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 6,9 tỷ USD, tăng 29,6%; giày dép đạt 5,5 tỷ USD, tăng 1,3%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,4 tỷ USD, tăng 10,1%…
Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản giảm so với cùng kỳ năm 2019 như: rau quả đạt 1,3 tỷ USD, giảm 8,7%; cao su đạt 403 triệu USD, giảm 27,5% (lượng giảm 31,7%); hạt tiêu đạt 257 triệu USD, giảm 9,2% (lượng tăng 11,9%). Một số mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu tăng là cà phê đạt 1,1 tỷ USD, tăng 2,2% (lượng tăng 4,5%); hạt điều đạt 963 triệu USD, tăng 5,9% (lượng tăng 21,5%); gạo đạt 892 triệu USD, tăng 0,2% (lượng giảm 7,9%).
Trong 4 tháng đầu năm, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 20,3 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2019; tiếp đến là Trung Quốc đạt 13,1 tỷ USD, tăng 26,7%; thị trường EU đạt 10,7 tỷ USD, giảm 8,1%; thị trường ASEAN đạt 8,2 tỷ USD, giảm 3,4%; Nhật Bản đạt 6,7 tỷ USD, tăng 10,1% và Hàn Quốc đạt 6,2 tỷ USD, giảm 0,2%.
Video đang HOT
Tổng cục Thống kê cũng cho biết, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 4/2020 ước tính đạt 20,4 tỷ USD, giảm 7,9% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm 2019, kim ngạch nhập khẩu tháng 4/2020 ước tính giảm 2,3%. Tính chung 4 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 79,89 tỷ USD, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2019; trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 33,58 tỷ USD, tăng 1,1% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 46,31 tỷ USD, tăng 2,9%.
Trong 4 tháng đầu năm có 17 mặt hàng đạt kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 76,5% tổng kim ngạch nhập khẩu; trong đó điện tử, máy tính và linh kiện đạt 17,8 tỷ USD (chiếm 22,2% tổng giá trị nhập khẩu), tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2019; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 11,5 tỷ USD, giảm 0,1%; điện thoại và linh kiện đạt 4,3 tỷ USD, tăng 12%; vải đạt 3,6 tỷ USD, giảm 10,9%; sắt thép đạt 2,9 tỷ USD, giảm 6,4%; chất dẻo đạt 2,8 tỷ USD, giảm 1,4%; sản phẩm chất dẻo đạt 2,3 tỷ USD, tăng 14,6%…
Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2020, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 75,1 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2019 và chiếm 94% tổng kim ngạch nhập khẩu; nhóm hàng tiêu dùng ước tính đạt 4,8 tỷ USD, giảm 9,9% và chiếm 6%.
Cũng trong 4 tháng, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 22,7 tỷ USD, giảm 0,1% so với cùng kỳ năm 2019; Hàn Quốc đạt 15,5 tỷ USD, tăng 2,5%; ASEAN đạt 9,9 tỷ USD, giảm 7,8%; Nhật Bản đạt 6,4 tỷ USD, tăng 10,9%; Hoa Kỳ đạt 4,7 tỷ USD, tăng 9,6%; EU đạt 4,5 tỷ USD, tăng 8%.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 3 tỷ USD; trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 7,1 tỷ USD và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 10,1 tỷ USD.
Thu hút FDI 4 tháng đầu năm chỉ bằng 84,5% so với cùng kỳ
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/4, thu hút FDI 4 tháng đầu năm 2020 chỉ bằng 84,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Bộ KH&ĐT cho biết, mặc dù vốn đăng ký cấp mới và vốn điều chỉnh tăng hơn so với cùng kỳ, song góp vốn mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài lại giảm mạnh, làm giảm tổng vốn đầu tư.
Trong đó, có 984 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tổng vốn đăng ký đạt 6,78 tỷ USD, tăng 26,9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2019.
Vốn đầu tư tăng là do trong 4 tháng đầu năm có dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng Bạc Liêu được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới với tổng vốn đầu tư 4 tỷ USD, chiếm 59% tổng vốn đăng ký mới đã đẩy quy mô dự án bình quân tăng hơn so với cùng kỳ, từ 4,9 triệu USD năm 2019 lên 6,9 triệu USD năm 2020.
Về vốn điều chỉnh, có 335 lượt dự án đăng ký điều chỉnh với tổng vốn tăng thêm đạt trên 3,07 tỷ USD, tăng 45,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Vốn điều chỉnh tăng đột biến sau khi giảm liên tục trong 3 tháng đầu năm 2020 do có Dự án tổ hợp hoá dầu Miền Nam Việt Nam tại Bà Rịa - Vũng Tàu điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 1,386 tỷ USD.
Đối với góp vốn, mua cổ phần, có 3.210 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị gần 2,48 tỷ USD, chỉ bằng 34,7% so với 2019.
Bên cạnh thu hút vốn đầu tư FDI, thì số liệu khá lạc quan về xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ cho thấy, quý I cả xuất khẩu, nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ đều tăng trưởng 2 con số, theo thông tin mới nhất từ Tổng cục Hải Quan
Đáng chú ý, nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt 15,95 tỷ USD, tăng tới 19,9% so với cùng kỳ 2019 và chiếm đến 25,2% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Nguyễn Thanh
Bộ Công Thương: Hiệp định EVFTA sẽ giúp đa dạng hóa thị trường Với Hiệp định EVFTA, rất nhiều doanh nghiệp sẽ có lợi ích lớn, trong đó dự báo kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU sẽ tăng nhanh với mức khoảng 67% đến năm 2025. EVFTA dự kiến giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 42,7% vào năm 2025. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam ) Liên...