Tháng 4 của những người lính xe tăng 390
Hơn 40 năm đã đi qua, những người lính năm xưa trên chiếc xe tăng T59 số hiệu 390 đã bước những bước chân chiến thắng vào dinh Độc Lập, đánh dấu thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, vẫn luôn dành cho nhau sự hội ngộ mỗi khi tháng 4. Tiếc rằng, giờ đây những buổi gặp mặt của họ không còn trọn vẹn…
Bước chân vào lịch sử
Cách đây 6 năm, cũng vào dịp tháng 4, tôi có ngồi với chú Lê Văn Phượng, pháo thủ số 2 trên chiếc xe tăng 390, tại nhà của ông bên thành cổ Sơn Tây (Hà Nội). Lần ấy, tôi còn nhớ chú tâm sự thật thà rằng: “Là người lính, đang trong không khí của chiến dịch, chúng tôi chỉ mong muốn hoàn thành nhiệm vụ, chứ chẳng nghĩ mình lại làm lên giây phút lịch sử, là dùng xe tăng húc đổ cánh cửa thép của dinh Độc Lập, kết thúc cuộc chiến kéo dài 30 năm của dân tộc”.
Lúc còn sống, mọi chi tiết và những kỷ niệm về chiếc xe tăng huyền thoại này, ông Phượng không bao giờ quên. Ông kể: Trước khi vào bảo tàng, xe tăng 390 đã cùng những người lính đi một hành trình dài dọc đất nước theo đường tiến công của quân giải phóng. Đây là xe chiến đấu chủ lực hạng trung do Trung Quốc sản xuất trên cơ sở dây chuyền sản xuất xe T54A của Liên Xô, viện trợ cho Việt Nam năm 1969. Trong hành trình ngang dọc ấy, xe tăng 390 từ Vĩnh Phúc vào đến A Lưới tham gia chiến đấu giải phóng Huế – Đà Nẵng, rồi trở thành xe đầu tiên húc đổ cổng chính dinh Độc Lập vào trưa 30.4.1975.
4 người lính trên xe tăng 390. Từ phải: ông Ngô Sỹ Nguyên, Vũ Đăng Toàn, Nguyễn Văn Tập và ông Lê Văn Phương trong ngày hội ngộ 30.4.2005. ảnh: AFP
Video đang HOT
Sau thời kỳ chống Mỹ, xe tăng 390 tiếp tục tham gia bảo vệ biên giới Tây Nam, làm nhiệm vụ quốc tế trên đất Campuchia rồi lên tàu thủy vượt biển ra Bắc, có mặt trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc. Năm 1980, xe cùng đơn vị về đóng quân trên địa bàn Lạng Giang (Bắc Giang) và được sử dụng làm xe huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
Khi Binh chủng Tăng -Thiết giáp khánh thành bảo tàng của binh chủng năm 1999, những người lính năm xưa có mặt trên chiếc xe tăng 390 được mời đến gặp mặt để xác định hiện vật gốc. Nhân viên bảo tàng làm phép thử kíp xe bằng câu hỏi: “Các bác có khẳng định đây là chiếc xe đã húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập trưa ngày 30.4.1975 không?”.
Pháo thủ Ngô Sỹ Nguyên đọc vanh vách đặc điểm nhận dạng xe, như sườn trái tháp pháo vẫn còn 2 vết lõm, sâu chừng 1cm do bị đạn bắn. Trên mặt tháp pháo, ngay sau đường hàn cố định có vết lõm dài hơn gang tay do mảnh bom tạo thành… Từng vết lõm, số hiệu xe chính xác như lời các cựu binh miêu tả. Khi đó, nhân viên bảo tàng mở cửa đưa các nhân chứng đến gặp lại chiếc xe. “Xe được sơn mới nhưng nó gắn bó máu thịt với chúng tôi suốt chặng đường chiến đấu từ năm 1972 thì sao quên được” – ông Nguyên chia sẻ.
Đại tá Lê Xuân Khanh – Giám đốc nhà máy Z153, nguyên cán bộ phòng kỹ thuật và là người tham gia kiểm tra, sửa chữa xe tăng 390 cho biết: Năm 1999 phòng kỹ thuật của nhà máy Z153 được lệnh tiếp nhận chiếc xe tăng để sửa chữa. Biết đây là hiện vật có giá trị lịch sử đặc biệt nên đội kỹ thuật cố gắng giữ tính nguyên bản của xe, chỉ thay thế một số phụ tùng hư hỏng thông thường.
Tháng 4 không còn trọn vẹn
Sau chiến thắng 30.4.1975, đồng chí Lê Văn Phượng lại cùng xe tăng 390 lên đường trong đoàn quân tình nguyện Việt Nam giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng. Sau đó, ông tiếp tục cùng đồng đội về nước, hành quân lên bảo vệ biên giới phía Bắc. Năm 1986, ông về nghỉ chế độ tại quê nhà Sơn Tây với quân hàm đại úy.
Hàng năm, cứ mỗi độ tháng 4 về, trong không khí tưng bừng, náo nức của đất nước kỷ niệm chiến thắng lịch sử 30.4, Bảo tàng Lực lượng Tăng – Thiết giáp lại được chứng kiến cuộc gặp mặt đầy xúc động của những người lính xe tăng Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn xe tăng 203. Họ quây quần bên chiếc xe tăng T59 số hiệu 390 – Bảo vật quốc gia để ôn lại những kỷ niệm chiến đấu gian khổ nhưng hào hùng.
Tháng 4.2016, Đại đội 4 nói chung và kíp xe tăng 390 lịch sử nói riêng đã có một sự mất mát lớn, đó là tin buồn về sự ra đi của Đại đội phó Kỹ thuật – Pháo thủ số 2 Lê Văn Phượng. Ông Phượng bị bệnh tim phải điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội từ ngày 29.2.2016. Do bệnh nặng nên ngày 27.3.2016, ông Phượng đã không qua khỏi.
Lái xe Nguyễn Văn Tập rưng rưng nước mắt nhớ lại: “Là Đại đội phó Kỹ thuật nên xe của anh Phượng thường đi sau đội hình để sửa chữa những chiếc xe hỏng hóc trên đường hành quân. Đơn vị chúng tôi hành quân chủ yếu trên đường Trường Sơn nên tình trạng kỹ thuật xe luôn phải đảm bảo. Trên đường đi, chúng tôi gặp rất nhiều trường hợp như bị máy bay bắn trúng đội hình, xe cháy, đứt xích, lật xuống vực, chết máy dưới ngầm… Được anh Phượng chỉ huy sửa chữa, khắc phục nên xe trên đường hành quân cũng như trong các trận chiến đấu luôn ở trạng thái tốt nhất”.
Pháo thủ số 1 Ngô Sĩ Nguyên nghẹn ngào: “Anh Phượng làm công tác kỹ thuật, nhưng trong trận đánh vào căn cứ Nước Trong, pháo thủ 2 của xe 390 Đỗ Cao Trường bị thương, khi được lệnh lên thay anh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của pháo thủ 2. Người anh bé nhỏ nhưng trong chiến đấu, anh thao tác nạp đạn pháo rất nhanh và chính xác. Những quả đạn pháo tăng 100mm nặng 30kg được anh lấy từ giá đạn, lao vào buồng đạn, đóng khóa nòng một cách dứt khoát, gọn gàng. Do đó, trong chiến đấu, xe 390 chúng tôi phát huy rất tốt hỏa lực pháo để tiêu diệt các hỏa điểm và xe tăng địch”. /.
Theo Danviet
Gần 500 phạm nhân được tha tù, giảm án dịp 30/4
Nhân kỷ niệm 42 năm ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2017), 481 phạm nhân tại Đắk Lắk đã được tha tù, giảm hình phạt tù trước thời hạn.
Vừa qua, VKSND tỉnh Đắk Lắk kiểm sát hồ sơ và Hội đồng xét giảm tiến hành xét giảm án, tha tù cho các phạm nhân tại tỉnh Đắk Lắk vào dịp kỷ niệm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Các phạm nhân nhận quyết định giảm án (ảnh Dương Phong)
Các phạm nhân được tha tù, giảm án hiện đang chấp hành án tại Trại giam Đắk Tân, Trại giam Đắk Trung (thuộc tổng cục VIII - Bộ Công an) và Trại tạm giam Công an tỉnh Đắk Lắk, các phạm nhân tại các nhà tạm giữ Công an cấp huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Có tổng số 481 phạm nhân được tha tù, giảm án; trong đó, 103 phạm nhân tha hình phạt phạt tù và 378 phạm nhân được giảm hình phạt tù trước thời hạn (gồm 05 phạm nhân được giảm 15 tháng; 03 phạm nhân được giảm 13 tháng; các phạm nhân còn lại được giảm từ 01 tháng đến 12 tháng).
Thúy Diễm
Theo Dantri
Những xúc cảm thiêng liêng của một cựu chiến binh Sư đoàn 5 trước ngày 30/4 Trên đường hành quân vào Nam đánh Mỹ, 9 giờ tối ngày 20/3/1968, Tiểu đoàn 10 (với 516 con em huyện Nghi Lộc, Hà Tĩnh) hành quân trên đồi Yên Ngựa (Nghệ An). Tự nhiên không ai nói với ai điều gì, cả Tiểu đoàn dừng bước, ngoảnh mặt nhìn về quê hương, để vội vã cất mũ vẫy chào. Có người nói...