Tháng 4: Cổ phiếu ‘tí hon’ tăng 10 lần, nhóm dầu khí bứt phá
Đa số các cổ phiếu vốn hóa lớn biến động giá không quá mạnh.
Do các cổ phiếu vốn hóa lớn biến động với biên độ hẹp và có sự phân hóa mạnh nên các chỉ số kết thúc thị trường đi ngang. VN-Index đứng ở mức 979,64 điểm, giảm 0,11% so với tháng 3. HNX-Index tăng 0,02% lên 107,46 điểm. UPCoM-Index giảm 2,2% và đạt 56,23 điểm.
17/30 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường biến động không quá 5%. Cổ phiếu VIC của Vingroup có vốn hóa lớn nhất thị trường và cũng là mã có ảnh hưởng lớn nhất đến VN-Index giảm gần 2%. Tương tự, cổ phiếu cùng họ ‘Vin’ là VHM của Vinhomes chỉ tăng nhẹ 0,5%.
GVR của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam giảm mạnh nhất với 8,5%. Tuy nhiên, việc GVR giảm giá dường như không mấy tác động đến tâm lý thị trường chung một phần do cổ phiếu này chỉ đăng ký giao dịch trên UPCoM.
Biến động của 30 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường trong tháng 4
Cổ phiếu dầu khí gây bất ngờ
Tâm điểm của thị trường trong tháng 4 tập trung vào nhóm cổ phiếu dầu khí. Các ‘ông lớn’ của ngành này bao gồm Tổng Công ty Khí Việt Nam (HoSE: GAS), Tổng công ty Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (HoSE: PVD), Tổng Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX: PVS), Công ty Lọc Hóa dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR)…đồng loạt tăng giá mạnh phần nào nâng đỡ thị trường chung.
Trong đó, GAS tăng 15% chỉ sau 1 tháng từ mức 98.200 đồng/cp lên thành 112.800 đồng/cp. PVD tăng 6%. PVS tăng 13,1%… Động lực tăng giá nhóm cổ phiếu dầu khí là kết quả kinh doanh quý I với nhiều điểm tích cực.
Biến động giá cổ phiếu GAS trong tháng 4
Video đang HOT
Về GAS, doanh nghiệp này đạt 3.029 tỷ đồng LNST của cổ đông công ty mẹ tăng 16% so với cùng kỳ, tương đương EPS đạt 1.489 đồng. PVS ghi nhận lợi nhuận sau thuế công ty mẹ là 368,8 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ năm trước. PVD giảm lỗ so với cùng kỳ, từ 253 tỷ đồng xuống 93.
Cổ phiếu ‘tí hon’ nhưng mức tăng ‘khổng lồ’
Thị trường cũng ghi nhận nhiều cổ phiếu vốn hóa nhỏ, thị giá và thanh khoản thấp nhưng lại có mức tăng giá rất mạnh nhờ kết quả kinh doanh đột biến và trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ cao.
8 cổ phiếu tăng giá trên 100%
Đáng kể nhất trong số này chính là cổ phiếu của Công ty Quảng cáo và Hội chợ Thương mại (UPCoM: VNX). Chỉ trong vòng 1 tháng, VNX tăng từ 1.879 đồng/cp lên thành 20.800 đồng/cp tương ứng mức tăng giá là 1.007%. VNX hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo và hội chợ triển lãm thương mại; du lịch kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, thiết bị máy văn phòng… Năm 2018, VNX có doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt 164,8 tỷ và 12,4 tỷ đồng, cao hơn 11% và 41% so với năm trước. EPS đạt 10.177 đồng.
Biến động giá cổ phiếu VNX trong tháng 4
Vừa qua, VNX đã chốt danh sách cổ đông chi trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 50%, tương đương 5.000 đồng/cp. Thời gian thanh toán dự kiến tại ngày 10/5.
Tiếp sau đó, cổ phiếu của Công ty Khoáng sản Viglacera (UPCoM: VIM) cũng ghi nhận mức tăng 303% sau 1 tháng sau giao dịch, từ 5.988 đồng/cp đã leo lên 24.130 đồng/cp. VIM hoạt động trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoảng sản phục vụ cho ngành gồm sứ và thủy tinh. Năm 2018, VIM có lợi nhuận sau thuế tăng 11 lần so với năm trước, đạt gần 6,8 tỷ đồng; trong khi doanh thu hơn 92 tỷ đồng, cao hơn 10%. Kết quả này vượt 12% kế hoạch doanh thu, nhưng chỉ tương đương 89% chỉ tiêu lợi nhuận. EPS cả năm là 5.410 đồng.
Biến động giá cổ phiếu VIM trong tháng 4
Điểm chung của VIM với VNX là hai doanh nghiệp này đều trả cổ tức với tỷ lệ rất cao. Ngày 2/5 tới đây, VIM sẽ chốt quyền chi trả cổ tức năm 2018 bằng tiền với tỷ lệ 52% (1 cổ phiếu được nhận 5.200 đồng).
Theo Bình An
Người đồng hành
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhóm cổ phiếu nhỏ vẫn nóng
Thị trường giao dịch trong tuần qua khá trầm lặng với tâm lý nhà đầu tư đang thận trọng cao độ, khiến thị trường có tuần thứ 7 liên tiếp thanh khoản sụt giảm. Điểm tích cực là khối ngoại quay trở lại mua ròng khá mạnh với gần 570 tỷ đồng.
Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index giảm 16,69 điểm (-1,7%), xuống 966,21 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE giảm 24,4% xuống 12.463 tỷ đồng, khối lượng giảm 21,8% xuống 600 triệu cổ phiếu.
HNX-Index giảm 1,82 điểm (-1,7%), xuống 105,88 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX giảm 34,5% xuống 1.591 tỷ đồng, khối lượng giảm 28,7% xuống 126 triệu cổ phiếu.
Nhóm cổ phiếu hàng tiêu dùng tuần qua chịu áp lực khá lớn với mức giảm 1,6% với các trụ cột như VNM (-2%), MSN (-0,2%), SAB (-1,5%), BHN (-0,6%).
Nhóm ngân hàng giảm 0,7% với CTG (-4,8%), VPB (-0,3%), TCB (-2,8%), MBB (-1,37%), EIB (-0,58%), TPB (-1,56%), ACB (-2%), LPB (-1,1%)...
Nhóm cổ phiếu Vingroup giảm khá sâu với VIC (-2,74%), VHM (-4,61%), VRE (-3%).
Trên sàn HOSE, VHG kết thúc tuần qua đã nâng tổng số phiên tăng kịch trần liên tiếp lên con số 22. VHG đang tiến hành tái cấu trúc và sẽ hủy niêm yết trên HOSE để giao dịch trên UpCoM.
Một cổ phiếu cũng đã được xác định hủy niêm yết bắt buộc là PPI kể từ ngày 20/5/2019 cũng được mua mạnh và có 3 phiên tăng trần.
AGF có tuần thứ 2 liên tiếp lọt vào top các mã tăng cao nhất HOSE, có lẽ dư âm của thông tin Mỹ công bố thuế bán phá giá với tôm Việt còn 0% tiếp tục thúc đẩy cổ phiếu này, tuần trước AGF tăng 21,3%.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 12/4 đến 19/4:
Ngược lại, các mã giảm điểm cũng đã số là các mã thị trường, có tính đầu cơ cao, trong đó, chịu áp lực chốt lời đáng kể là QCG, sau khi tuần trước tăng gần 19%.
Trên sàn HNX, các mã tăng/giảm mạnh nhất đa số có thanh khoản thấp, trừ phần nào đó là HKB, khi đột ngột khớp lệnh tăng đột biến, trong đó 3 phiên giao dịch gần nhất đều tăng kịch trần và có khoảng 300.000 cổ phiếu được sang tay.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 12/4 đến 19/4:
Trên UpCoM, cổ phiếu VNX lại tạo sự chú ý lớn, mặc dù chia cổ tức bằng tiền theo tỷ lệ 50% trong tuần qua, nhưng tính theo giá điều chỉnh, mã này tiếp tục tăng mạnh 50%. Tuần trước, VNX tăng hơn 96%.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên UpCoM tuần từ 12/4 đến 19/4:
Theo tin nhanh chứng khoán
Nhận định chứng khoán 17/4: Không khuyến khích nhà đầu tư giải ngân Dù có thể hồi phục hoặc sẽ giảm tiếp, hành động giải ngân đều chưa được khuyến khích trong các nhận định đưa ra từ công ty chứng khoán. Ảnh minh họa. Khả năng điều chỉnh vẫn cao (Trung lập) (Công ty chứng khoán Artex - ART) Mặc dù, ngưỡng hỗ trợ 960-965 điểm của VN-Index vẫn chưa bị phá vỡ nhưng trong...