Tháng 3 mùa dâu tằm chín rộ, giá 40 nghìn/kg: Khách chốt đơn ầm ầm, chủ hàng vài ngày mới gom đủ trả khách
Giữa tháng 3 đầu tháng 4 dương lịch là thời điểm trái dâu tằm chín rộ và được rao bán khắp nơi trên chợ mạng. Loại quả này rất đắt khách đặt mua về làm rượu thuốc, nước giải nhiệt mùa hè.
Những ngày này, chị Đỗ Phương Hân ở Chương Mỹ, Hà Nội thường xuyên rao bán những mẻ dâu tằm chín rộ. Vì rao hàng liên tục, lại thêm loại quả này rất đắt khách đặt mua nên nhà chị Hân luôn trong tình trạng “cháy hàng”.
Theo chị Hân cho biết, chị chỉ mới bán loại quả này 1 năm trước: “ Năm trước thấy mấy cây dâu trong vườn nhà trồng quá nhiều quả, nhà lấy làm nước mát uống không hết nên chị rao thử lên trang cá nhân bán. Ai ngờ, nhìn thấy dâu tằm quê tươi ngon và chín đỏ nên rất nhiều người inbox đặt mua. Bán hết dâu tằm nhà mình, chị liền đi thu gom thêm dâu nhà hàng xóm bán”.
Dâu tằm chín rộ
Năm nay, mùa dâu tằm lại đến, khi vừa đăng lên mạng bán, suốt cả 1 tuần nay, lúc nào cũng có khách inbox chị Hân hỏi mua dâu tằm: “ Hầu hết khách hàng đặt là những chị ở Hà Nội. Họ mua dâu tằm quê chín vì muốn ngâm rượu cho anh xã uống hoặc ngâm siro dâu để trị ho, đau họng hoặc làm nước ép trái cây uống thanh nhiệt”.
Vì dâu tằm quê chị Hân bán là loại trái tự nhiên, được trồng tại các vườn, bãi ở quê chị nên không có hóa chất hay chất bảo quản. Vì thế các chị em thành phố rất tin tưởng đặt mua. Người mua ít cũng khoảng 2kg. Người mua nhiều thì 5-10kg.
“ Mình bán dâu tằm giá cũng khá rẻ. Trong khi dâu mình bán đảm bảo dâu tươi và dâu mới hái. Mình chỉ bán 40 nghìn đồng/kg. Những trái dâu mình hái quả khá to và chín mọng rất ngon. Cứ ngâm dâu tằm tầm này là vào hè có nước uống thơm mát rồi. Những ai lấy từ 8-10kg trở lên thì mình freeship luôn“, chị Hân chia sẻ.
Video đang HOT
Vì dâu tằm quê chị Hân bán là loại trái tự nhiên, được trồng tại các vườn, bãi ở quê chị nên không có hóa chất hay chất bảo quản.
Người phụ nữ này cũng cho biết, ngày ít nhất chị cũng bán được 10kg dâu tằm. Ngày nhiều người đặt mua chị bán cả 30 kg. Nhiều thời điểm chị liên tục gom hàng nhưng vẫn không có đủ dâu tằm để trả cho khách.
“ Như năm trước, dù đã hết vụ dâu tằm rồi mà khách vẫn chốt đơn rồi nhắn tin đặt hàng ầm ầm. Nhưng mình cũng chịu luôn và phải từ chối vì dâu tằm chỉ có theo mùa vụ thôi. Tháng 3,4 chín rộ xong là hết“, chị Hân khẳng định.
Chia sẻ về việc đang lùng sục mua quả dâu tằm trên chợ mạng, bà nội trợ tên Hà ở Vạn Phúc, Hà Đông kể rằng: “ Nhà mình cả nhà thích uống nước ép dâu tằm. Riêng ông xã thì thích ngâm rượu dâu tằm lắm. Vì thế, tháng 3 nào ông xã cũng nhắc mua dâu để ngâm rượu uống, bồi bổ sức khỏe. Do đó mình lại mò lên mạng đặt 5kg. Vài ngày nữa người bán sẽ ship dâu tằm về tận nhà. Vì đầu mùa nên giá dâu hiện được bán 40 nghìn đồng/kg. Có nhiều nơi mình thấy bán với giá 50-60 nghìn đồng/kg. Chắc tùy loại dâu quả to hay nhỏ”.
Nhiều bà nội trợ mua dâu tằm về làm nước ép, ngâm rượu
Việc uống nước dâu tằm càng có lợi cho sức khỏe do dâu tằm có hàm lượng cao vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, ngăn ngừa cảm cúm, ho, cảm lạnh và nhiều bệnh khác.
Vì mùa nào cũng mua dâu tằm nên bà nội trợ này cũng lưu ý các chị em khi chọn dâu tằm: “ Dâu tằm rất nhanh bị hỏng nếu không biết bảo quản. Vì thế khi mua dâu tằm, bạn không nên chọn những quả quá mềm hoặc đã dập nẫu. Đặc biệt khi ngâm dâu tằm, nên ngâm trong lọ thủy tinh sẽ tốt cho quá trình lên men và tốt cho sức khỏe”.
Theo Tổ quốc.vn
Ăn thịt động vật hoang dã: Coi chừng "rước" bệnh vào thân
Sở thích ăn thịt động vật hoang dã vẫn còn phổ biến. Nhiều người cho rằng, ăn thịt hoặc sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã để ngâm rượu, bào chế thuốc... sẽ tốt cho sức khỏe. Thậm chí, không ít người xem đây là sự thể hiện đẳng cấp.
Lực lượng kiểm lâm bắt quả tang một cơ sở ở TP.Biên Hòa trữ xương và da một con hổ dài 2m dùng để nấu cao. Ảnh: N.Bình
* Vẫn còn chủ quan
Ông N.M.T. (ngụ phường Tân Phong, TP.Biên Hòa) là một người kinh doanh bất động sản ở Biên Hòa có sở thích uống rượu ngâm tay gấu, rắn hổ mang, cao hổ cốt và mật gấu..., do đó, trong nhà của ông lúc nào cũng ngâm nhiều hũ rượu to để đãi khách.
"Thịt rừng là thịt sạch vì có nguồn gốc tự nhiên nên rất bổ dưỡng, không sợ có các chất cấm. Các sản phẩm từ động vật được ngâm với rượu nên vi khuẩn, virus chết hết, không có gì phải lo" - ông T. nói.
Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm (Sở NN-PTNT) Lê Việt Dũng cho biết, nhiều người cho rằng ăn thịt động vật hoang dã sẽ khỏe hơn, dùng các sản phẩm từ động vật hoang dã còn chữa được nhiều thứ bệnh... đó là các quan niệm sai lầm khiến thú rừng bị săn bắt nhiều hơn. Trong thực tế, thịt động vật hoang dã không đem lại nhiều ích lợi cho sức khỏe như đồn đoán. Nhiều loài động vật hoang dã còn mang theo các mầm bệnh nguy hiểm, nhất là những loài bò sát, loài thú sống chui rúc trong hang hố ẩm thấp như: dơi, tê tê, dúi, cầy hương...
Cũng theo ông Dũng, qua phát hiện và xử lý một số vụ việc buôn bán, vận chuyển thú rừng và thịt rừng cho thấy, thịt thú rừng phần lớn được tẩm ướp rất nhiều hóa chất giữ cho tươi lâu hoặc thịt con thú đó bị nhiễm độc do ăn phải bẫy bả độc. Ăn phải loại thịt này sẽ không an toàn, thậm chí còn gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Chưa kể bản thân những loài thú này thường mang theo những mầm bệnh tự thân hoặc bị loài khác lây sang có thể không phát tán trên con thú đó, nhưng sẽ phát tán trên cơ thể người.
"Do đó, khi xử lý những vụ việc buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã trái phép, những cá thể còn sống được thả lại vào rừng, còn thịt sống phải đem đi tiêu hủy để tránh lây lan, phát tán mầm bệnh" - ông Dũng cho biết.
* Nguy cơ lây nhiễm bệnh từ động vật
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), hiện có khoảng 200 loại bệnh tật của con người đang lưu hành trên thế giới thì 75% loại bệnh tật có nguồn gốc lây nhiễm từ động vật, trong đó có cả động vật hoang dã lẫn vật nuôi.
Thịt động vật hoang dã không rõ nguồn gốc được lực lượng chức năng thu giữ trong một quán nhậu ở TP.Biên Hòa
Đồng Nai là một trong những địa phương có tổng đàn gia súc, gia cầm, kể cả thú hoang dã thuần dưỡng nhiều nhất cả nước nhưng hoạt động chăn nuôi lại chủ yếu bằng phương thức truyền thống, thủ công và nằm rải rác tại các hộ gia đình.
Ông Nguyễn Trường Giang, Phó chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - thú y tỉnh băn khoăn, thực tế đã có sự biến chủng của virus khiến vaccine tiêm phòng giảm hiệu lực. Song, nguy hiểm hơn là nhiều người dân trong quá trình chăn nuôi gia súc, gia cầm, các loại động vật hoang dã thuần dưỡng vẫn chưa nhận thức được nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh trong quá trình tiếp xúc, chăm sóc vật nuôi.
Để ứng phó với các dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người, ông Bạch Thái Bình, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh khuyến cáo, ngoài kế hoạch ứng phó tầm vĩ mô của Chính phủ và các cơ quan chức năng, thì mỗi người dân cần cảnh giác với nguồn lây nhiễm bệnh từ động vật như: không ăn thịt động vật hoang dã, không ăn thịt và các chế phẩm từ động vật bệnh, chết, động vật không rõ nguồn gốc; vệ sinh sạch sẽ nơi sinh sống, chăn nuôi an toàn và kiểm tra sức khỏe định kỳ...
Điều 234, Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định, hành vi săn bắt, giết mổ, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật rừng hoặc bộ phận cơ thể, sản phẩm động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IB và IIB sẽ bị phạt tiền từ 50-300 triệu đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Nếu săn bắt, giết mổ, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép có tổ chức, có quy mô sẽ bị phạt tiền từ 300 triệu đến 1,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 3-7 năm.
Phương Liễu
Theo baodongnai
Sườn hấp: Món dễ làm, ngon miệng mà lại tốt cho sức khỏe Từng miếng sườn hấp mềm ngọt thấm đều gia vị ngon miệng vô cùng. Món ăn chế biến theo cách hấp lại càng giữ lại được trọn vị ngọt ngon của sườn. Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị: 1 dẻ sườn (khoảng 200g) 15ml xốt ướp thịt nướng 5m hành gừng ngâm rượu 3g muối Một ít lạc (đậu phộng) Cách làm: Sườn...