Tháng 3, có 4 đợt không khí lạnh tăng cường
Trong tháng 3, sẽ có khoảng 4 đợt không khí lạnh tăng cường tràn xuống phía Bắc, nhưng không gây ra rét đậm, rét hại.
Ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng giám đốc Trung tâm khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, các đợt không khí lạnh tăng cường xuống phía Bắc sẽ yếu, không gây ra rét đậm, rét hại mà chỉ gây ra giông lốc, mưa đá. Nhiệt độ phổ biến từ 14 đến 20 độ C.
Về nguyên nhân nắng nóng bất thường vào tháng 2, ông Hải cho biết, thông thường vào tháng 2 hằng năm, thời tiết khá lạnh, có nhiều đợt rét đậm, rét hại. Trung bình một tháng có từ 2 đến 3 đợt rét.
“Tuy nhiên vào tháng 2 năm nay, thời tiết hầu như không lạnh, không có đợt rét đậm, rét hại nào mà ngược lại thời tiết lại nóng. Điển hình là vào ngày 24/2, nhiệt độ lên đến gần 30 độ C. Đến ngày hôm nay thời tiết tiếp tục nóng”, ông Hải nói.
Ông Hải cho biết, đợt nóng này sẽ kéo dài đến hết ngày 28/2, nhiệt độ cao nhất có thể lên tới 32 độ C. Đợt nóng này không gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân. Đến ngày 1/3, miền Bắc sẽ đón nhận một đợt không khí lạnh tràn xuống và thời tiết sẽ lạnh trở lại.
Video đang HOT
Nắng nóng khiến hoa đào nở sớm, đào ế chất đống nằm một góc chợ hoa phố Hàng Lược chiều 29 Tết
“Nguyên nhân gây nên đợt nóng này là do đợt không khí lạnh yếu, không đủ mạnh để tràn xuống Việt Nam. Do vậy, người dân cảm thấy oi bức, nóng”, ông Hải nói.
Ông Hải thông tin thêm, thông thường vào mùa đông, cứ 5 ngày sẽ có một đợt không khí lạnh tăng cường tràn xuống phía Bắc làm nền nhiệt độ giảm sâu hoặc vẫn duy trì thời tiết lạnh hiện có. Nhưng trong tháng 2 này, không có đợt rét đậm nào và nó rất yếu, không đủ tràn vào Việt Nam. Do đó, gây nóng ở phía Bắc.
“Cũng có năm vào ngày 8/3, tại Hà Nội, nhiệt độ lên tới 36 độ C. Đợt nóng hiện nay bất thường, hiếm gặp”, ông Hải nói thêm.
Ông Hải cho hay, trong tháng 3/2015 sẽ có khoảng 4 đợt không khí lạnh tăng cường tràn xuống phía Bắc. Tháng 4 có khoảng 2-3 đợt. Tháng 5 có khoảng 2 đợt.
Dự báo trong năm 2015 sẽ có khoảng 9 đến 10 cơn bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông. Trong đó, có khoảng 5 cơn bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng tới đất liền của Việt Nam.
Nắng nóng ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ sẽ diễn ra trong nhiều đợt hơn nhưng ít gay gắt và kéo dài như năm 2014. Các đợt mưa lớn ở Bắc Bộ sẽ tập trung từ tháng 6 cho đến 8/2015.
Theo_VietNamNet
Tin bão gần Biển Đông kết hợp không khí lạnh tăng cường
Dự báo trong 24 giờ tới, bão Jangmi di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, sau đó có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Tây Nam
Theo tin tức từ Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, hồi 13h ngày 30/12/2014, vị trí tâm bão Jangmi ở vào khoảng 10,2 độ Vĩ Bắc; 121,6 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông biển Xu lu (Philippin). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74km một giờ), giật cấp 9-10.
Đường đi và vị trí cơn bão Jangmi. Ảnh Nchmf
Dự báo trong 24 giờ tới, bão Jangmi di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, sau đó có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km. Đến 13h ngày 31/12/2014, vị trí tâm bão ở vào khoảng 9,4 độ Vĩ Bắc; 119,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông đảo Pa la oan (Philippin). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 9-10.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão Jangmi di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 15km. Đến 13h ngày 01/01/2015, vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,4 độ Vĩ Bắc; 115,5 độ Kinh Đông, cách đảo Trường Sa lớn thuộc quần đảo Trường Sa khoảng 410km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 9-10.
Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão Jangmi tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 15-20km.
Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương cũng cho biết, hiện nay ở phía bắc đang có một bộ phận không khí lạnh tăng cường lệch đông xuống phía nam.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường nên khu vực Bắc và Giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) từ ngày mai (31/12) có gió đông bắc mạnh cấp 7, giật cấp 8 - 9. Sóng biển cao 3 - 5 mét. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 2.
Vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau (bao gồm cả đảo Phú Quý) và khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) từ chiều mai có gió đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8 - 9. Sóng biển cao 2 - 4 mét. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 2.
Theo NTD
Tháng 11 năm nay lạnh hơn các năm Thang 11 thương co trung binh 4 đợt không khí lạnh, nhưng thang 11 năm nay liên tiêp xay ra cac đơt lanh, điều này là không bình thường. Thang 11 thương co trung binh 4 đợt không khí lạnh, nhưng thang 11 năm nay liên tiêp xay ra cac đơt lanh, điều này là không bình thường. Hỏi: Những đợt không khí...