Tháng 12/2019 hoàn thiện nhiều văn bản quản lý condotel
Các dự án condotel tới 2019 giảm khoảng 80% so với cao điểm, giao dịch căn hộ thì giảm khoảng một nửa…
Hiện nhiều dự án condotel chào bán và cam kết mức lợi nhuận rất cao, vừa qua dự án Cocobay đã phá vỡ mức mức lợi nhuận đã cam kết. Bộ Xây dựng đã quản lý các dự án condotel thế nào để bảo đảm quyền lợi của khách hàng?
Trả lời câu hỏi trên tại cuộc họp báo Chính phủ chiều 2/12, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng nói, sự phát triển của loại hình căn hộ du lịch (condotel) phát triển từ 2015, cao trào phát triển là 2016-2017, tới 2018 và 2019 thì giảm mạnh. Các dự án condotel tới 2019 giảm khoảng 80% so với cao điểm, giao dịch căn hộ thì giảm khoảng một nửa. Hiện ước chừng có khoảng hơn 30 nghìn căn hộ condotel trong cả nước.
Đây là sự phát triển của thị trường, đây như là căn hộ khách sạn, phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng nhưng có đặc điểm là sở hữu của một chủ thể (chủ đầu tư thứ cấp) trong một tổng thể của một khách sạn thuộc sở hữu của một chủ đầu tư, ông Hùng giải thích.
Sau đó, Thứ trưởng cũng cho biết loại hình này hiện có một số vướng mắc.
Cụ thể, về hành lang pháp lý, hiện chỉ có Luật Du lịch quy định các loại hình cơ sở lưu trú du lịch, bao gồm biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, nhà ở/văn phòng cho khách du lịch thuê.
Còn các luật có liên quan như Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Đất đai chưa quy định loại hình này.
Đến nay, việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng cho loại hình này cũng chưa có dẫn đến chúng ta chưa triển khai việc cấp quyền sở hữu cho loại hình này, ông Hùng nhấn mạnh.
Ngoài ra, việc vận hành, quản lý condotel, Thứ trưởng cho biết trong Luật Kinh doanh bất động sản chưa quy định rõ mà mới quy định vận hành nhà ở, văn phòng… nhưng condotel chưa có dẫn đến việc quản lý, sử dụng chưa có quy định điều chỉnh.
Ông Hùng cho biết, trên thị trường xuất hiện sự cam kết của nhà đầu tư đầu tiên lẫn các nhà đầu tư thứ cấp, trong đó cam kết tỷ lệ lợi nhuận cao dẫn đến việc không đủ khả năng chi trả.
Video đang HOT
Về giải pháp, Thứ trưởng nói, ngay từ 2017, Bộ Xây dựng và các tỉnh, thành đã có báo cáo về việc phát triển quá nóng của thị trường này và đề nghị phải có sự quản lý và siết chặt. Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi 63 tỉnh, thành, đặc biệt là những tỉnh, thành có nhiều condotel, lưu ý trong việc thẩm định chất lượng, chủ trương đầu tư, chú ý vấn đề chỉ tiêu dân số, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật để tránh việc biến condotel thành nhà ở… Việc này khiến từ 2018 đã giảm hẳn việc xem xét chủ trương đầu tư condotel.
Chính phủ, Thủ tướng đã có nhiều chỉ đạo, đặc biệt là chỉ thị số 11/2019 về việc phát triển thị trường bất động sản lành mạnh, trong đó có condotel. Văn bản này giao hai nhóm nhiệm vụ, trong đó giao Bộ Xây dựng nghiên cứu ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến condotel cũng như ban hành quy chế vận hành condotel, tiến tới đề xuất sửa đổi các quy định pháp luật có liên quan.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch được giao ban hành quy chế quản lý, kinh doanh loại hình này trong các pháp luật về du lịch cần hướng dẫn.
Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về chế độ sử dụng đất đối với condotel và cấp quyền sở hữu đối với condotel…
Tất cả các văn bản này được yêu cầu phải xong trong tháng 12/2019 để tạo hành lang pháp lý hoàn chỉnh, Thứ trưởng Hùng cho biết.
Về thị trường, ông Hùng nói thêm, việc cam kết lợi nhuận giữa chủ đầu tư và nhà đầu tư thứ cấp là quan hệ thị trường, là quan hệ dân sự. Tuy nhiên, trước tình hình hiện nay, Bộ Xây dựng đề xuất một số giải pháp như minh bạch hóa thông tin về tình hình triển khai condotel, nguy cơ đổ vỡ các cam kết lợi nhuận… để các nhà đầu tư thứ cấp nắm được.
Thứ hai, thông qua các hiệp hội có cảnh báo. Ví dụ, Hiệp hội bất động sản vừa qua đã có cảnh báo lợi nhuận condotel tối đa chỉ nên trên lãi suất gửi tiết kiệm, còn lên đến 12% (tức là gấp đôi, gấp ba) thì khó.
Thứ ba, ngân hàng dự kiến có kiểm soát chặt nguồn đầu tư tín dụng cho các dự án bất động sản, trong đó có loại hình condotel.
Thứ tư là Bộ dự kiến kiến nghị ban hành mẫu hợp đồng giữa chủ đầu tư và các nhà đầu tư thứ cấp về condotel, tại đó quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người bán, người mua, mức lợi nhuận…, Thứ trưởng Hùng trả lời.
Theo Hà Vũ/Vneconomy
Yuanta dự báo VN-Index sẽ quay trở lại mức 1.000 điểm trong tháng 12/2019
"Theo hệ thống định lượng của chúng tôi, tỷ trọng cổ phiếu giảm mạnh và nếu tỷ lệ này giảm về vùng 10 - 20% thì cơ hội giải ngân ngắn hạn gia tăng", Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho biết.
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam trong báo cáo Chiến lược đầu tư tháng 12/2019 với tiêu đề "Cơ hội mua vào" cho biết, tính từ đầu năm, khối ngoại đã bán ròng hơn 900 tỷ trên giao dịch khớp lệnh, ngược lại thì khối ngoại lại mua ròng hơn 232 triệu USD ở các quỹ ETF cho nên dòng tiền từ ETF kỳ vọng sẽ hỗ trợ cho thị trường. Việt Nam cũng nằm trong top 10 quốc gia trong khu vực châu Á được khối ngoại đổ tiền vào các quỹ ETF.
Tháng 12 cũng là tháng chốt NAV cả năm của các quỹ. Đây là tháng tăng điểm với xác suất tăng là 58% với tỷ suất sinh lợi trung bình là 1.3%.
Theo Yuanta Việt Nam, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn có mức định giá hấp dẫn, P/E trượt 12 tháng của VN-Index là 15.9 lần, thấp hơn so với các TTCK trong khu vực như SET - Thái 18.8 lần, JCI - Indonesia 18.8 lần, PCOMP - Philippines 16.8 lần.
ROE trung bình của thị trường Việt Nam cũng cao nhất trong khu vực là 14.75% và lợi suất cổ tức trung bình là 2.07% (bằng mức trung bình trong khu vực).
TTCK Việt Nam vẫn có mức định giá hấp dẫn
Yuanta cũng cho biết, tháng 12 cơ hội giải ngân ở mức giá thấp gia tăng. "Theo hệ thống định lượng của chúng tôi, tỷ trọng cổ phiếu giảm mạnh và nếu tỷ lệ này giảm về vùng 10 - 20% thì cơ hội giải ngân ngắn hạn gia tăng", báo cáo của nhóm chuyên gia Yuanta cho biết.
Cũng theo Yuanta, trong tháng 12, vùng hỗ trợ cho nhịp sóng điều chỉnh là 934-952 điểm. "Chúng tôi kỳ vọng chỉ số VN-Index sẽ sớm cân bằng ở vùng hỗ trợ này và quay trở lại mức 1.000 điểm trong tháng 12/2019", báo cáo nêu.
Diễn biến và triển vọng TTCK tháng 12/2019
Dự báo trong dài hạn, chỉ số VN-Index vẫn đang trong giai đoạn sóng tăng 5 với mục tiêu kỳ vọng hướng về mức 1.100 điểm hoặc cao hơn là 1.200 điểm.
Các rủi ro ngắn hạn cũng được các chuyên gia của Yuanta chỉ ra như thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc gặp nhiều khó khăn. Kịch bản xấu nhất là Mỹ sẽ tiếp tục tăng áp thuế lên mặt hàng Trung Quốc sau ngày 15/12/2019, điều này dễ dẫn đến căng thẳng tiếp tục leo thang.
Thứ hai, đà giảm tốc tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu đe dọa đến diễn biến của TTCK toàn cầu.
Cuối cùng là rủi ro TTCK Mỹ gia tăng trong ngắn hạn và đối mặt với áp lực điều chỉnh gia tăng.
Danh mục theo dõi tháng 12/2019 được khuyến nghị là các cổ phiếu tăng trưởng tốt nhất như PVT, REE, KHD, HDG, VJC, MWG, VCB, VRE, GEG, KBC, PPC, BMP, PHR, FPT, PNJ, VHM, SZL, PDR, VCS, NLG, DHG, DBC, IJC, VIB.
Trước đó, tháng 11/2019 chỉ số VN-Index đóng cửa ở mức 970.75 điểm, giảm -2.82% so với tháng 10/2019.
Có 2 nhóm ngành tăng trong 11 nhóm ngành. Trong đó, dẫn đầu là nhóm ngành Dược phẩm y tế ( 2%). Chiều ngược lại, dẫn đầu đà giảm là nhóm ngành viễn thông (-16%) và hàng tiêu dùng (-6%).
Thanh khoản trung bình (TKTB) tháng 11 tăng 12% so với tháng 10, nhưng TKTB 10T/2019 giảm 33% so với 10T/2018.
Trong tháng 11/2019 khối ngoại tiếp tục bán ròng 948 tỷ trên cả ba sàn, áp lực bán ròng giảm hơn so với mức giá trị bán ròng trong tháng 10 là 1,583 tỷ. Trong đó, nhóm ngành bị bán ròng mạnh nhất là hàng tiêu dùng (-922 tỷ) và ngân hàng (-446 tỷ).
Mặc dù vậy, so với các nước khác trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Philippines thì Việt Nam có giá trị bán ròng thấp hơn rất nhiều. Cụ thể, khối ngoại bán ròng thị trường Việt Nam khoảng 41 triệu USD, Thái Lan 254 triệu USD, Philippines 258 triệu USD trong khi Indonesia là hơn 492 triệu USD.
BẢO VY
Theo Bizlive.vn
Thanh toán qua điện thoại di động tăng chóng mặt, lên tới 98% Tính đến hết quý I/2019, số lượng giao dịch tài chính qua kênh điện thoại di động đạt hơn 76 triệu giao dịch (tăng 97,75% so với cùng kỳ năm 2018), với giá trị giao dịch hơn 924 nghìn tỷ đồng (tăng 232,3% so với cùng kỳ năm 2018). Thanh toán qua điện thoại di động tăng chóng mặt tới 98%. Ảnh minh...