Tháng 12, chọn cổ phiếu nào để có lãi?
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang dần tiến đến tháng cuối cùng của một năm 2015 nhiều thăng trầm.
Nhà đầu tư nên “neo” danh mục của mình vào những cổ phiếu thật sự có nền tảng cơ bản ổn định
Tính đến hiện tại, VN-Index vẫn ghi nhận mức tăng 8,8% – một mức tăng dù khiêm tốn nhưng cho thấy sự lạc quan vừa phải của thị trường. Câu hỏi lớn hơn trong lúc này là điều gì đang chờ đợi thị trường trong tháng cuối cùng của năm?
Trong phiên đầu tuần này, thị trường mất mốc 600 điểm, phiên giao dịch tiếp đó, VN-Index mất hơn 6 điểm với yếu tố được cho là “sốc”, khó hiểu nhất là VNM giảm điểm sâu nhưng khối ngoại vẫn bán “ầm ầm”.
Phiên 24/11, VNM bị lùi về mức 121.000 đồng/CP, giảm 4,72% so với tham chiếu, thanh khoản cao với tổng giá trị giao dịch lên tới gần 318,4 tỷ đồng, mức kỷ lục chưa từng thấy. Riêng phiên chiều, VNM chịu sức ép bán của 1,34 triệu cổ phiếu, tương đương 164,5 tỷ đồng.
Đây rõ ràng không phải là thời điểm để quá mạo hiểm và do đó nhà đầu tư nên cố gắng “neo” danh mục của mình vào những cổ phiếu thật sự có nền tảng cơ bản ổn định, hạn chế việc bám theo các nhóm hàng đầu cơ có độ biến động cao trên thị trường.
Đối với khối ngoại, tổng khối lượng VNM bị xả là 364,930 đơn vị, tương đương gần 45,3 tỷ đồng. VNM bị bán ròng hơn 27,6 tỷ đồng, chiếm trên 14% thanh khoản. Với diễn biến thị trường như vậy, nhiều NĐT cảm thấy khó chịu, còn CTCK thì thận trọng và “bàn bạc” với nhau kỹ hơn. VN-Index gần mất mốc 590 điểm, thị trường sẽ tiếp tục diễn biến như thế nào?
Ông Nguyễn Thanh Lâm, Phó phòng Phân tích CTCK Maybank Kim Eng (MBKE) nhận định, trong ngắn hạn, VN-Index sau khi tiếp cận khu vực 615 điểm đã điều chỉnh trở lại đáng kể và hiện đã quay về bên dưới “mức tâm lý” 600 điểm (593,83 điểm). Thanh khoản dù vậy lại có diễn biến trái ngược khi gia tăng khá mạnh trong giai đoạn này, cho thấy mức độ hoạt động mạnh hơn của dòng tiền.
Dưới góc độ kỹ thuật, ông Lâm cho rằng, vùng giá hiện tại của VN-Index là khá “nhạy cảm”. Khu vực hỗ trợ quan trọng dành cho VN-Index tại ngưỡng 590 – vùng di chuyển của MA trung hạn và cũng là mốc để xác định liệu xu hướng tăng hiện nay của VN-Index có được bảo lưu hay không.
Nếu trong các phiên tới, vùng giá này bị phá vỡ một cách rõ rệt (sự xâm phạm xuất hiện trên hai phiên liên tiếp), triển vọng thị trường trong giai đoạn sau đó sẽ tiêu cực hơn đáng kể. Cụ thể, khi đó VN-Index sẽ đánh mất xu hướng tăng và chuyển sang trạng thái giảm trong ngắn hạn với mục tiêu giá có thể quay về các vùng quanh 560 điểm.
Trong một kịch bản tích cực hơn, nếu vùng hỗ trợ 590 điểm được bảo vệ thành công trong các phiên tới, VN-Index sẽ có khả năng tiếp tục xu hướng tăng hiện tại và thử thách gần nhất khi đó chính là vùng đỉnh cũ – mức 615 điểm.
Dường như nhiều người nghiêng về kịch bản này, nhưng xác suất để điều tích cực xảy ra chỉ cao hơn nếu đà bán ròng của khối ngoại sớm chấm dứt trong các phiên tới và thị trường không có những thông tin vĩ mô quá đột biến (theo hướng tiêu cực).
Video đang HOT
Lo ngại của thị trường trong ngắn hạn cũng liên quan đến tình hình tỷ giá. Tỷ giá đang tiếp tục có dấu hiệu nóng hơn, giá USD tự do hiện giao dịch ở mức 22.630 đồng, tăng 30 đồng so với phiên cuối tuần, vượt trần tỷ giá là 22.547 đồng.
Giá USD đang có dấu hiệu tăng trở lại có thể là do: nhu cầu USD cho các hoạt động thanh toán bằng ngoại tệ thường có xu hướng tăng vào cuối năm; giá USD trên thị trường ngoại hối quốc tế đang có xu hướng mạnh hơn so với rổ ngoại tệ lớn do lo ngại FED sẽ tăng lãi suất vào tháng 12.
Với các đánh giá nêu trên, nhiều công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư duy trì một tỷ trọng cổ phiếu lớn hơn tiền mặt, nhưng việc mở thêm các vị thế mua mới nên dần được hạn chế. Việc giảm thêm tỷ trọng cổ phiếu nắm giữ sẽ là cần thiết nếu thị trường lựa chọn kịch bản tiêu cực đã nêu bên trên.
Về việc lựa chọn cổ phiếu, đây rõ ràng không phải là thời điểm để quá mạo hiểm và do đó nhà đầu tư nên cố gắng “neo” danh mục của mình vào những cổ phiếu thật sự có nền tảng cơ bản ổn định, hạn chế việc bám theo các nhóm hàng đầu cơ có độ biến động cao trên thị trường.
Phan Hằng
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 24/11
Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 24/11 của các công ty chứng khoán.
VIP: Khuyến nghị theo dõi
CTCK BIDV (BSC)
CTCP Vận tải xăng dầu VIPCO (mã VIP) cho biết, doanh thu thuần quý III/2015 đạt 131 tỷ (giảm 31% so với cùng kỳ), lợi nhuận trước thuế 1,8 tỷ (giảm 91% so với cùng kỳ) do VIP đưa tầu Petrolimex 10 vào sửa chữa định kỳ nên không tạo doanh thu trong kỳ.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2015, doanh thu thuần đạt 429 tỷ (-18% so với cùng kỳ), lợi nhuận trước thuế đạt 36,5 tỷ (tăng 18,7% so với cùng kỳ).
Quý IV/2015, doanh thu được kỳ vọng tăng nhờ vận hành tàu Petrolimex 10. Trong dài hạn, kết quả kinh doanh của VIP có thể khả quan với tăng trưởng đến từ mảng cho thuê tàu chở dầu. VIP dự định mua 1 tàu chở dầu mới với công suất 37.000 DWT. Đồng thời, dự án cảng Xanh Vip (30% vốn của VIP) có thể sẽ đóng góp lợi nhuận trong dài hạn cho VIP.
VIP đang bước vào xu hướng tăng khi đường MACD đang cắt lên đường 0 để xác nhận xu hướng. Tuy nhiên, VIP nhiều khả năng sẽ có nhịp điều chỉnh ngắn hạn về ngưỡng hỗ trợ 10.2 do chạm trendline kháng cự như trên hình; đồng thời, RSI đang giảm nhẹ khi chạm ngưỡng giá mua 70.
Chính vì vậy, chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư nên chờ mua VIP trong các nhịp điều chỉnh. Vùng mua là 10.2-10.7, chốt lời tại 12.3, dừng lỗ tại 9.3.
Tải báo cáo
TSC: Lợi nhuận dự phóng 117 tỷ đồng
CTCK MB (MBS)
CTCP Vật tư Kỹ thuật nông nghiệp Cần Thơ (mã TSC) công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2015. Theo đó, TSC đạt 805 tỷ doanh thu, tăng 166% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 102 tỷ, tăng 343% so với cùng kỳ. Như vậy, sau 9 tháng hoạt động kinh doanh TSC đã hoàn thành 80% kế hoạch doanh thu và 87% kế hoạch lợi nhuận.
TSC đang dần cơ cấu lại chiến lược kinh doanh theo mô hình của một công ty holding với việc nắm giữ các công ty con hoạt động trong các ngành có tiềm năng tăng trưởng cao. Với việc huy động được lượng vốn lớn qua phát hành cổ phiếu ra công chúng, TSC tiếp tục theo đuổi các thương vụ M&A các doanh nghiệp cùng ngành để hoàn thiện chuỗi giá trị các ngành nông nghiệp nhằm xây dựng lợi thế cạnh tranh.
Chúng tôi đánh giá cao tiềm năng của hai công ty con thuộc hệ thống của TSC là CTCP Nông dược TSC (TPS) và CTCP CBTP Xuất khẩu miền Tây (West Food).
TSP sở hữu nhà máy hiện đại và quy mô bậc nhất ở Việt Nam, với diện tích hơn 33.000 m2, có hệ thống sản xuất tiên tiến, diện tích kho chứa hàng lên đến hơn 14.000 m2. Mạng lưới phân phối của TSP trải khắp cả nước với hơn 200 khách hàng và đại lý cấp 1 và hơn 3000 đại lý cấp 2.
West Food hiện sở hữu nhà máy hiện đại bậc nhất Việt Nam với 3 dây chuyền IQF và 2 dây chuyền đóng lon thanh trùng theo công nghệ sản xuất, tiêu chuẩn châu Âu. Các dây chuyền này hiện nay đều chạy tối đa 100% công suất.
Chúng tôi dự phóng TSC sẽ vượt kế hoạch lợi nhuận đã đặt ra vào đầu năm 2015 là 117 tỷ lợi nhuận sau thuế.
TRC: Giá cao su thấp sẽ tiếp tục tác động tới kết quả kinh doanh quý IV
CTCK MayBank KimEng (MBKE)
CTCP Cao su Tây Ninh (mã TRC) vừa có văn bản giải trình kết quả kinh doanh quý III/2015. Theo đó, lợi nhuận sau thuế hợp nhất giảm 65% so với cùng kỳ chỉ còn 10,4 tỷ đồng, chủ yếu do giá cao su bình quân quý III/2015 giảm 14,2% so với cùng kỳ chỉ còn 33,1 triệu đồng/tấn.
Chúng tôi cho rằng, câu chuyện giá cao su giảm ảnh hưởng lợi nhuận TRC không phải là yếu tố mới. Hơn nữa, không chỉ riêng TRC mà tất cả các doanh nghiệp trong ngành đều bị ảnh hưởng đáng kể bởi sự sụt giảm của giá bán.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2015, lợi nhuận sau thuế giảm 70% so với cùng kỳ còn 29,1 tỷ đồng. Doanh thu giảm 29% so với cùng kỳ còn 244 tỷ đồng.
Trong đó, theo báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm 2015 thì sản lượng tiêu thụ của công ty giảm nhẹ 3% so với cùng kỳ còn 7.600 tấn. Giá bán bình quân giảm 24% so với cùng kỳ chỉ còn 32,7 triệu đồng/tấn. Giá thành lại chỉ giảm 16,1% so với cùng kỳ (31,3 triệu đồng/tấn) làm biên lợi nhuận gộp thu hẹp đáng kể từ 21% so với cùng kỳ xuống chỉ còn 18% trong 9 tháng đầu năm 2015.
Giá cao su RSS3 hiện giảm 12,8% so với cùng kỳ còn gần 1,4 USD/kg. Giá mủ tiếp tục duy trì ở mức thấp do nhu cầu giảm trong khi nguồn cung tiếp tục dồi dào. Nhu cầu từ Trung Quốc, nhà nhập khẩu cao su tự nhiên lớn nhất thế giới, sụt giảm nghiêm trọng vì tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Trong khi đó, nguồn cung cao su tự nhiên quá dồi dào, theo ước tính của Nhóm nghiên cứu cao su Quốc tế, tiêu thụ cao su tự nhiên toàn cầu năm 2016 đạt mức 12,75 triệu tấn, trong khi nguồn cung lên đến 12,83 triệu tấn. Giá cao su vẫn chưa có dấu hiệu tăng trở lại trong ngắn hạn và do đó, giá cao su nhiều khả năng sẽ còn tác động lên KQKD của TRC trong quý IV/2015.
CVT: Khuyến nghị mua vào
CTCK MayBank KimEng (MBKE)
Nhận định của MBKE: Cổ phiếu CVT của CTCP CMC có giai đoạn tăng giá tốt từ cuối tháng 8. Đường giá bắt đầu bước vào pha điều chỉnh từ giửa tháng 10 kéo dài đến nay.
Trong phiên tăng ngày 23/11 rất đột biến, giúp đường giá vượt dễ dàng khỏi vùng tích lũy trước đó. Kết quả này giúp xác nhận CVT quay lại xu hướng tăng ngắn hạn. Thanh khoản của CVT cũng tăng đột biến, góp phần củng cố độ tin cậy của điểm bứt phá kháng cự.
Chỉ báo kỹ thuật phản ứng tích cực. MACD kiểm tra thành công mức 0 và đã bật tăng mạnh từ ngưỡng này để xác nhận xu hướng tăng chưa thay đổi. Các chỉ báo khác đa phần trong vùng trung tính.
Chính vì vậy, chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư có thể mua vào CVT quanh mức giá 24.5; Mục tiêu đầu tiên tại: 27.0 ( 10.2%); Dừng lỗ tại: 23.1 (-5.7%).
T.Thúy
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Chứng khoán Việt Nam sinh lời tốt nhất châu Á VN-Index là chỉ số chứng khoán tăng điểm mạnh nhất tại châu Á kể từ đầu năm nay nhờ được sự vững vàng của kinh tế Việt Nam che chắn trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc giảm tốc - Bloomberg dẫn lời các chiến lược gia cho biết. Hãng tin này cũng dự báo thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ sớm...