Tháng 11 ảm đạm của dầu thô
Thị trường dầu thô thế giới kết thúc tháng 11 bằng một phiên giảm điểm nữa, khiến mặt hàng này mất tổng cộng 10% giá trị trong tháng…
Dầu thô đã giảm mạnh trong hơn một năm qua. Nguồn: Nasdaq
Cụ thể, trên sàn New York, dầu WTI giao tháng 1 giảm 0,1% xuống 41,65 USD/ thùng, sau khi đã rớt mạnh 3,1% trong phiên trước đó. Bên kia bờ Đại Tây Dương, dầu Brent giao tháng 1 mất 0,6%, chốt phiên giao dịch ở mức 44,61 USD/ thùng.
Như vậy trong tháng 11, dầu WTI đã mất tổng cộng 10,6%, trong khi dầu Brent cũng giảm hơn 10% so với tháng trước.
Các thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sẽ bước vào cuộc họp quan trọng vào thứ Sáu tuần này, để quyết định liệu có thay đổi chiến lược cạnh tranh của tổ chức này hay không.
Tuy nhiên giới đầu tư cho rằng Ảrập Xêút cùng các thành viên chủ chốt khác khó lòng chấp nhận cắt giảm sản lượng ngay trong cuộc họp lần này. Đây cũng là một trong những yếu tố đè nặng lên thị trường trong phiên giao dịch hôm qua.
Giá dầu bắt đầu lao dốc vào cuối năm ngoái sau khi OPEC thay đổi chiến lược cạnh tranh. Thay vì kiểm soát sản lượng nhằm đẩy giá lên cao kiếm lời như trước, họ bơm dầu lên với năng suất chưa từng thấy, “nhấn chìm” thị trường trong cuộc khủng hoảng dư cung tồi tệ nhất nhiều chục năm qua, với mục đích là giữ vững, chiếm lại thị phần và loại bỏ các đối thủ khỏi cuộc chơi khốc liệt này, đặc biệt nhắm tới ngành công nghiệp dầu đá phiến Mỹ.
Video đang HOT
OPEC khó lòng chấp nhận cắt giảm sản lượng trong cuộc họp cuối tuần này. Ảnh: Getty Images
“Sức ép đang đè nặng lên Ảrập Xêút khi chiến lược giá thấp của họ khiến một số thành viên nhỏ hơn trong OPEC gặp khó khăn nghiêm trọng”, Fawad Razaqzada, chuyên gia tại Forex.com, nhận định.
Ông nói thêm: Hiệu quả của chiến lược này vẫn chưa ngã ngũ, khi số liệu cho thấy mặc dù lượng giàn khoan hoạt động của Mỹ chỉ còn bằng 1/3 so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên sản lượng dầu của Mỹ vẫn không giảm đáng kể. Trong khi đó, lợi ích của chính sách cạnh tranh trên có thể tới trong dài hạn, khi những đối thủ yếu hơn bị loại khỏi thị trường.
Dự trữ dầu thô của Mỹ đã tăng lên mức 488,2 triệu thùng trong tuần trước, cao nhất trong hơn 80 năm qua.
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, giới đầu tư cũng đồng thời đang theo dõi sát sao các Ngân hàng Trung ương. Đồn đoán về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ( FED) sẽ tăng lãi suất ngay trong tháng này ngày càng lên cao. Ở chiều ngược lại, những “úp mở” gần đây của giới chức Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho thấy tổ chức này sẵn sàng bơm thêm các gói kích thích khổng lồ vào nền kinh tế 19 thành viên của Lục địa già.
Sự trái chiều trong chính sách tiền tệ của hai tổ chức tài chính quyền lực nhất thế giới sẽ giúp đồng USD ngày càng mạnh hơn, đè nặng lên những tài sản được định giá bằng Đồng bạc xanh như nhiên liệu hay kim loại quý.
Theo An ninh tiền tệ
Đâu là những mối đe dọa chính đến nền kinh tế Nga?
Đối với nước Nga, 30 USD cho mỗi thùng dầu thô là mức giá đáng báo động. Giá dầu ở khoảng đó đe dọa hệ thống tài chính nước này nhiều hơn cả mối nguy đến từ địa chính trị hay giá trị đồng rúp.
Nhà máy lọc dầu - Ảnh: AFP
Theo Bloomberg, có đến 63% chuyên gia kinh tế được hỏi trả lời rằng diễn biến giá dầu thô là mối đe dọa lớn nhất với nền kinh tế và hệ thống tài chính Nga. Năm sau, giá dầu hạ tiếp là nguy cơ lớn nhất cho Nga, quốc gia vốn chưa kịp chuẩn bị cho một cú sốc tiếp theo trên thị trường dầu mỏ.
Tiếp sau giá dầu, địa chính trị, các căng thẳng trong ngành ngân hàng và giá trị đồng rúp (RUB) sẽ là các nguy cơ tiếp theo. Đây là dự báo đúc kết được từ kết quả khảo sát 27 chuyên gia kinh tế của Bloomberg.
"Nếu giá dầu hạ tiếp và đứng ở mức thấp trong thời gian dài, nguy cơ Nga mất ổn định tài khóa và tài chính tăng lên đáng kể", Sergey Narkevich, chuyên gia tại PAO Promsvyazbank ở Moscow (Nga) viết.
Andreas Schwabe, chuyên gia kinh tế tại Raiffeisen Bank Internationa ở Vienna (Áo) cho biết giá dầu thấp và thấp hơn nữa vẫn đang là "mối nguy chính đối với kinh tế Nga", mặc cho nước này đã điều chỉnh được trước cú sốc giá cả diễn ra trong năm nay. "Tình hình giá dầu giảm có thể khiến RUB yếu hơn, khởi đầu làn sóng lạm phát mới và các vấn đề ngân sách", ông Schwabe nói.
Nga thích nghi được với 40 USD/thùng dầu thô trong thời gian qua bằng cách cắt giảm chi tiêu, song họ sẽ khó tìm ra câu trả lời cho chính sách nếu giá dầu tiếp tục đi xuống sau khi đã lao dốc 37% trong năm 2014.
Theo ngân hàng Goldman Sachs, giá dầu Brent, chuẩn giá dầu châu Âu, đang giao dịch ở mức 45 USD/thùng. Song thực tế mùa đông năm nay ấm hơn so với trung bình các năm qua sẽ hạ thấp nhu cầu nhiên liệu sưởi ấm, đủ để khiến giá dầu xuống đến 20 USD/thùng trong thời gian tới.
Một số mối nguy lớn với nền kinh tế Nga và phần trăm số chuyên gia kinh tế ủng hộ - Ảnh: Bloomberg
Ngân hàng trung ương Nga ước tính nếu dầu rơi xuống dưới 40 USD/thùng trong các năm 2016 đến 2018, nền kinh tế đất nước sẽ sụt giảm 5% hoặc hơn. Tình hình đó sẽ đẩy cao rủi ro lạm phát và bất ổn tài chính.
Về mặt địa chính trị, việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiến đấu cơ Su-24 của Nga làm phức tạp thêm tình hình, đẩy giới đầu tư vào chỗ phải bán bớt tài sản Nga. Ngoài các sự biến ở Trung Đông, Nga hiện vẫn còn chịu các lệnh trừng phạt quốc tế vì căng thẳng ở Ukraine.
Tuy vậy, mặt tích cực hiện giờ là căng thẳng giữa Nga và phương Tây cùng nguy cơ Chiến tranh lạnh trong khu vực này đã được làm dịu sau các vụ tấn công khủng bố ở Paris (Pháp) và Ai Cập.
56% số chuyên gia được hỏi cho rằng Nga sẽ được hưởng lợi từ yếu tố tích cực trên trong 12 tháng tới, khi Liên minh châu Âu (EU) nới bớt các biện pháp trừng phạt. Hồi tháng 8, chỉ 34% chuyên gia cho rằng điều này sẽ xảy ra. 20% chuyên gia cho rằng Mỹ có thể "nhẹ tay" hơn trong các biện pháp cấm vận nước bạn.
Theo 3 nhà ngoại giao châu Âu, các nước EU có thể kéo dài lệnh trừng phạt Nga thêm 6 tháng nữa tại cuộc họp sắp diễn ra vào ngày 17 và 18.12.
"Chỉ khi hết bị áp đặt lệnh trừng phạt, GDP của Nga mới có thể đi lên", Wolf-Fabian Hungerland, chuyên gia kinh tế tại ngân hàng Berenberg (Đức) nhận định.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Nghị sĩ Iraq tố Thổ Nhĩ Kỳ "đi đêm" với IS Nghị sĩ Mowaffak al Rubaie, từng là Cố vấn An ninh Quốc gia Iraq, bất ngờ tiết lộ nhiều thông tin tố Thổ Nhĩ Kỳ đi đêm với IS. Nghị sĩ Mowaffak al Rubaie, từng là Cố vấn An ninh Quốc gia Iraq, bất ngờ tiết lộ nhiều thông tin tố Thổ Nhĩ Kỳ "đi đêm" với IS. Trong cuộc trao đổi với...