Tháng 10, rủ nhau lên Tây Bắc khám phá ẩm thực núi rừng
Không chỉ sở hữu vẻ đẹp thiên nhiên với những ruộng bậc thang hùng vĩ, Tây Bắc còn níu chân các vị khách phương xa bởi ẩm thực bình dị, độc đáo, mang hương vị đặc trưng núi rừng.
Cơm lam ( Hòa Bình): Cơm lam là món ăn nổi tiếng của người Mường Động, thuộc huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình. Làm từ những hạt nếp nương hoặc nếp cái hoa vàng được ủ trong các ống tre, cơm lam có hương vị rất riêng, hoà quyện giữa vị dẻo của gạo nếp, ngọt của nước dừa và hương thơm mới của thân tre, tạo nên vị đặc trưng ở nơi đây. Ảnh: follow.mem.
Nậm pịa ( Sơn La): Nậm pịa được làm từ ruột non của trâu, bò hoặc dê. Ruột non làm sạch, nhồi thêm thịt, tiết tươi, đuôi dạ dày, cuống tim… kèm theo gừng, sả, mắc khén, ớt, lá chanh băm, sau đó cho vào nồi đun sôi khoảng 5 phút để tạo món ăn sền sệt. Du khách ăn không quen có thể thấy hơi đắng lúc đầu nhưng càng ăn càng cảm thấy ngọt và thơm hơn. Ảnh: Wanderlusttips.
Rêu đá nướng ( Lai Châu): Đến Lai Châu, bạn nhất định phải thử rêu đá nướng, món ăn đặc biệt của người bản Thái, Lai Châu. Cọng rêu đá xanh rì bám chặt trên những tảng đá trong lòng suối tưởng chừng bị bỏ quên theo thời gian, lại là đặc sản ngon hấp dẫn bao vị khách phương xa. Rêu đá được kẹp bởi thanh tre, nướng trên than hồng đến khi dậy mùi như cá nướng. Thực khách nên ăn rêu nướng chấm với chẩm chéo hoặc nước măng ngâm chua sẽ rất đậm vị. Ảnh: Foody, Chie_be_brave.
Chẩm chéo (Điện Biên): Chẩm chéo hay chẳm chéo là gia vị cổ truyền của dân tộc Thái Đen, tỉnh Điện Biên. Loại gia vị này phổ biến khắp vùng Tây Bắc nước ta và hấp dẫn khách thập phương. Nguyên liệu chính của món chấm này là ớt, muối, mắc khén, tỏi, hạt dổi, húng lủi, rau thơm, gừng, mùi tàu, sả. Chẩm chéo thường sử dụng để chấm xôi, các món luộc, đồ nướng và các món rau sống, quả chua… Ảnh: Vivu_foods, Wintoie.
Video đang HOT
Pa pỉnh tộp (Điện Biên): Pa pỉnh tộp thực chất là món cá nướng gập. Để chế biến món này, người ta có thể sử dụng cá chép, cá trắm hoặc cá trôi. Cá được mổ bụng và nhồi các loại gia vị như gừng, sả, ớt tươi, rau mùi, húng, hành tươi, đặc biệt không thể thiếu mắc khén. Sau đó, người ta gập đôi cá lại, cho cá vào một đoạn tre để kẹp chặt, nướng trên than củi đỏ hồng. Cá nướng không bị ám khói, vàng đều, tỏa mùi cay cay rất kích thích vị giác. Món ăn này không chỉ phổ biến ở Điện Biên mà còn nổi tiếng khắp vùng Tây Bắc. Ảnh: Hoabanfood, Dienbienfood, Foody.
Thắng cố ( Lào Cai): Món thắng cố truyền thống của người H’Mông ở Bắc Hà có lịch sử khoảng 200 năm. Theo dân gian truyền lại, thời chiến tranh thiếu các vật dụng nấu ăn như xoong, nồi hay chảo, người ta dùng tấm da ngựa làm cái chảo lớn và dùng con ngựa làm thực phẩm. Món thắng cố giờ đây phổ biến ở nhiều địa phương vùng Tây Bắc và được nấu từ nhiều loại thịt khác nhau như ngựa, trâu, bò, lợn… Ảnh: @nguhahi.
Cốm Tú Lệ (Yên Bái): Nếu Hà Nội nổi tiếng với cốm thơm làng Vòng, Yên Bái lại làm nức lòng khách du lịch bởi cốm Tú Lệ. Cốm Tú Lệ là món quà bình dị từ những thửa ruộng bậc thang đặc trưng vùng Tây Bắc. Hạt cốm Tú Lệ mẩy, to tròn, có vị thơm rất cuốn hút. Cốm Tú Lệ có thể dùng ngay, thưởng thức cùng trà nóng hoặc thực khách đem chấm cùng chuối tiêu đều rất thơm ngon. Ảnh: Thaolinhhhh, Themdodai, Trang.inr.
Theo Zing
Mùa thu là phải rủ nhau lên Tây Bắc thưởng thức đặc sản vùng cao
Mùa thu gió se lạnh, còn gì tuyệt hơn việc lên vùng núi non Tây Bắc hít thở không khí trong lành và nhâm nhi những món đặc sản vùng cao.
Xôi ngũ sắc
Xôi ngũ sắc là nét đẹp văn hóa ẩm thực của dân tộc Tày từ bao lâu nay. Gọi là xôi ngũ sắc vì khác với các loại xôi thông thường, xôi ngũ sắc được tạo nên bởi năm loại xôi với năm màu khác nhau. Đó là màu đỏ, màu vàng, màu xanh, màu tím và màu trắng. Tuy nhiên, tùy điều kiện từng vùng, họ có thể pha trộn hoặc dùng các màu khác nhau ngoài những màu cơ bản trên để tạo nên xôi ngũ sắc. Năm màu xôi tượng trưng cho ngũ hành với màu vàng là màu của thổ, xanh là màu của mộc, đỏ là màu của hỏa, trắng là màu của kim, đen là màu của thủy.
Nguyên liệu làm xôi ngũ sắc gồm: gạo nếp thơm dẻo, hạt đều không lẫn tẻ, trộn với các loại lá cây rừng (co khảu, khảu đen) để nhuộm màu.
Qua kinh nghiệm pha chế từ dân gian cho ra xôi ngũ sắc, ngoài hương vị thơm ngon, béo ngậy, hấp dẫn bởi màu sắc, chất của loại lá cây rừng, còn có tác dụng chữa bệnh đường ruột và bồi bổ sức khỏe rất tốt.
Người Tày làm xôi ngũ sắc trong các nghi lễ cúng giỗ, cưới hỏi, vào nhà mới và các ngày tết mồng 5 tháng 5, ngày Rằm tháng Bảy hàng năm.
Lợn cắp nách
Lào Cai nổi tiếng với nhiều đặc sản của núi rừng như đào dọ, mận tam hoa, rau cải mèo nhưng hương vị đặc trưng và thu hút du khách nhất thì phả kể đến đặc sản lợn cắp nách.
Sở dĩ giống lợn này được gọi là lợn cắp nách là vì những con lợn này rất nhỏ, trưởng thành cũng chỉ nặng 4 - 5 kg. Người bán, kẻ mua chỉ cần "cắp nách" mang đi là xong.
Lợn từ khi sinh ra đã được người dân thả rông trong rừng. Từ sớm chúng đã phải tự thích nghi với môi trường sống nên lợn rất khỏe mạnh, như những con thú hoang. Có lẽ vì vậy mà thịt lợn rất là chắc và thơm.
Cách chế biến món này là làm sạch lợn, tẩm ướp rồi để nguyên con mà nướng hoặc quay. Miếng thịt mỏng tang, từ ngoài vào trong chỉ có một lớp bì ròn tan, rồi đến một lớp thịt nạc thật mềm, ngọt lịm, dày không đến 2 cm; và trong cùng là xương, thường là cũng rất nhỏ và mềm, ăn được luôn nếu không phải là xương ống. Thịt "lợn cắp nách" nhâm nhi với rượu táo mèo Sa Pa, nhậu xuyên đêm chưa chán.
Cơm lam
Cơm lam của người Thái Tây Bắc là một món ăn rất giản dị mang hương vị đặc trưng của núi rừng, sự hòa quyện giữa mùi thơm của gạo nếp với hương thơm của tre, nứa tiết ra, tạo nên dư vị hấp dẫn của cơm lam.
Cơm lam được nấu bằng gạo nếp cẩm nương, có vị dẻo thơm, vị ngọt thanh của ống nứa và có vị hơi béo ngậy từ nước dừa, khi thưởng thức ngay lúc cơm còn nóng thì tuyệt vời đến hết thảy. Ngon nhất là ăn cơm lam cùng với muối vừng và thịt nướng.
Trước đây, trong đời sống sinh hoạt, người Thái thường lên nương rẫy làm việc cả ngày mới về nên họ thường mang theo cơm lam đựng trong các ống tre nứa. Theo họ, cơm lam giữ được thời gian lâu không bị hỏng và độ thơm dẻo không bị mất đi. Ngày nay, trong các ngày hội văn hóa của người Thái, cơm lam được chọn là món ăn ẩm thực để giới thiệu với các du khách.
Thịt trâu gác bếp
Nói đến đặc sản Tây Bắc không thể bỏ qua đươc hương vị đặc trưng của món thịt trâu gác bếp. Trước đây, người Thái nghĩ ra cách ướp thịt trâu, bò treo lên gác bếp để có thể ăn lưu trữ được lâu trong những ngày lễ tết.
Món ăn này có cách chế biến khá công phu, thường cắt những mảng thịt thăn, bắp ở vai, lưng con trâu, bò hoặc lợn, thái miếng to bản hình con chì rồi ướp các loại gia vị như muối, gừng, ớt, nước lá rừng và đặc biệt không thể thiếu lá mắc khén (một loại hạt tiêu rừng). Thịt sau khi tẩm ướp được treo lên gác bếp đến khi khô sẽ có mùi ám khói đặc trưng.
Trong hời tiết mát mẻ mùa thu được ngồi lai rai vài miếng thịt trâu vừa lấy từ trên gác bếp xuống, nhấm nháp từng múi thịt thơm lừng, đậm đà còn nguyên mùi khói với vị cay của ớt, vị nồng của mắc khén... thì không gì tuyệt bằng.
Pá pỉnh tộp
Pa pỉnh tộp thực chất là món cá gập nướng nhưng được chế biến một cách khá cầu kỳ và thường được dùng trong các bữa ăn khi gia đình có khách quý.
Pá pỉnh tộp có thể làm từ bất cứ loại cá nào nhưng ngon nhất là cá suốt hoặc cá chép còn tươi sống, đem làm sạch vảy, mổ cá, gấp úp, để phần gia vị nhồi trong bụng cá rồi nướng trên than hồng tới khi cá chín thơm mùi hương liệu mà vẫn ngọt béo và thơm ngon.
Theo emdep.vn
Những đặc sản vùng cao nghe tên thôi đã thấy tò mò, thách bạn dám thử hết số này Chỉ ngay từ cái tên đã khiến người ta thật sự muốn tận tay tận mắt khám phá cũng như thưởng thức các món ăn này rồi. Như vậy là 10 đội chơi xuất sắc nhất của cuộc thi Here We Go 2018 đã bắt đầu chặng đường khám phá Việt Nam với các KOLs hàng đầu về du lịch. Trong chuyến đi...