“Thần y” chữa rắn độc cắn ở Quảng Trị
Với phương thuốc hóa giải nọc độc rắn, cụ Nguyễn Quang Trung (SN 1932, thôn Thủy Ba Đông, xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) đã giành lại mạng sống cho rất nhiều người bị rắn độc cắn.
“Bí kíp” hóa giải nọc độc rắn
Cụ Trung kể, cụ sinh ra và lớn lên ở huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) và “bí kíp” chữa rắn độc cứu người được người bác ruột truyền lại. “Năm ấy tôi chừng 15 tuổi, có người bị rắn độc cắn được chở đến cầu cứu bác tôi cứu chữa. Bác sợ tôi còn nhỏ mà “học lỏm” rồi liều lĩnh cứu người thì nguy, nên giao tôi vừa xay lúa vừa trông nhà rồi một mình lên rừng hái lá thuốc. Bác vừa ra khỏi nhà, tôi lấy baotải bịt cối xay lại, rồi bí mật theo bác vào rừng để “học lỏm”. Sau đó, tôi được bác truyền lại bài thuốc chữa rắn độc cắn.
Những năm 1960 – 1962, cụ Trung được tuyển chọn vào ngành Công an, rồi được đưa ra miền Bắc đào tạo, sau đó vào Nam hoạt động bí mật. Những năm tháng ấy, bài thuốc chữa rắn độc cắn đã giúp cụ Trung bảo vệ tính mạng cho mình và giúp nhiều người.
Sau giải phóng, cụ Trung lập gia đình với một nữ thanh niên xung phong từ xứ Nghệ tăng cường vào đất thép Vĩnh Linh. “Thuở mới lập nghiệp, vùng đồi núi phía Tây huyện Vĩnh Linh này cây cỏ mọc um tùm, nhiều rắn độc. Chuyện rắn bò vào, treo lơ lửng ở mái nhà không có gì lạ. Nghe người dân nào trong vùng bị rắn cắn là tôi đến tận nơi để chữa trị. Sau này nhiều người ở nơi xa biết cũng tìm đến”.
Bài thuốc chữa rắn độc cắn của cụ Trung chỉ với vài loại lá cây trên rừng được hái về giã nhỏ, hoà nước cho bệnh nhân uống. Người bị nhẹ mỗi ngày uống thuốc một lần để đẩy chất độc ra ngoài. Bị nặng hơn thì liều gấp đôi. Với những người bị rắn cắn gây lở loét da thịt, cụ đắp lá cây để hút độc trực tiếp, phần da thịt lở loét ấy sau sẽ liền lại, không bị sẹo.
Video đang HOT
Cụ Nguyễn Quang Trung kể chuyện chữa trị cho người bị rắn cắn mấy chục năm qua
Chữa bệnh không lấy tiền còn nuôi cơm
Với những bài thuốc gia truyền, quan trọng là bí quyết. Thầy phải có thuốc – Thuốc phải có phép – Phép phải có tắc, có nội công thâm hậu thì mới có tay nghề giỏi để cứu người. Muốn vậy, luôn phải rèn luyện và tu dưỡng nhân cách, lối sống” – cụ Trung chia sẻ.
Đến bây giờ, cụ Trung không thể nhớ hết đã chữa trị rắn cắn giúp bao nhiêu người. Nhưng có một người để lại cho cụ những kỷ niệm không thể quên. Đó là anh Nguyễn Bang ở xã Vĩnh Lâm (Vĩnh Linh). Anh Bang bị rắn hổ mang chúa cắn, khi người nhà đưa đến thì anh Bang tím tái nằm mê man bất tỉnh, sùi bọt mép… Cụ lập tức chế thuốc cho nạn nhân uống để đánh bật nọc độc rắn ra ngoài. Sau chừng tuần lễ, anh đã tập tễnh bước đi và hai tuần sau anh xin phép về thăm nhà. Trên đường về, chẳng may gặp nước lũ tràn vào làm vết thương tứa ra lở loét, không cầm máu được, da thịt thâm tím, miệng cấm khẩu. Cụ Trung phải mất ăn, mất ngủ để tìm phương thuốc chữa trị quyết giành giật lại sự sống cho anh.
Trong cuốn sổ dày đã úa vàng, rất nhiều người bị rắn độc cắn được cụ Trung giành lại mạng sống đã ghi lại địa chỉ, cùng những lời biết ơn sâu nặng vị ân nhân của mình.
Đặc biệt, nhiều khi gia đình cụ Trung đón cùng lúc mấy nạn nhân đến chữa rắn độc cắn, vợ con cụ Trung nấu cơm phục vụ không lấy tiền. “Gia đình tôi làm ruộng vườn, trồng rừng cũng đủ sống. Lá thuốc thì đất trời ban cho trên rừng, tôi hái mang về chữa trị cứu giúp người khác thôi”, cụ Trung nói.
Cụ còn dày công nghiên cứu nhiều bài thuốc đề phòng khi có những chuyện bất trắc xảy ra. “Với những bài thuốc gia truyền quan trọng là bí quyết. Thầy phải có thuốc – Thuốc phải có phép – Phép phải có tắc, có nội công thâm hậu thì mới có tay nghề giỏi để cứu người. Muốn vậy, luôn phải rèn luyện và tu dưỡng nhân cách, lối sống” – cụ Trung chia sẻ.
Theo 24h
Bé 10 tháng tuổi suýt chết vì bị rắn lục cắn
Bé Đào Thế Sang đang hồi phục sau 6 ngày điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai
Để cậu con trai 10 tháng tuổi trong xe tập đi ở sân rồi ra giếng nước sát đó vo gạo nấu cơm, chị Lâm Thị Lan (Bắc Giang) bỗng nghe tiếng con khóc thét. Lao vội lại, chị Lan đứng tim thấy con rắn lục xanh lè đang cắn vào ngón tay phải của con.
Ngày 10/9, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai - cho biết, bệnh viện vừa cứu sống một bệnh nhi nhỏ tuổi nhất tới nay nhập viện vì rắn độc cắn. Đó là bệnh nhi Đào Thế Sang, 10 tháng tuổi, quê ở tỉnh Bắc Giang.
Bệnh nhi Đào Thế Sang được chuyển đến Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai ngày 4/9 vừa qua trong tình trạng bị rối loạn đông máu trầm trọng, những nơi tiêm, truyền trên da xuất huyết bầm tím từng mảng.
Trước đó, theo lời kể của chị Lâm Thị Lan (mẹ đẻ của bé Sang), ngày 1/9, chị để cậu con trai 10 tháng tuổi ngồi trong xe tập đi ở sân nhà và ra giếng nước sát đó để chuẩn bị nấu cơm. Đang vo gạo, chị Lan bỗng nghe tiếng khóc thét của con trai.
Lao đến chỗ con, chị Lan như đứng tim khi thấy con rắn lục xanh lè đang cắn vào ngón tay phải của con, trong khi cậu con trai đang cố gắng dùng tay trái để lôi con rắn ra nhưng không dứt được. Giật phăng con rắn ra khỏi tay bé Sang, chị Lan vội vàng đưa con cùng con rắn đã chết đi cấp cứu.
Sau 4 ngày điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang nhưng không có tiến triển, ngày 4/9, bệnh nhi Đào Thế Sang được chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai điều trị. Trong 6 ngày điều trị tại Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, tính mạng bé Sáng nhiều lần bị đe dọa vì bị chảy máu liên tục mà không thể cầm. Cùng với đó, bé còn bị nhiễm trùng, sốt cao.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, với những bệnh nhân bị rắn lục cắn thì thường được chỉ định sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn lục, nhưng do bé Sang được chuyển viện khá muộn (sau gần 5 ngày bị rắn cắn) nên việc dùng huyết thanh không còn hiệu quả.
Vì thế, các bác sĩ đành phải sử dụng "vũ khí" cuối cùng là huyết tương tươi. Sau 2 lần được truyền thứ "vũ khí" cuối cùng này, các chỉ số đông máu đã dần ổn định, sức khỏe bé Sang đang hồi phục. Bệnh nhi nhỏ tuổi nhất nhập viện Bạch Mai vì bị rắn độc cắn từ trước tới nay này có thể xuất viện trong vài ngày tới.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng khuyến cáo, trường hợp bị rắn lục cũng như rắn độc cắn nếu cơ sở y tế địa phương không có hệ thống xét nghiệm tốt về rối loạn đông máu thì nên chuyển viện sớm để phòng nguy cơ biến chứng cho người bệnh do xuất huyết, thiếu máu.
Theo VNN
Cụ bà gần 70 năm chữa bệnh dại miễn phí Bị chó mèo mang vi rút bệnh dại cắn, điều cần thiết với người bệnh là đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kịp thời chữa trị. Tuy nhiên dưới đây, chúng tôi giới thiệu đến bạn đọc một trường hợp đặc biệt về cụ bà nắm giữ bài thuốc gia truyền từ 4 đời, đã 70 năm chữa bệnh miễn...