“Thần y” chữa bệnh bằng thần chú và… nước lã
Chỉ với những chai nước lã được người bệnh đem đi từ nhà, bà Tư hỏi thăm qua loa tình trạng sức khỏe bệnh nhân rồi cầm chai nước lên niệm thần chú, đưa cho bệnh nhân đem về nhà uống coi như công việc chữa bệnh đã xong.
“ Thần y” Tư Lắc đang “cứu nhân độ thế” cho các bệnh nhân tìm đến nhà mình. Ảnh T.G
Nước lã mà vã được bệnh!?
Tới đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, tổ 29, thị trấn Liên Nghĩa (Đức Trọng, Lâm Đồng) hỏi nhà bà Tư Lắc ai cũng biết. Theo một số người dân ở đây, bà Tư trước làm nghề buôn thúng bán bưng ở chợ Đức Trọng, sau khi trải qua một trận ốm bỗng có khả năng “đặc biệt”, có thể chữa bệnh cho mọi người. Khoảng 3 năm nay, bà Tư bỏ nghề buôn thúng bán bưng ở chợ để trở thành “thần y” chữa được bách bệnh. Điều kỳ lạ, thuốc của “thần y” này chính là những câu “thần chú” và nước lã. Vì niềm tin mù quáng, hằng ngày có từ vài chục đến cả trăm người đang sinh sống từ Bắc đến Nam lục đục kéo về nhà bà Tư để được bà ra tay chữa bệnh. Bà Tư được nhiều người tung hô là “mẹ Tư”, “thần y”, bởi cách chữa bệnh của bà nhuộm đầy màu sắc ly kỳ, hoang đường và ảo tưởng.
Chúng tôi tìm đến gia đình bà Tư, cửa nhà đã khóa, một số người sống gần đó cho biết, sau khi biết thông tin Phòng Y tế huyện Đức Trọng chuẩn bị tới kiểm tra giấy phép hành nghề, đã 3 ngày nay, bà Tư bỏ đi đâu không ai rõ. Trong khi đó, không ít người ở các tỉnh khác vẫn lũ lượt tìm về nhà bà Tư để được “thần y” ra tay chữa bệnh. Không gặp được bà Tư, gọi điện thoại cũng không liên lạc được, trên gương mặt họ hiện rõ nỗi thất vọng, chán chường. Từng tốp bệnh nhân cùng người nhà mỏi mệt lục đục kéo nhau ra về, bỏ lại sau lưng một sự tiếc nuối rõ rệt. Không ít bệnh nhân còn quyết gặp bà Tư bằng được để chữa bệnh, họ chạy ra hướng trung tâm thị trấn Liên Nghĩa thuê phòng để ở lại. Chị Tâm, một bệnh nhân đến từ Ninh Bình tiếc nuối: “Nghe danh cô Tư đã lâu, giờ mới có cơ hội tìm đến chữa bệnh mà cô đi vắng. Không gặp được hôm nay, thì mai hay kia, vợ chồng tôi chắc phải thuê phòng để nghỉ lại chờ cô Tư về”.
Trước đó, trong vai người tìm đến chữa bệnh hiểm nghèo, chúng tôi đã được mục sở thị cách chữa bệnh kỳ lạ của bà Tư. Trong khuôn viên gia đình chỉ vài chục mét vuông, từ rất sớm đã có hàng chục người xếp thành hàng dài, đứng ngồi la liệt từ cửa “phòng thuốc” của bà Tư cho tới ngoài đầu ngõ, họ mỏi mòn chờ đợi mong sao cho nhanh tới lượt mình được chữa bệnh. Theo một người dân sống gần nhà bà Tư, hằng ngày đều đặn từ 4h sáng đã có người bệnh lục đục kéo nhau đến nhà bà Tư, đứng ngồi trước ngõ chờ “thần y” thức giấc mở cửa. Thông thường đến 7h thì gia đình “thần y” lâm vào cảnh quá tải bởi bệnh nhân kéo đến rất đông, có ngày lên tới cả trăm người. Những ngày bệnh nhân đông như vậy, bà Tư phải cho người nhà ra đóng cửa, treo biển không tiếp thêm bệnh nhân. Vất vả lắm chúng tôi mới có thể lấy được số, xếp hàng để được diện kiến nhờ bà Tư bắt bệnh.
Video đang HOT
Điều lạ là mỗi bệnh nhân tìm đến với bà Tư phải tự đem theo một chai nước lã, đó chính là “thuốc” sau khi đã được “thần y” Tư ra tay niệm thần chú. Dù là nam hay nữ, già hay trẻ, khi đến chữa bệnh, bà Tư đều bảo vén áo lên để bà cù lét, lấy dao lam rạch vào vai, đạp 3 cái vào lưng để “truyền năng lượng”. Để hoàn tất công việc chữa bệnh, bà Tư cầm chai nước lã giơ lên cao, miệng lẩm bẩm những câu thần chú mà chỉ bà biết. Bà Tư căn dặn bệnh nhân, đem chai nước này về nhà uống chứ không được uống ở đây hoặc dọc đường sẽ mất công hiệu và sự linh thiêng của thần thánh ban cho. Mỗi bệnh nhân được bà Tư khám và chữa bệnh trong vòng 5 phút.
Bà Tư nói chữa bệnh cứu người, không lấy tiền nhưng theo quan sát của chúng tôi, ai chữa xong cũng bỏ vào hòm “công đức” 20.000 – 50.000 đồng, thậm chí 100 ngàn đồng. Nhiều người còn nhét vào túi áo của bà Tư thêm vài chục nghìn nữa gọi là “trả ơn mẹ độ lượng”.
Lật tẩy “thần y”
Trao đổi với báo chí về cách chữa bệnh trên của bà Tư, ông Trần Danh Tài, Chủ tịch Hội Đông y Lâm Đồng cho biết, cách chữa bệnh này hoàn toàn không có cơ sở khoa học bởi trên thực tế, mỗi căn bệnh đều phải có một cách khám, chữa và điều trị riêng. Việc lấy nước lã niệm “thần chú” để chữa bệnh của bà Tư rõ ràng là hoang đường, ảo tưởng. Nếu có trường hợp khỏi bệnh cũng chỉ khỏi bằng tâm lý chứ trên thực tế không thể lấy nước lã để chữa bách bệnh. Chữa bệnh đơn giản chỉ có vậy mà khỏi được bệnh thì ai cũng có thể trở thành “thần y”, trên đời này sẽ không ai mắc phải bệnh gì nữa. Theo ông Tài, việc chữa bệnh theo cách hoang đường cùng với những lời đồn thổi gần xa đã khiến cho người có bệnh tò mò. Tâm lý người bệnh là “có bệnh thì vái tứ phương”, cho dù ở đâu, xa thế nào cứ nghe có người chữa được là họ tới. Tâm lý đám đông đã khiến bệnh nhân mù quáng trước việc lựa chọn phương pháp chữa bệnh.
Bà Đinh Thị Phúc – Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đức Trọng cho biết, bà Tư đã ngoài 80 tuổi, không đăng ký tạm trú tại địa phương. Nơi bà đang hành nghề là nhà của con gái nên rất khó quản lý, xử lý. Dù cấm thì cấm nhưng bệnh nhân vẫn cứ kéo đến tìm “mẹ Tư”. Cách đây một năm, cơ quan chức năng cũng phát hiện bà Tư khám chữa bệnh trái phép bằng phương pháp xoa bóp, cho người bệnh uống nước suối… và có dấu hiệu lừa bịp nên đã ra quyết định đình chỉ hoạt động. Sau đó, bà Tư rời khỏi địa phương khoảng 1 tháng, nhưng rồi gần 2 năm nay, “thần y” này lại tiếp tục hoạt động.
Còn ông Lê Công Tuấn, Chủ tịch UBND thị trấn Liên Nghĩa (Đức Trọng) cho biết, bà Tư chưa được cấp giấy phép hoạt động. Đây là hành vi có dấu hiệu chữa bệnh mê tín dị đoan, nên đã chỉ đạo ngành chức năng địa phương kiểm tra và đình chỉ hoạt động nhưng bà Tư đã bỏ đi đâu không ai rõ. Theo nhiều người dân địa phương, cách đây ít năm, bà Tư là người buôn bán vặt tại chợ thị trấn Liên Nghĩa. Mọi người hết sức ngỡ ngàng khi bà Tư trút bỏ những lời lẽ chợ búa, nhanh chóng khoác vào mình những lời có cánh và tự xưng là “thần y”.
Mỗi ngày, cơ sở chữa bệnh của bà Tư có hàng trăm bệnh nhân tới khám chữa, nhiều người ở xa đã thuê hẳn nhà trọ gần đấy để thuận tiện cho việc chữa trị. Tại một nhà trọ trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, chúng tôi đã gặp 16 người từ Hà Nội, Quảng Ninh, Bình Dương, Quảng Ngãi, Ninh Thuận… hầu hết họ là những người dân nghèo, bệnh tình nặng, chữa nhiều nơi không khỏi. Ông Chu Văn Hải, 54 tuổi, quê Ba Vì (Hà Nội) cho biết. Hai vợ chồng ông đều bị bệnh, chồng bị gai cột sống, vợ bị hở van tim, đầu năm 2013, qua sự giới thiệu từ người quen, hai ông bà vào đây thuê nhà trọ ở để chữa bệnh, qua một thời gian điều trị, sức khỏe đã khá hơn. Tuy nhiên, khi chúng tôi hỏi ông đã tới bệnh viện để kiểm tra lại chưa thì ông nói chưa.
Việc bà Tư và người thân trong gia đình tổ chức khám chữa bệnh bằng nước lã… là hành vi có dấu hiệu lừa bịp, bằng cách lợi dụng khó khăn, bế tắc và sự cả tin của một số người bệnh để trục lợi. Hoạt động của bà Tư cũng có dấu hiệu của mê tín dị đoan, trái với quy định của pháp luật. Dư luận rất mong các cơ quan chức năng địa phương sớm kiểm tra và có biện pháp xử lý dứt điểm nhằm giúp cho hàng trăm bệnh nhân nghèo khỏi phải tốn thời gian, tiền bạc một cách vô ích, đồng thời trả lại sự bình yên cho cuộc sống của người dân địa phương.
Cần sớm dẹp bỏ
Trao đổi về vấn đề này, ông Trần Danh Tài, Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Lâm Đồng cho biết: “Cách chữa bệnh này hoàn toàn không có cơ sở khoa học bởi trên thực tế mỗi căn bệnh đều phải có một cách khám, chữa và điều trị riêng. Việc lấy nước lã rồi niệm “thần chú” để chữa bệnh rõ ràng là hoang đường, ảo tưởng. Nếu có trường hợp khỏi bệnh cũng chỉ khỏi bằng tâm lý mà thôi”. Còn bà Đinh Thị Phúc, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đức Trọng cho biết thêm, bà Tư đã ngoài 80 tuổi, không đăng ký tạm trú tại địa phương. Nơi bà đang hành nghề là nhà của con gái nên rất khó xử lý. Dù ngành Y tế huyện đã nhiều lần tới nhắc nhở, thậm chí lập biên bản cấm bà Tư hành nghề nhưng bệnh nhân kéo đến tìm bà để chữa bệnh nên bà vẫn lén lút hoạt động. Ông Lê Công Tuấn, Chủ tịch UBND thị trấn Liên Nghĩa (Đức Trọng), cho biết, bà Tư chưa được cấp giấy phép hoạt động. Đây là hành vi có dấu hiệu chữa bệnh mê tín dị đoan, nên đã chỉ đạo ngành chức năng địa phương kiểm tra và đình chỉ hoạt động nhưng bà Tư vẫn lén lút hoạt động trở lại. “Chúng tôi sẽ cho cơ quan chức năng xuống kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định”, ông Tuấn khẳng định.
Theo Đình Đông
Chốt án kỷ luật cán bộ vụ thẩm mỹ viện Cát Tường
Liên quan đến vụ việc xảy ra ở thẩm mỹ viện Cát Tường, UBND quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết, vừa ra các văn bản với những hình thức kỷ luật cụ thể đối với cán bộ Phòng Y tế và UBND phường Đồng Tâm.
Cụ thể, UBND quận Hai Bà Trưng đã ban hành quyết định kỷ luật khiển trách đối với bà Bùi Thị Minh Hà, công chức Phòng Y tế quận và ông Nguyễn Phú Hiếu, công chức UBND phường Đồng Tâm.
Thẩm mỹ viện Cát Tường nằm trên địa bàn quận Hai Bà Trưng (Hà Nội)
Quận này cũng chỉ đạo Phòng Nội vụ phối hợp với Trung tâm Y tế quận hướng dẫn Trạm y tế phường Đồng Tâm kiểm điểm tập thể, viên chức và kiến nghị hình thức kỷ luật đối với bà Nguyễn Minh Huệ, Trạm trưởng Trạm Y tế phường theo kết luận thanh tra số ngày 8/11/2013 của UBND quận Hai Bà Trưng.
Trước đó, trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Văn Hiếu - Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng - cho biết, với tinh thần trách nhiệm quận đã nghiêm túc kiểm điểm những cá nhân liên quan đến vụ việc. Theo ông Hiếu, trách nhiệm trước tiên thuộc về người trực tiếp vi phạm và để xảy ra hậu quả. Ngành cũng có trách nhiệm từ trên xuống dưới, đối với trách nhiệm quản lý Nhà nước trên địa bàn. Quận cũng có trách nhiệm trong vấn đề kiểm tra, kiểm soát.
Ngày 4/11, UBND quận Hai Bà Trưng đã báo cáo thành phố về kiểm điểm, xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể liên quan đến thẩm mỹ viện Cát Tường. Sau vụ việc, tập thể UBND quận đã kiểm điểm và nghiêm túc rút kinh nghiệm vì chưa sâu sát trong công tác chỉ đạo Phòng Y tế, các cơ quan chức năng và UBND phường Đồng Tâm trong quản lý các cơ sở hành nghề y được tư nhân.
Trong văn bản báo cáo thành phố UBND quận Hai Bà Trưng đã yêu cầu UBND phường Đồng Tâm, Phòng Y tế quận nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm tập thể và cá nhân người phụ trách trong việc chưa nắm bắt thông tin kịp thời, thiếu nhạy bén trong quản lý các cơ sở hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn, đặc biệt là việc chủ quan, không kịp thời phát hiện được thẩm mỹ viện Cát Tường hoạt động không phép trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ (bên ngoài biển hiệu ghi thẩm mỹ viện) để nhắc nhở và xử lý vi phạm hành chính. Các đơn vị này cũng chưa phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cơ quan chức năng trong công tác quản lý hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn.
Quang Phong
Theo Dantri
BS ném xác: Gia đình nạn nhân khốn khổ vì ngoại cảm "Việc "nhà ngoại cảm" tham gia chỉ dẫn gia đình tìm kiếm thi thể cháu Huyền là tốt, tuy nhiên trong quá trình tìm kiếm vẫn có một số nhà ngoại cảm "rởm" gọi điện, đến nhà chỉ dẫn ở những vị trí không tưởng. Điều này đã khiến gia đình tôi không khỏi hoang mang". Sau hơn 1 tháng, chị Lê Thị...