“Thần tượng” đâu xa chính là bố mẹ: Những con người vượt khó vươn lên
Bố mẹ là “tấm gương” hoàn hảo để các con noi theo. (Ảnh minh họa: Thạch Thanh Bình)
Bố mẹ là “tấm gương” hoàn hảo để các con noi theo. (Ảnh minh họa: Thạch Thanh Bình)
“Bố mẹ – ‘Thần tượng’ số 1 trong lòng tôi”
Trong mắt tôi bố mẹ là những “siêu anh hùng” thực thụ. Khác với những anh hùng trên phim, bố mẹ tôi không cần áo giáp, chẳng cần có 1 siêu năng lực nào đó, thế nhưng họ vẫn kiên cường, can đảm, vượt qua mọi khó khăn, thử thách của cuộc sống, dường như chẳng khổ ải nào của cuộc đời có thể hạ gục được họ.
Xuất phát điểm từ 2 bàn tay trắng, bố mẹ có thể vì con mà tạo nên tất cả. (Ảnh minh họa: Đồng Văn Hùng)
Bố mẹ của chúng ta tài giỏi và tỏa sáng trên sân khấu cuộc đời họ. Ở tuổi đôi mươi, nhiều người trẻ hiện nay vẫn đang loay hoay, than rằng mất định hướng trong cuộc sống, thì ở tuổi đó, bố mẹ của chúng ta đã trải qua đủ sóng gió vất vả. Khi bằng tuổi ta bây giờ, cuộc sống khó khăn, công việc hạn chế không có nhiều ngành nghề để lựa chọn, nhưng bố mẹ vẫn tự xoay xở làm đủ công việc. Họ chấp nhận những nghề nặng nhọc, vất vả, dù chỉ kiếm được chút ít tiền nhưng chẳng bao giờ kêu ca. Bố mẹ chẳng ngại cực vì cuộc sống vất vả từ nhỏ đã rèn luyện cho họ sự bản lĩnh.
Bố mẹ chúng ta cũng dường như chẳng bao giờ biết mệt. Làm việc từ sáng tới đêm khuya nhưng họ vẫn không than vãn. Bố mẹ sợ nếu mình lười biếng, ngừng làm việc, con cái sẽ là người chịu khổ. Cả đời phấn đấu quên bản thân mình. Lúc trẻ làm việc chăm chỉ, lúc có tuổi vẫn 1 lòng vì con cháu.
Thế hệ trước thường gắn bó với công việc làm nông, đòi hỏi nhiều sức lao động. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Bạn đã từng nghĩ nếu bản thân rơi vào hoàn cảnh khó khăn như bố mẹ, liệu rằng mình có thể vượt qua. Chia sẻ với chúng tôi về hoàn c ảnh gia đình và mẹ của mình, Tuyết Như (25 tuổi) tâm sự: “Nếu mình là mẹ, có lẽ mình sẽ chẳng thể vượt qua nhiều thử thách đến thế. Bố ra đi mãi mãi khi mình 12 tuổi, em gái mình khi ấy mới lên 8. Mẹ mình lúc đó thật sự đã rất vất vả để có thể nuôi được 2 đứa con trưởng thành, chưa bao giờ để chúng mình thiếu thốn. Mẹ là thần tượng lớn nhất trong lòng mình. Chỉ ước bản thân có thể giỏi giang và mạnh mẽ như mẹ. Với mình, mẹ là người phụ nữ kiên cường nhất”.
Dù công việc có vất vả, người mẹ vẫn luôn lạc quan tiến về phía trước. (Ảnh minh họa: Đồng Văn Hùng)
Sinh ra trong nghèo khó vẫn nhà xe đủ cả
Video đang HOT
Đã bao giờ các bạn tự đặt câu hỏi: “Bố mẹ chúng ta, những con người sinh ra trong nghèo khó, lại có thể làm được mọi thứ, tự mua nhà, sắm xe, lo cho con cái đầy đủ không thiếu thứ gì?”.
Bố mẹ dùng cả cuộc đời để phấn đấu vì bản thân, gia đình và các con. (Ảnh minh họa: Lưu Xuân Đức)
Chính bản thân tôi cũng nể phục bố mẹ của mình về điều này. Bố tôi sinh năm 1965, mẹ tôi sinh năm 1970, thời điểm ấy, cuộc sống của mọi người còn muôn vàn khó khăn, vất vả. Bố kể với tôi rằng, ông không được nuôi lớn bằng sữa mẹ, vì bà nội tôi không có sữa, nhờ uống nước cơm thay sữa mà bố đã trưởng thành. Mẹ tôi cũng lớn lên trong gia đình có 5 chị em, là con cả nên mọi chuyện trong nhà, mẹ tôi đều phụ ông bà ngoại gánh vác. Hai con người sinh ra trong nghèo khó ấy gặp nhau và sau đó có tôi. Năm 1995, tôi chào đời trong 1 ngôi nhà khang trang, sạch sẽ, không giàu có nhưng nắng mưa chẳng phải lo. Như vậy dễ dàng nhận thấy, bố mẹ tôi đã có thể xây được ngôi nhà của riêng mình khi bố 30 và mẹ tôi mới 25 tuổi.
Thế hệ ông bà, bố mẹ luôn nỗ lực vì tương lai các con của họ. (Ảnh minh họa: Nguyễn Đình Nhu)
Tôi tin chắc đó cũng là câu chuyện của nhiều gia đình. Bố mẹ của chúng ta, họ làm được điều mà có lẽ bây giờ nhiều người trẻ cho rằng không thể. Ở tuổi 25 – 30, nhiều người còn đang chênh vênh, có chàng trai không dám yêu vì sự nghiệp chưa vững, không ít cô gái ngại lấy chồng vì lo vấn đề kinh tế, người luôn miệng kêu hết tiền, nợ nần. Thì cũng ở tuổi đó, bố mẹ chúng ta đã nỗ lực không ngừng nghỉ, không chỉ mua nhà, mua xe, họ còn lo cho ta cuộc sống đủ đầy, mong muốn cho con cái có một “vạch xuất phát” hoàn hảo nhất.
Bố mẹ không muốn con cái của mình phải chịu thiệt thòi. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Bố mẹ là “tấm gương” cho mọi bài học quý giá
Bố mẹ giống như chúng ta, cũng là những đứa trẻ từng bước lớn lên và trưởng thành. Nhưng cách suy nghĩ và làm việc của họ khác với thế hệ trẻ hiện tại.
Thời của bố mẹ, họ trân trọng từng công việc và tiền mà mình kiếm được. Bố mẹ tiết kiệm, “chắt chiu” từng chút một. Gần như với hầu hết thế hệ trước, họ chỉ có một mục tiêu lớn đó là tập trung tích cóp tiền bạc để xây nhà, mua xe, nuôi các con khôn lớn. Họ không có nhu cầu tận hưởng cuộc sống xa hoa, với bố mẹ hạnh phúc là được làm việc, cách hưởng thụ thoải mái nhất cũng chính là được lao động.
Nhiều người nỗ lực làm việc với mục tiêu mua nhà, sắm xe. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Trước khi quyết định mua bất cứ món đồ nào đó, họ cũng sẽ nâng lên đặt xuống, cân nhắc xem chúng có thực sự cần thiết. Bố mẹ của chúng ta sẽ không chi tiền cho những món hàng mà họ cảm thấy không có nhiều công dụng, lãng phí. Bố mẹ cũng không có nhu cầu mua sắm, thay đổi theo “một nọ, mốt kia”, 1 chiếc áo có khi mặc vài năm đến bạc màu vẫn không chịu bỏ, đôi dép đi đến mòn cả đế vẫn nói rằng “còn dùng tốt lắm”.
Tất nhiên, mỗi thời mỗi khác, nhưng điều quan trọng nhất mà chúng ta có thể học hỏi được ở bố mẹ đó chính là cách sống tiết kiệm, chi tiền vào những việc chính đáng, hiếm khi xa hoa, lãng phí hay hưởng thụ quá đà.
Đã bao lâu bạn chưa ăn cơm cùng gia đình?
Khi có người hỏi tôi câu đó, tôi đã lặng người đi một lúc. Tưởng chừng có thể trả lời ngay lập tức, nhưng tôi nhận ra rằng, bản thân chẳng thể nhớ lần gần nhất ăn cơm cùng gia đình của mình là khi nào.
Còn bạn, bạn có nhớ lần gần nhất mình cùng bố mẹ dùng bữa là lúc nào hay không?
Khi có người hỏi tôi câu đó, tôi đã lặng người đi một lúc. Tưởng chừng có thể trả lời ngay lập tức, nhưng tôi nhận ra rằng, bản thân chẳng thể nhớ lần gần nhất ăn cơm cùng gia đình của mình là khi nào. Còn bạn, bạn có nhớ lần gần nhất mình cùng bố mẹ dùng bữa là lúc nào hay không?
Hạnh phúc là khi cả gia đình quây quần bên mâm cơm. (Ảnh minh họa: Neptune)
Vô vàn lý do "xa" mâm cơm nhà
Bữa cơm gia đình là nơi mọi thành viên sẽ cùng sum vầy sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng và mệt mỏi. Trên bàn ăn, mọi người có thể hỏi han, quan tâm lẫn nhau. Thế nhưng, dường như cuộc sống hiện đại ngày càng vội vã vô tình cuốn chúng ta đi "xa" khỏi những bữa cơm nhà. Mỗi người sẽ có 1 lý do riêng khi không thể trở về dùng bữa: người đi học, đi làm, người sinh sống ở 1 nơi xa,...
Cũng có người cho rằng, hiện nay hàng quán phát triển, chúng ta ngày càng có nhiều sự lựa chọn có thể ăn ngoài, mua đồ ăn sẵn,... Vì thế, việc nấu nướng hay trở về nhà ăn cơm cùng nhau ngày càng ít đi.
Bữa cơm gia đình có ý nghĩa vô cùng quan trọng. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Những đứa con xa nhà thèm cơm mẹ nấu
Thu Hà (29 tuổi, quê gốc Quảng Ninh), hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Hà chưa kết hôn, hiện tại cô nàng vẫn đang sống 1 mình tại mảnh đất Thủ đô. Vì công việc bận rộn và phải đi công tác thường xuyên, cô gái chẳng có thời gian về thăm gia đình, lâu lâu khoảng 2-3 tháng, cô mới về thăm nhà 1 lần.
Nhiều người mệt mỏi với áp lực cuộc sống. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Trong một buổi trò chuyện với chúng tôi, Hà tâm sự về cuộc sống hiện tại của mình gần đây. Vẫn như mọi ngày, sau 1 ngày dài làm việc căng thằng, Hà trở về nhà trong tình trạng mệt mỏi. Nằm xuống giường, cô nhận được cuộc gọi của gia đình, đầu dây bên kia là giọng nói quen thuộc, ấm áp của mẹ: "Con gái à, đã đi làm về chưa? Con ăn cơm chưa? Hôm nay bố mẹ nấu nhiều món con thích, mà con lại không có ở nhà!". Nhận cuộc gọi của mẹ, Hà lặng người đi, sau đó lặng lẽ rơi nước mắt. Cô gái nhận ra rằng, mình đã quá lâu chưa về thăm nhà, cũng không thể nhớ nổi lần cuối cùng ngồi ăn cơm cùng bố mẹ là khi nào. Ngay lúc ấy, Hà chỉ muốn bỏ lại tất cả, bỏ thành phố chật chội, đông đúc, công việc nhiều áp lực để trở về với gia đình, được ăn những món cơm canh nóng hổi do chính tay mẹ nấu dành riêng cho mình, được nghe bố giục "Con bé này ăn nhiều lên, lại định giữ dáng đây mà, phải ăn thật nhiều mới có sức".
Khi đi xa, người ta mới thấm thía giá trị của bữa cơm gia đình.
Giây phút gia đình quây quần hạnh phúc là khoảnh khắc tuyệt đẹp.
Bạn có giống như Thu Hà hay không? Thèm 1 bữa cơm nhà thôi nhưng lại khó khăn đến thế? Áp lực cuộc sống khiến chúng ta mải mê chạy theo công việc mà chẳng có nhiều thời gian dành cho gia đình.
Tôi có 1 người bạn tên Tiến, sau khi tốt nghiệp cấp 3, Tiến quyết định đi xuất khẩu lao động để tìm kiếm cơ hội việc làm nơi xứ người. Đến nay, cậu ấy cũng đã 28 tuổi, vậy là ngót nghét 10 năm xa nhà. Trong 10 năm, anh chàng chỉ mới về thăm nhà được 2 lần vì điều kiện công việc chưa thể về nhiều hơn, tâm sự với tôi, Tiến kể: "Nhớ nhà lắm, chỉ thèm cơm của bố mẹ mà thôi, thèm được ăn canh cua kèm cà pháo, ở đây không có hương vị tuyệt vời như cơm nhà được".
Khi phải xa nhà, người ta càng trân quý những bữa cơm gia đình.
Đi thật xa để trở về với bữa cơm gia đình!
Lúc bé, người ta thường hay tìm cách để "trốn" ăn cơm nhà, thỉnh thoảng lại đòi bố mẹ cho đi ăn cơm quán. Nhiều hôm trên đường đi học về, vì trót ăn đồ ăn vặt no bụng nên chẳng thể ăn nổi cơm. Ấy vậy mà khi lớn lên, người ta lại chỉ mong được về nhà ăn cơm mẹ nấu.
Dù ít hay nhiều món, bữa cơm gia đình vẫn luôn là số 1. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Dù bận rộn, hãy cố gắng sắp xếp thời gian cho gia đình.
Cuộc sống sẽ vẫn tiếp diễn, công việc của chúng ta không thể vì hôm nay bận rộn mà ngày mai sẽ không còn bận nữa. Chính vì vậy, dù thế nào cũng hãy cố gắng sắp xếp thời gian để trở về nhà ăn cơm cùng gia đình. Có lẽ, bố mẹ sẽ không thể đợi bạn mãi bên mâm cơm nóng hổi, vì vậy đừng để thời gian lãng phí 1 cách vô ích.
Tự biến mình thành "con ghẻ" chỉ vì mang thú cưng về cho bố mẹ "Đang yên đang lành bỗng thành con ghẻ" chính là tình trạng của rất nhiều người sau khi mang thú cưng về cho bố mẹ nuôi. Chỉ vì sự xuất hiện của chúng mà bản thân bỗng chốc bị ra rìa, bố mẹ chẳng thèm quan tâm đến, riết rồi chẳng thể biết đâu mới là con ruột thực sự trong gia đình....