Thận trọng với ứng dụng ‘chuyển giới’ FaceApp
Ứng dụng FaceApp bắt đầu phổ biến trở lại trên mạng xã hội sau khi ra mắt bộ lọc “ hoán đổi giới tính” miễn phí. Cơn sốt mới kèm hashtag “#faceappchallenge” đã nhận được hàng trăm ngàn lượt chia sẻ trên Facebook và Instagram.
Ứng dụng FaceApp từng gây ra nhiều tranh cãi về quyền dữ liệu cá nhân trong quá khứ
Trước thực tế này, những lo ngại về tính bảo mật của ứng dụng và rủi ro về quyền riêng tư trong việc chia sẻ thông tin/hình ảnh cũng đã được đặt ra.
Theo nhà phát hành, ứng dụng này sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra các phiên bản khuôn mặt khác của người sử dụng thậm chí là thay đổi giới tính. Hiện tại, xu hướng sử dụng ứng dụng này để tự “ chuyển giới” đang được nhiều bạn trẻ tại Việt Nam sử dụng.
Chia sẻ với Thanh Niên, ông Yeo Siang Tiong, Tổng giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á cho biết: “Giãn cách xã hội và dành phần lớn thời gian tại nhà trong đại dịch khiến mọi người sử dụng nhiều thời gian trên mạng xã hội hơn, với mục đích cập nhật thông tin, kết nối với bạn bè và gia đình, cũng như giải trí và giải tỏa căng thẳng. Do đó, việc chia sẻ ảnh và video bằng những ứng dụng có bộ lọc hoán đổi giới tính, hay thay đổi độ tuổi đang thịnh hành trở lại. Một lần nữa, chúng tôi cho rằng việc sử dụng các ứng dụng này không gây hại. Tuy nhiên, chúng tôi kêu gọi người dùng đặc biệt lưu ý đến mức độ thông tin cá nhân của họ sẽ được ứng dụng sử dụng và chia sẻ để tránh mọi rủi ro”.
Video đang HOT
Fabio Assolini, nhà phân tích bảo mật cao cấp tại Kaspersky khẳng định ứng dụng này không chứa yếu tố gây hại nào. Tuy nhiên, vì nhận dạng khuôn mặt là công nghệ được sử dụng chủ yếu để xác thực mật khẩu, người dùng cần rất cẩn thận khi chia sẻ hình ảnh với bên thứ ba. “Chúng ta nên đối xử với việc nhận dạng khuôn mặt cũng như mật khẩu, vì bất kỳ hệ thống nhận dạng khuôn mặt phổ biến nào cũng có thể bị sử dụng cho mục đích xấu”, chuyên gia của Kaspersky cảnh báo.
Nhiều bạn trẻ đã sử dụng ứng dụng FaceApp để tự “chuyển giới” và chia sẻ hình ảnh trên Facebook
Theo Assolini, các công ty sở hữu những ứng dụng như thế này có khả năng tạo điều kiện hoặc bán những hình ảnh này cho đơn vị sử dụng trí tuệ nhân tạo để thực hiện sửa đổi nhận dạng khuôn mặt. “Ngoài ra, phải tính đến việc những dữ liệu này được lưu trữ trên máy chủ của bên thứ ba. Dữ liệu có thể bị tin tặc đánh cắp và sử dụng để mạo danh danh tính”, ông nói thêm.
Do đó, Assolini khuyến nghị trước khi tải ứng dụng, người dùng nên lưu ý đến tính bảo mật của ứng dụng và chỉ tải xuống từ những cửa hàng chính thức. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đọc điều khoản về quyền riêng tư của ứng dụng để nắm rõ quyền truy cập nào đang được yêu cầu.
Khi tải xuống ứng dụng, Kaspersky khuyến nghị người dùng:
- Đảm bảo ứng dụng là đáng tin cậy và chỉ tải xuống từ các trang web chính thức
- Đọc kỹ những điều khoản bảo mật để nắm rõ những thông tin nào đang được yêu cầu
- Đối xử với nhận dạng khuôn mặt như một dạng mật khẩu – không sử dụng nó ở mọi nơi
- Luôn kiểm tra các quyền được yêu cầu, chẳng hạn như đăng nhập được liên kết với một tài khoản mạng xã hội hiện có.
Đáp lại những lo ngại nói trên, nhà phát triển FaceApp khẳng định không bán hay chia sẻ dữ liệu người dùng cho bên thứ ba. Dù vậy, khoản quyền hạn sử dụng và phân phối tùy ý từ FaceApp thực sự rất đáng lưu tâm, chẳng ai biết một ngày khuôn mặt của bạn sẽ được sử dụng vào việc gì, ở đâu, như là minh họa cho một biển quảng cáo nào.
Ứng dụng Zoom cho iOS chia sẻ dữ liệu người dùng với Facebook
Ứng dụng trên hệ điều hành iOS của Zoom đang gửi dữ liệu phân tích tới Facebook mà không cần cảnh báo, ngay cả khi người dùng không có tài khoản Facebook.
Zoom trên iOS đang chia sẻ dữ liệu của cả những người dùng không sử dụng Facebook
Theo phân tích lưu lượng mạng được thực hiện bởi Motherboard, ứng dụng Zoom trên iOS đang gửi dữ liệu tới Facebook, nhưng những hành động này lại hoàn toàn không được nhắc đến trong chính sách bảo mật của Zoom.
Cụ thể hơn, khi được tải xuống và cài đặt, Zoom sẽ kết nối với Facebook Graph API, đây là một tình trạng thực tế không quá xa lạ vì nhiều nhà sản xuất ứng dụng sử dụng Facebook Software Development Kits (SDKs - bộ phần mềm phân tích dữ liệu của Facebook) để triển khai các tính năng vào các chương trình của họ.
Tuy nhiên theo Motherboard, không có bất cứ thông tin gì trong chính sách quyền riêng tư của Zoom cho thấy về hoạt động này được phép diễn ra. Zoom lưu ý với người dùng rằng có thể thu thập dữ liệu liên quan đến hồ sơ Facebook của người dùng, nhưng lại không đề cập rõ ràng việc chia sẻ dữ liệu đối với những người dùng không có tài khoản Facebook. Công ty này cho biết họ chia sẻ dữ liệu với các bên thứ ba, nhưng không nêu tên cụ thể của Facebook. Và cụ thể những thông tin mà Zoom tổng hợp từ người dùng Facebook là sử dụng nhà mạng nào, thành phố và múi giờ họ đang kết nối từ đâu. Dữ liệu cũng bao gồm thẻ nhà quảng cáo được kết nối với thiết bị của người dùng mà các công ty sử dụng để nhắm mục tiêu quảng cáo.
Đây không phải là lần đầu tiên Zoom có lỗi riêng tư hoặc bảo mật. Năm 2019, một nhà nghiên cứu bảo mật đã phát hiện ra lỗ hổng zero-day khiến người dùng dễ bị tấn công webcam mà không biết.
Hàng loạt sáng chế của các trường đại học được ứng dụng hiệu quả phòng chống Covid-19 Chỉ trong thời gian ngắn, các sáng chế như Robot vận chuyển thức ăn, nhu yếu phẩm cho khu cách ly phòng chống Covid-19, Kit xét nghiệm virus SARS-CoV-2... đã được các trường đại học trong nước đem vào ứng dụng diện rộng. Thông tin từ Bộ GD-ĐT, các cơ sở giáo dục đại học trong nước đã rất tích cực chủ động...