Thận trọng với tham vọng gọi vốn lớn
Nhiều doanh nghiệp công bố kế hoạch tăng vốn bằng lần, với dự tính gọi được vốn mới sẽ củng cố năng lực tài chính và phát triển dự án mới.
Ảnh Shutterstock.
Cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp loại này tăng mạnh, trong khi tính khả thi của việc tăng vốn chưa rõ ràng.
Công ty cổ phần Đầu tư Tài chính Hoàng Minh (KPF) công bố quyết định của Hội đồng quản trị thông qua việc phát hành thêm 39,95 triệu cổ phiếu, gấp hơn 2 lần lượng cổ phiếu đang lưu hành. Nếu thành công, vốn điều lệ của KPF sẽ tăng từ 180 tỷ đồng lên 579 tỷ đồng.
Cụ thể, KPF dự tính chào bán 36 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tỷ lệ 1:2 (sở hữu 1 cổ phiếu được mua 2 cổ phiếu).
Tiếp theo là chào bán riêng lẻ 2,1 triệu cổ phiếu với giá 30.000 đồng/cổ phiếu, gấp đôi thị giá cổ phiếu KPF. Với phương án này, doanh nghiệp hướng tới 2 nhà đầu tư là Công ty Đầu tư Bất động sản Happy House và Công ty TNHH Central Capital Finance.
Ngoài ra, KPF sẽ chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 10%, tương đương 1,8 triệu cổ phiếu mới sẽ được phát hành.
Video đang HOT
KPF cho biết, Công ty sẽ dùng 424 tỷ đồng thu được từ đợt phát hành và vay ngân hàng thêm 106 tỷ đồng để góp vốn mua cổ phần Công ty TTC Deluxe Sài Gòn (294 tỷ đồng) và góp vốn hợp tác đầu tư dự án Khu phức hợp và nhà ở Phước Lợi – giai đoạn 1 (226 tỷ đồng).
Điều đáng nói là kế hoạch gọi vốn hoành tráng của KPF không song hành cùng hiệu quả doanh nghiệp. Nửa đầu năm nay, KPF chỉ đạt doanh thu 8 tỷ đồng, giảm 97% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận sau thuế 1,8 tỷ đồng.
Công ty cổ phần Sara Việt Nam (SRA) thì dự kiến phát hành thêm hơn 43 triệu cổ phiếu, tăng vốn gấp 3 lần hiện nay.
Cụ thể, SRA dự kiến phát hành 7,2 triệu cổ phiếu chi trả cổ tức năm 2019 cho cổ đông từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Đồng thời, SRA sẽ chào bán 18 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tỷ lệ thực hiện là 1:1 và phát hành riêng lẻ 18 triệu cổ phiếu cho 6 nhà đầu tư với giá chào bán bằng mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu.
Thu về 360 tỷ đồng, SRA dự kiến dành 180 tỷ đồng đầu tư dự án xây dựng Khu xử lý rác thải y tế tập trung Quảng Ninh (150 tỷ đồng) và bổ sung vốn lưu động (30 tỷ đồng).
180 tỷ đồng còn lại sẽ được Công ty sử dụng để đầu tư dự án xây dựng khu xử lý rác thải y tế tập trung Thái Nguyên (150 tỷ đồng) và bổ sung vốn lưu động (30 tỷ đồng).
Vốn điều lệ SRA dự kiến sau 3 đợt phát hành sẽ tăng từ 180 tỷ đồng lên mức 612 tỷ đồng. Tuy nhiên, kế hoạch tham vọng của SRA không được hỗ trợ bởi hiệu quả kinh doanh sáng sủa.
6 tháng đầu năm nay, SRA ghi nhận doanh thu 156 tỷ đồng và lãi ròng gần 17 tỷ đồng, lần lượt giảm 2% và 58% so với cùng kỳ.
Một doanh nghiệp khác là Công ty cổ phần Licogi 13 (LIG) vừa thông qua phương án phát hành 21,3 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược với giá 10.000 đồng/cổ phiếu.
Danh sách nhà đầu tư chiến lược gồm 12 cá nhân, trong đó 11 cá nhân cùng mua 1,78 triệu cổ phiếu, còn một cá nhân mua 2,65 triệu cổ phiếu. Tỷ lệ sở hữu dự kiến của nhóm 12 nhà đầu tư sau phát hành là 32,82%.
Với số tiền huy động 213 tỷ đồng, LIG có kế hoạch góp vốn 160 tỷ đồng vào các dự án thủy điện Sông Nhiệm 3, điện gió Hướng Hóa 1 và Hướng Hóa 2, số tiền còn lại 53 tỷ đồng sẽ dùng bổ sung vốn lưu động để tăng khả năng thanh toán, giảm nợ vay.
Khác với SRA, hiệu quả kinh doanh của LIG sáng sủa hơn khi 6 tháng đầu năm 2020 đạt 1.084 tỷ đồng doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế đạt 12 tỷ đồng, tăng lần lượt 2% và 22% so với cùng kỳ.
Trên sàn chứng khoán, sau thông tin tăng vốn, giá cổ phiếu SRA bật tăng khá mạnh. Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/8, thị giá SRA đạt 14.000 đồng/cổ phiếu, tăng 26% trong 4 phiên gần đây.
Mã LIG cũng có phản ứng tương tự khi tăng trần 3 phiên liên tiếp kể từ khi Công ty công bố kế hoạch tăng vốn.
Chốt phiên 24/8, giá cổ phiếu LIG đóng cửa tại mức 4.100 đồng/cổ phiếu. Riêng mã KPF không tăng giá, tiếp tục giữ nguyên mức 15.000 đồng/cổ phiếu, với thanh khoản rất thấp.
Dòng tiền đầu tư phản ứng nhanh với một số mã có câu chuyện tăng vốn, nhưng xét trên hiện trạng doanh nghiệp, nếu hiệu quả kinh doanh không cải thiện và các dự án định đầu tư không cho thấy hiệu quả rõ ràng, khả năng doanh nghiệp gọi được vốn mới là rất nhỏ.
Trước đà tăng của các mã “ăn” theo thông tin tăng vốn, một số nhà phân tích cho rằng, nhà đầu tư nên thận trọng, bởi sóng thông tin dễ vỡ khi các kế hoạch gọi vốn cho thấy thiếu tính khả thi.
Tân Hiệp Phát trở thành nhà đầu tư chiến lược của Yeah 1
Theo thông tin từ Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE), bà Trần Uyên Phương vừa thông báo trở thành cổ đông sở hữu 6,7 triệu cổ phiếu Tập đoàn Yeah1 (mã chứng khoán: YEG), tương ứng 21,61% vốn điều lệ. Trước đó, bà Phương sở hữu 708.410 cổ phiếu YEG, tương ứng 2,26% vốn điều lệ.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet
Bà Trần Uyên Phương là con gái ông Trần Quí Thanh, Tổng giám đốc Tập đoàn Nước giải khát Tân Hiệp Phát. Với 4 nhà máy trải rộng trên cả nước, sản phẩm của Tân Hiệp Phát không chỉ có mặt ở 63 tỉnh thành mà còn xuất khẩu đến gần 20 quốc gia trên thế giới.
Với những thay đổi về tỷ lệ sở hữu gần đây, bà Trần Uyên Phương là cổ đông nắm giữ cổ phần lớn thứ hai tại Tập đoàn Yeah1, xếp sau ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống (sở hữu 25,52% vốn điều lệ).
Hoàng Việt
Theo baodauthau.vn
GEX chào mua 95 triệu cổ phiếu VGC Số lượng cổ phiếu của GEX sau đợt chào mua tại VGC dự kiến là gần 207 triệu cổ phiếu, tương đương hơn 46%. GEX chào mua công khai cổ phiếu VGC. Ảnh minh hoạ Tổng Công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam (mã GEX) vừa công bố sẽ chào mua cổ phiếu của Tổng Công ty cổ phần Viglacera (mã...